Khác

In:Act tại Tadioto: Xúc giác, vị giác, và tự do 13. 08. 10 - 7:26 pm

La Nguyen

IN: ACT
WORKSHOP do Nhà Sàn tổ chức tại nhiều địa điểm
Các nghệ sĩ nước ngoài và Việt Nam tham gia

 

14h20, 11. 8, trên tầng 3 tại Tadioto, buổi workshop tiếp theo của chương trình IN:ACT tiếp tục.
Mọi người đến đông kín cả phòng, một vài người còn phải đứng bên ngoài cửa sổ nhóng vào xem. Chừng 50 người nhồi nhét trong căn phòng nên có muốn nhúc nhích ra vào cũng khó.    

Người đầu tiên thuyết trình là Rebecca Cunningham. Cô quan tâm đến đề tài cộng đồng, đến sự tin tưởng trong cộng đồng. Sau khi thuyết trình, cô đưa ra một sợi dây, mời mọi người cầm vào. Sau một lúc, sợi dây rối, tạo thành một mạng lưới. Rebecca muốn cho mọi người thấy một mạng lưới kết nối trong xã hội là như thế nào.    

Người tiếp theo là Lại Thị Diệu Hà, cô giới thiệu về các performance của mình, đặc biệt gây shock là các performance diễn ra tại Nhật. Trong performance đó, cô đã dùng dao cạo râu cạo lông bộ phận kín, dùng dao rạch, rồi châm thuốc hút dí vào vết đau, cô tự hành xác để quên đi nỗi cô đơn của mình.

Sau đó mọi người được mời xuống không gian tầng hai để xem performance của các nghệ sĩ. Lại Thị Diệu Hà là người bắt đầu.
    

Cô nói, bình thường chúng ta chỉ hôn những người yêu thương, nhưng hôm nay tôi muốn mọi người lên hôn tôi, một nụ hôn thật sự. Có rất nhiều người tham gia, ôm hôn cô rất lâu. Cô nhắm mắt, cảm nhận từng nụ hôn, có khi rơm rớm nghẹn ngào.    

Sharon Chin hôn Diệu Hà

   

Phương Linh lên ôm hôn Diệu Hà

Đến lúc cuối, cô lôi ra khỏi miệng hai miếng gạc trắng được gấp nhỏ, rồi khóc, nghẹn ngào nói rằng: cô rất giống mẹ, không thể béo lên, (nên mặt không thể tròn trịa?), cô đã phải dùng biện pháp này suốt 10 năm nay: độn hai miếng gạc nhỏ này vào giữa răng hàm vào má, làm cho khuôn mặt đầy đặn hơn, cứ ba ngày thay gạc một lần). Những miếng gạc này, theo Diệu Hà, thật quý giá đối với cô. Chúng giúp cô đẹp lên, tuy 10 năm nay cô không hề hôn ai. Vừa nói cô vừa vén tóc lên để khán giả có thể nhìn thấy khuôn mặt thật của mình.

Lại Thi Diệu Hà xúc động khi chia sẻ cùng người xem

 Tiếp đến Kana. Trong phòng, trên chiếc bàn, đã có sẵn một tảng nước đá. Kana đặt một quyển sách lên, giở ra, đi chậm quanh tảng đá một vòng rồi húp xùm xụp nước chảy ra từ tảng đá (mà không nuốt). Có lúc cô quỳ xuống, rê rê quanh bàn được một vòng lại dừng lại húp nước đá.

Tiếp tới, cô bò ra cửa ban công, nhổ nước trong miệng ra. Chuỗi hành động này cứ thế lặp đi lặp lại ngày một nhanh hơn. Động tước nhổ nước nhẹ nhàng lúc trước về sau đã thành nhổ toẹt thật nhanh, đến nỗi không sao chụp ảnh kịp!

  

  

Về cuối, Kana kết hợp việc vừa đi quanh bàn vừa nói vài từ tiếng Nhật. Cuối cùng, cô ôm cả tảng nước đá lao ra cửa, vứt xoẹt luôn một phát ở ban công.   

Chuỗi ảnh trình diễn của Kana.

Kế là Sharon Chin, người có nhiều tác phẩm thú vị. Thí dụ như khi đến Nhật, cô thấy trên một chiếc cầu có những đoạn viết đầy chữ; cô chụp lại ảnh từng đoạn, rồi ghép thành một bức ảnh dài bằng chính cái cầu đó. Hoặc như tác phẩm Monsters, cô làm trong một không gian tối, người xem cầm đèn pin đi vào, chiếu lên sẽ thấy những bức ảnh quái vật có tên những quyển sách cấm.
 

Sharon Chin thuyết trình

Lần này, Sharon đề nghị mọi người đứng nối nhau thành vòng tròn quanh căn phòng, hai điểm nút là Bill Nguyễn và Phương Linh (hai bạn này – và chỉ duy có hai bạn này – có bút và một tờ giấy dán vào lưng người phía trước).

Sharon đưa bút cho Phương Linh để cô vẽ lên tờ giấy đặt trên lưng người phía trước

Bắt đầu, Bill vẽ bản đồ Việt Nam trên tờ giấy dán ở lưng của người phía trước, người này dùng tay vẽ vào lưng người kế tiếp. Người kế tiếp lại dùng tay vẽ vào lưng người kế tiếp theo cảm nhận có trên lưng mình. Hai bức hình mà Bill và Phương Linh vẽ lại là sản phẩm của chuỗi “hình hóa xúc giác đó”.

Mọi người đặt tay lên lưng người phía trước để vẽ.

Sang phòng bên, tiếp tục với Rebbeca, cô dán một tờ poster trên góc tường, như một bài thơ…

 

… còn cô ngồi dưới sàn, trước một tấm trải cùng rất nhiều đồ vật như giấy ăn, sổ, áo mưa, đũa, khẩu trang…, như một người bán lề đường, và mọi người có thể lấy free những món đồ đó. Khi mọi người đã lấy hết, cô thu dọn đồ rồi đứng dậy, và tất cả được dồn về đứng quanh phòng để xem một bạn tên Vân trình diễn.

Một bạn tên Vân, được giới thiệu là sinh viên mỹ thuật, lần đầu tiên làm performance. Trước tiên cô ngồi, nhìn ngó xung quanh, lấy ra hai chiếc áo đen và trắng.

Cô mặc chiếc áo đen vào, rồi cởi ra, mặc chiếc áo trắng, xong mặc thêm chiếc áo đen…     

  

Rồi lại cởi ra, mặc vào, áo này trên áo kia…  

  

Cô đeo thêm một chiếc bịt mắt…

  

  

… ngồi quằn quại một lúc lại tháo ra, lôi từ trong túi ra một chiếc kéo to, cắt một đoạn tóc.

  

  

  

Xong cô đứng lên, cởi chiếc áo đen…

 xé toạc chiếc áo trắng. Kết thúc.  

 

  

Các buổi workshop chính thức của In:Act sẽ diễn ra vào hai tối 13 và 14. 8. Mời các bạn tham dự tại Nhà Sàn.

 

**

Bài liên quan: 

Đây là IN: ACT
Ngày đầu tiên của IN: ACT Lắng nghe, cố nghe, và chăm chú
IN: ACT tại Tadioto: xúc giác, vị giác, và tự do
Chịu dựng lẫn nhau
Một câu hỏi không thể hay hơn

Có nghĩa – vô nghĩa?
Xem bạn, xem ta…
Vui, điên, đẹp, bạo, và…
Lần này thì bạn thua ta

Ý kiến - Thảo luận

10:29 Sunday,27.5.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Tôi thấy thú vị với miếng giấy song ngữ "Nothing is free" của Rebecca. Nó cho thấy không thể dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà giữ được tất cả các nghĩa.
Và không chỉ trong ngôn ngữ...

Từ "free" trong tiếng Anh vừa có nghĩa là "miễn phí" (không mất tiền) vừa có nghĩa là "tự do" tùy theo văn cảnh. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt không th
...xem tiếp
10:29 Sunday,27.5.2012 Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng
Tôi thấy thú vị với miếng giấy song ngữ "Nothing is free" của Rebecca. Nó cho thấy không thể dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà giữ được tất cả các nghĩa.
Và không chỉ trong ngôn ngữ...

Từ "free" trong tiếng Anh vừa có nghĩa là "miễn phí" (không mất tiền) vừa có nghĩa là "tự do" tùy theo văn cảnh. Nhưng khi dịch sang tiếng Việt không thể nào giữ được cái nghĩa kép đó, mà chỉ được chọn hoặc là "miễn phí" (như mấy dòng đầu), hoặc là "tự do" (như 2 dòng cuối). Nếu "miễn phí" thì mất "tự do". Nếu chọn "tự do" thì thôi "miễn phí".

Có lẽ đó cũng là lý do vì sao Rebecca không viết thêm dòng "Freedom is free"(Tự do là miễn phí)
vì Tự Do không bao giờ là miễn phí.

Và cũng có lẽ đó là lý do vì sao Rebecca đã đặt cạnh câu "The world is free" (tức: "thế giới là tự do" hoặc "thế giới là miễn phí") nghĩa "Việt hoá" của nó: "Thế giới là Việt", và để người xem tự suy diễn.

Câu "Art is free" vừa có nghĩa "Nghệ thuật là tự do" vừa có nghĩa "nghệ thuật là miễn phí". Nhưng khi Wassily Kandinsky nói: "There is no must in art because art is free" thì ông muốn nói rằng: "Không có cái gọi là 'sự cần thiết' trong nghệ thuật bởi vì nghệ thuật là tự do.
2:07 Sunday,27.5.2012 Đăng bởi:  sơn cao thanh
Chịu thật! họa sĩ không thích vẽ mà chỉ chăm chăm làm các "dự án"-"Đại sứ quán" rồi khóc lóc kể lể mình cô đơn, thèm tình thèm hôn. Thôi thì cũng là một cách biểu hiện mới của NT, tuy nhiên càng ngày càng nhảm nhí, mừng là vẫn có người xem và tiếp tục theo đuổi, hoặc cổ xúy cho cái gọi là NT này..tuy có đi sau thế giới đến cả trăm năm, nhưng "Hậu đổi mới"
...xem tiếp
2:07 Sunday,27.5.2012 Đăng bởi:  sơn cao thanh
Chịu thật! họa sĩ không thích vẽ mà chỉ chăm chăm làm các "dự án"-"Đại sứ quán" rồi khóc lóc kể lể mình cô đơn, thèm tình thèm hôn. Thôi thì cũng là một cách biểu hiện mới của NT, tuy nhiên càng ngày càng nhảm nhí, mừng là vẫn có người xem và tiếp tục theo đuổi, hoặc cổ xúy cho cái gọi là NT này..tuy có đi sau thế giới đến cả trăm năm, nhưng "Hậu đổi mới" ảm đạm quá, ít trò quá hay sao mà ..kinh khủng thật. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả