|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnVịt nhà ai lưu lạc nhà ai? 02. 08. 10 - 11:45 pmMai ChiTrước khi bàn tới những con vịt của Trần Đức Quỷ và những con vịt của Wim Delvoye, xin mời các bạn dành một phút nghe ca khúc này: He’s So Fine (tác giả Ronald Mack sáng tác cho ban nhạc nữ The Chiffons, phát hành vào tháng 12 năm 1962, giữ vị trí số 1 ở Mỹ trong vòng bốn tuần). Tiếp theo, mời các bạn nghe bài hát này: My Sweet Lord (tác giả là George Harrison của ban nhạc The Beatles, được tung ra thị trường vào tháng 12 năm 1970, cũng giữ vị trí số 1 trên chart Mỹ trong vòng 4 tuần, và sau này được tạp chí chuyên ngành Rolling Stones xếp vào danh sách 500 bài hát hay nhất mọi thời đại). Hẳn các bạn, cũng giống như hàng triệu người trước các bạn, nhận thấy sự giống nhau giữa hai bài hát này. Mặc dù có rất nhiều yếu tố khác nhau: giọng hát, tốc độ, cách phối nhạc, thậm chí hồn bài hát (bài đầu là về yêu đương trai gái, bài sau có tính tín ngưỡng như một thánh ca), sự giống nhau là không thể phủ nhận. Nó nằm ở motif, hay câu nhạc, cốt lõi của một ca khúc. Trở lại với đàn vịt của Trần Đức Quỷ: và đàn vịt của Wim Delvoye: Mặc dù có nhiều yếu tố khác nhau (mầu sắc, chất liệu, hình dáng, số lượng vịt, không gian trưng bày v.v…), sự giống nhau ở đây là đáng kinh ngạc. Giống như hai bài hát có giai điệu giống nhau, hai tác phẩm này trùng nhau trong ý tưởng cốt lõi: những con vịt rúc đầu vào thân sau của nhau. Liệu điều này đã xảy ra như thế nào? Có thể Quỷ đã được xem ảnh hay nghe kể về sáng tác của Delvoye? Có thể Delvoye, nghệ sĩ người Bỉ, đã cóp nhặt ý tưởng của Quỷ? Theo một bài báo cách đây không lâu, “Sau triển lãm, Quý định thuê ô tô chở những con vịt gốm ra sông Hồng vứt đi, may sao có mấy tay người Bỉ ghé ngang, thấy thích liền mua. ‘Giờ đàn vịt ấy đang lưu lạc xứ người rồi’, Quý thở dài.” Bỉ là một quốc gia nhỏ, biết đâu Wim Delvoye đã gặp “mấy tay người Bỉ” nói trên trong một tiệc rượu nào đó? Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được câu trả lời. Vào tháng 2 năm 1971, Bright Tunes, công ty giữ bản quyền của “He’s So Fine”, phát đơn kiện George Harrison. Tòa án liên bang Mỹ cần tới năm năm, với sự phân tích mổ xẻ của một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu âm nhạc, để đi tới kết luận vào năm 1976, một kết luận không làm bên nào vừa lòng. Có vẻ như vụ Quỷ – Delvoye này cũng có độ phức tạp tương tự.
* Bài liên quan: – Đàn lợn mất đầu của Quỷ
Ý kiến - Thảo luận
11:17
Friday,6.8.2010
Đăng bởi:
Châm Hoàng Vũ
11:17
Friday,6.8.2010
Đăng bởi:
Châm Hoàng Vũ
Không tin được dù đó là sự thật. Ở đời này thiếu gì chuyện tương tự xảy ra. Anh Hug có quyền viết như vậy. Nhưng tôi nghĩ: Anh thử viết theo kiểu - vẫn tin được vì đó là sự thật xem sao! Người có cách viết như anh chắc phải là một người thâm thuý lắm. Mà người có trình độ tầm anh không bao giờ lại suy xét phiến diện một chiều đúng không? Tôi rất muốn được xem anh viết chiều ngược lại ý kiến trên và kết luận. Vì nói oan cho người khác cũng là tội ác anh nhỉ. Quỷ nó có ngu đâu mà lại làm y xì người khác!
13:05
Wednesday,4.8.2010
Đăng bởi:
Hug
Anh Thợ vô tội và Người Nghệ sĩ
hay Anh làm con lợn, con vịt mà Vim là "Vim" QUÝ Tên khai sinh của "nhà điêu khắc gia" quốc tịch VIETNAM là Trần Đức Quý nhưng dường như chuyến sinh hoạt thăm thú ở nước cộng hòa Pháp đã chia đôi cuộc đời hoạt động của anh. Hiện nay tên anh là Trần Đức "Quỷ"- Đây không chỉ là sự tấn phong nghệ danh của mình mà dường như nh ...xem tiếp
13:05
Wednesday,4.8.2010
Đăng bởi:
Hug
Anh Thợ vô tội và Người Nghệ sĩ
hay Anh làm con lợn, con vịt mà Vim là "Vim" QUÝ Tên khai sinh của "nhà điêu khắc gia" quốc tịch VIETNAM là Trần Đức Quý nhưng dường như chuyến sinh hoạt thăm thú ở nước cộng hòa Pháp đã chia đôi cuộc đời hoạt động của anh. Hiện nay tên anh là Trần Đức "Quỷ"- Đây không chỉ là sự tấn phong nghệ danh của mình mà dường như những ý tưởng thông minh thoang thoảng mùi phomát trong các tác phẩm của anh nhiều dần và gây chú ý cứ từ trên trời rơi xuống. WIM Wim Delvoye là người Bỉ gốc nói tiếng pháp, nên hình ảnh các tác phẩm của anh xuất hiện ở paris cùng là một điều bình thường. Mời các bạn xem Wimdelvoye.com - thành phố WIM được chia thành nhiều vung nội dung rất ý nghĩa: tôn giáo (con người và lòng tin), Nhà máy (con người và kinh tế sản xuất, Công viên; vườn thú (con người & thiên nhiên + các sinh vật khác);... đó là một kế hoạch xây dựng hệ thống nội dung giữa con người và các yếu tố xung quanh con người bắng các biểu hiện nghệ thuật sáng tạo, pha chút nổi loạn và những trải nghiệm phi truyền thống nhưng rất nghiêm túc. VIM và Quỷ. Vĩ mô và Vi mô chỉ khác nhau 1 dấu ~ .Trong bối cảnh toàn cầu hóa, 1 vật phẩm trong 1 số trường hợp giá trị chất xám, sáng tạo nội dung của tác phẩm được đánh giá ý nghĩa cũng như kinh tế nhiều hơn so với các yếu tố sáng tạo ra vật phẩm đó, tuy nhiên hành vi sao chép 1 ý tưởng của công dân Trần Đức Quý sẽ không có tòa án quốc tế, hay một thẩm phán nào xét xử, khác gì Bill Gates đến kiện các của hàng bán CD ở Lý Nam Đế- Hà nội. Nên chuyện Ai ăn cắp ý tưởng của ai sẽ không còn được bàn tới. Nhưng là một người yêu nghệ thuật tôi rất cám ơn anh Quý, nếu không có anh làm con lợn và con vịt, chúng tôi những công dân yêu nghệ thuật nói chung ở Việt Nam không biết đến ngài VIM - Thành phố VIM. (Ngay từ khi anh làm con lợn năm 2004 một số người khôn ngoan đã biết đến WIM rồi nhưng họ im lặng). Tôi – Công chúng nghĩ về VIM và QUỶ Những hành vi sử dũng như yếu tố sáng tạo nội dung (chất xám) của người khác để thực hiện các vật phẩm mình và tự cho là nghệ thuật thì không được đạo đức. Chuỗi sáng tác và hạnh phúc nghệ thuật của anh quý là việc cá nhân của anh. Như nhận định của công chúng trong xã hội "dân chủ" là hạnh phúc của họ. Cá nhân tôi phủ định hai từ "nghệ sĩ" Trần Đức Quý; Quỷ (nếu có)đồng nghĩa các vật chất do anh đã tạo ra chỉ được coi là vật phẩm mang xu hướng nghệ thuật hóa. Tôi không tin "Nghệ thuật" tôi chỉ tin "Nghệ sĩ" thông qua "tác phẩm nghệ thuật". Xin Chân thành cảm ơn anh Quý và Nghệ sĩ Wim Delvoye. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp