Điện ảnh

Mạng xã hội đang làm “đần hóa”
công việc phê bình phim?! 29. 04. 13 - 7:14 am

Ann Lee (Metro), Trà My dịch

Những lời bình của dân amateur bên cạnh ý kiến về mạng xã hội của Barry Norman – nhà phê bình phim kỳ cựu

 

Quên đi nhé bỏng ngô với nước ngọt, đi xem phim bây giờ là phải lên facebook, twitter bình xét ngay về bộ phim mình vừa xem để tỏ cho thiên hạ rõ mình thấy phim hay phim dở thế nào.

Mạng xã hội hiện nay trở thành một không gian hoàn hảo cho một chút khoe mồm sướng miệng về điện ảnh dù giải trí hay nghệ thuật mà chúng ta vừa mới bỏ tiền ra thưởng thức. Hầu như khán giả nào cũng trở thành một “nhà phê bình” phim thứ thiệt khi cố gắng diễn tả gọn ghẽ những gì mình vừa xem. Xu hướng này chẳng mấy chốc đã được các nhà làm phim để ý, lèo lái theo đường hướng có lợi cho mình: sử dụng quan điểm của những nhân vật bình thường đặt bên cạnh ý kiến của các nhà phê bình xuất chúng. Ví dụ đáng kể tới gần đây nhất là trên áp phích quảng cáo cho phim The ImpossibleThảm hoạ sóng thần (2012), bên cạnh review của các nhà phê bình lâu năm người ta còn nhìn thấy cả lời nhận xét của một cô sinh viên ngành thời trang tên Katie Kelly như sau: “Phim hay và đáng xem, làm cho bạn nhận ra điều gì thực sự quan trọng trên đời“. Trên thực tế, chiều hướng nào đang thu hút khán giả? Họ muốn nhận những lời giới thiệu phim từ những khán giả đồng cấp hay từ “dân chuyên” dành cả một đến vài thập kỷ trong phòng tối xem hàng trăm bộ phim mỗi năm?!

Siskel và Ebert có lẽ là cặp phê bình phim hay nhất (hình minh họa, không thuộc bài viết gốc)

Barry Norman, nhà phê bình phim kỳ cựu 79 tuổi cực lực phản đối việc trầm trọng hoá các nhận xét về phim của công chúng trên mạng xã hội. “Ý kiến của mỗi cá nhân chỉ có giá trị đối với anh ta, chẳng có ảnh hưởng gì đến ai hết… Internet ở đó, có hàng triệu người post lên ý kiến của mình, bạn chả biết họ là ai, bao nhiêu tuổi, đã xem bao nhiêu phim. Nói thật tôi chẳng quan tâm tí nào đến những người đó, theo tôi họ không đáng tin”.

Norman đã có thâm niên 26 năm làm chủ show BBC’s Film, hàng tuần theo dõi đưa ra bình xét về thị trường phim và phỏng vấn nhân vật. Ông từng phỏng vấn Elizabeth Taylor, Brigitte Bardot, John Wayne, Tom Cruise, Michelle Pfeiffer, Al Pacino và Tom Hanks cùng nhiều người nổi tiếng khác. Barry đặc biệt thích lối phê bình của Philip French cho tờ The Observer và Roger Ebert của Chicago Sun-Times.

Với Barry Norman, điều làm nên một nhà phê bình phim đúng nghĩa đơn giản là “Honesty” – chân thành. “Dù bạn có nói gì về bộ phim, đó phải thực sự là điều mà bạn tin tưởng”. Ông nói: “Có hai loại phê bình mà tôi thật tình chẳng bao giờ thèm để ý. Một là loại dùng phim để tự quảng cáo cho bản thân. Hai là loại đi đọc tất cả phê bình của người khác rồi chọn lấy cho mình chiều bình trái ngược ra vẻ ta đây thông minh hơn hết thảy”. Cả hai loại phê phim này, Norman đều cho là “bullshit” và nên mặc xác nó không cần quan tâm.

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nơi mà mọi ấn phẩm đều sử dụng Twitter, Facebook làm phương tiện truyền thông nhanh chóng tức thời, liệu thời kỳ hoàng kim của các nhà phê bình phim đã đến ngày cùng tháng tận?

Tất nhiên ở Mỹ chuyện này có xảy ra. Tôi nghĩ nó thật là ‘man rợ’. Rất nhiều tờ báo của Mỹ đang bỏ dần mục bình phim để độc giả có thể theo dõi thông tin trên mạng. Tôi thấy sự thay thế này chẳng tốt chút nào”, Norman bày tỏ. Ông tin rằng, sự khác biệt giữa nhà phê bình chuyên nghiệp và những kẻ nghiệp dư hành nghề trên Facebook là ở chỗ: “Người bình chuyên nghiệp thì đã phải xem bao nhiêu là phim, hơn các bạn amateur rất nhiều. Có như thế người ta mới trang bị đầy đủ kiến thức, thế giới quan để mà đánh giá bộ phim mà họ xem”.

Charles McDonald, người có thâm niên 35 năm làm truyền thông điện ảnh cũng cho rằng không có chuyện Twitter hay Facebook sẽ làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của nghiệp phê bình chuyên nghiệp. Tuy nhiên, anh đồng ý, với sự tương tác và nhanh nhạy của mạng xã hội, việc kích thích đám đông, điều tiết một số chiều tác động vào bộ phim là hoàn toàn có thể có. McDonald nói, việc nhận xét về phim trên mạng xã hội có thể được coi như một trường phái phê bình khác, nơi mà các “nhà phê bình” tha hồ kiếm view từ việc bày tỏ quan điểm về bộ phim…

 

*

Bài liên quan:

– Mạng xã hội đang làm “đần hóa” công việc phê bình phim?! 
– Ai đang đần bỗng được khôn ra nhờ mạng xã hội?

Ý kiến - Thảo luận

21:09 Tuesday,30.4.2013 Đăng bởi:  phale
Thực tế thì nhà phê bình Ebert có facebook, có twitter; cũng không chê bai người nghiệp dư bình phim. Ông ấy chỉ khuyên là nên xem càng nhiều phim càng tốt để viết bình phim tốt hơn thôi. Có vài bé thích phim, xem phim từ nhỏ và tập bình nghiệp dư, gửi lên Ebert và
...xem tiếp
21:09 Tuesday,30.4.2013 Đăng bởi:  phale
Thực tế thì nhà phê bình Ebert có facebook, có twitter; cũng không chê bai người nghiệp dư bình phim. Ông ấy chỉ khuyên là nên xem càng nhiều phim càng tốt để viết bình phim tốt hơn thôi. Có vài bé thích phim, xem phim từ nhỏ và tập bình nghiệp dư, gửi lên Ebert và Ebert cũng khen trên blog của ông. 
Mạng xã hội được cái là nhanh gọn, và chọn lọc. Ví dụ như nếu có bạn "cùng gu" trên facebook, thì phim người ấy thích sẽ có nhiều khả năng là mình cũng thích. Bạn mà khoái thể loại giả tưởng, ghét phim lịch sử, thì có khả năng là bạn sẽ không thích Lincoln dù bản thân cũng biết rằng phim này hay; còn phim Star Trek thì dù không bằng Lincoln nhưng kẻ mê sci-fi sẽ mê nó hơn là Lincoln. Còn người bình phim thể nào cũng phải khách quan, nên đôi khi lên Facebook nghe bạn bè cùng hội bình nó lại hợp khẩu vị. 
Rồi người nào mà mê hoạt hình Nhật là toi! Ebert có phê bình vài phim của Miyazaki thôi, chứ còn hàng chục series và phim hoạt hình Nhật rất hay nữa, Ebert đâu có xem để mà bình với luận, cuối cùng vẫn phải nhờ vô net để đi kiếm mấy phim này. Chưa kể đến những phim "không phải của Mỹ"; mấy "nhà phê bình phim kỳ cựu" trong bài đa số là xem phim Hollywood hoặc phim kinh điển xưa, họ có xem những phim quốc tế (như Ebert rất thích đạo diễn Ozu), nhưng chẳng thể nào bao luôn các phim mới cập nhật của Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran... họ chỉ xem những phim tiêu biểu của nước ngoài thôi, nên nếu muốn biết phim mới của anh Jang Dong Gun nó ra làm sao thì cũng phải facebook vậy. 
Không biết ông Barry Norman thế nào, chứ Ebert có vẻ  không quan tâm lắn, ai bình gì ở đâu thì bình, ông cứ viết bài cần mẫn theo kiểu của ông, chẳng để ý nhiều lắm đến thiên hạ đang chê khen cái gì.  
20:13 Tuesday,30.4.2013 Đăng bởi:  bị đấm vào tai

@ Vũ
Tôi nghĩ ai đó "khó chịu", hay "đồng tình" thì là chuyện cảm tính (cảm tính quan trọng chứ). Nhưng lực lượng (lý luận) phê bình ở đâu yếu thì văn hóa (nghệ thuật) ở đấy tậm tịt, dễ "mắc bệnh".
Ý tôi là trong mọi lĩnh vực, nhất là nghệ thuật, tiếng nói chuy&
...xem tiếp

20:13 Tuesday,30.4.2013 Đăng bởi:  bị đấm vào tai

@ Vũ
Tôi nghĩ ai đó "khó chịu", hay "đồng tình" thì là chuyện cảm tính (cảm tính quan trọng chứ). Nhưng lực lượng (lý luận) phê bình ở đâu yếu thì văn hóa (nghệ thuật) ở đấy tậm tịt, dễ "mắc bệnh".
Ý tôi là trong mọi lĩnh vực, nhất là nghệ thuật, tiếng nói chuyên nghiệp là quan trọng bậc nhất. Lý luận thanh nhạc ở Việt Nam gần bằng không (có 1 cuốn của bà Hồ Mộ La) nên bài hát của ta hôm nay như một thứ tra tấn (nghĩa đen). Nghệ thuật VN đang thụt lùi vì sáng tác để chào mừng dịp gì đó, và sáng tác theo kiểu tự biên tự diễn, các nghệ sĩ đeo đủ danh hiệu kiểu "ngồi nhầm lớp". Tình trạng này kéo dài lâu rồi (hơn 20 năm, chắc thế).
Riêng ý của bạn về việc đưa bài cho báo VN thì tôi rất đồng tình. Đồng bệnh tương liên!
Mỹ thì họ chưa làm sao đã kêu toáng lên. Ta lên The New Yourk Times chẳng hạn, sẽ thấy họ nắn nót bình từng cuộc công diễn vở mới, phim mới ra sao. Trang văn hóa trên báo này hấp dẫn lắm, thật đấy. Có điều họ không sa đà, không quá "thày đồ" (học thuật) để ai cũng xem được. Xin góp vài ý, ý để ngoài lời. Thân ái,

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

GMO: Chuông nguyện hồn ong

Pha Lê sưu tầm từ nhiều nguồn và dịch

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả