|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhStar Trek 2: Cũng may hồi xưa J.J từng làm phim truyền hình 23. 05. 13 - 6:58 amPha Lê tổng hợpKhông gì ngán bằng xem phải một phim nửa mùa, nghệ thuật chẳng ra nghệ thuật và giải trí cũng không giải trí được. Cái đáng khen của Star Trek 2 là phim này tự biết rằng mình chỉ để giải trí thôi, nó trung thành với series Star Trek gốc và không cố làm quá màu mè. Câu chuyện của Star Strek 2 nói gọn thì là thế này: vào năm 2260s, tàu không gian đã trở thành phương tiện khám phá vũ trụ cũng như công cụ trị an trong quân đội, trong đó có đội quân của tổ chức gìn giữ hòa bình Starfleet. Trong phần 2, thuyền trưởng James T. Kirk và thuyền phó Spock của tàu vũ trụ USS Enterprise thuộc Starfleet nhận lệnh tiêu diệt tên phản bội John Harrison, nhưng trên đường truy bắt John, phi hành đoàn của Kirk khám phá thêm nhiều âm mưu khác mà họ chưa từng biết. Đi theo Kirk và Spock có kỹ sư Scott, bác sĩ Bones, Trung Úy Uhura, hoa tiêu Chekov, chuyên viên khoa học Alice… Ai là fan của series Star Strek thì sẽ không lạ gì những nhân vật này. Nhưng dưới tay của đạo diễn J. J. Abrams, người nào không biết tí gì về series truyền hình Star Trek (thậm chí không xem phim Star Trek phần 1) cũng hiểu được phần này, giải trí mà! J. J cũng biết điều đó nên không vòng vèo gắn kết ba cái triết lý sâu xa vào phim làm mất thì giờ. Cốt truyện đơn giản và tình tiết cũng có lúc rập khuôn, nhưng J. J chăm chút để các cảnh hành động cũng có một tí hài hước, suy nghĩ, và nhân vật cũng có chút tính toán để giải quyết vấn đề, chứ không chỉ là bắn súng ỳ xèo. Lời thoại không phải quá xuất sắc nhưng ít ra nó cho thấy người viết có nghiên cứu và học hành đàng hoàng, tác giả kịch bản thật sự không viết thoại bằng cách tra wiki hay google mà viết từ những gì họ đã biết. Vì thế những ai là fan của Star Trek sẽ thấy phần này hơi lặp lại vài mô-tif của bộ truyền hình cũ. Thì cũng các nhân vật đó, tính cách đó, tình tiết đó; tuy nhiên tôi nghĩ nếu đã yêu thì thấy phim lặp lại một chút cũng không sao. Hẳn là J. J muốn tìm một lớp khán giả mới cho Star Trek, anh không muốn họ bị bỡ ngỡ, dẫn đến việc Star Trek chỉ loay hoay với các khán giả cũ, khiến những khán giả mới vừa xem vừa không hiểu gì. Nội cảnh dựng cho phim được đầu tư rất chi là hoành tráng, cũng phải thôi, phim này có mấy “ngoại cảnh” để mà quay đâu. Phần quay phim thì tàm tạm, cảnh này liên tục cắt sang cảnh kia; ai đã xem Super 8 của J. J thì cũng hiểu rằng vị đạo diễn này không thuộc dạng thích dựng phim theo kiểu ghép nhiều cảnh ngắn thành một cảnh dài, nhưng Star Trek là phim giải trí nên anh chọn phương pháp này để phim được hấp dẫn. Nhưng điều may mắn nhất của bộ phim là: J. J từng mài dũa kỹ năng từ thời còn làm phim… truyền hình. Truyền hình thường bị coi là thấp kém hơn điện ảnh, nhưng ai mà rành phim truyền hình đều biết rằng nghe vậy chứ không hẳn vậy. Điện ảnh thì nếu phải làm việc với một ngôi sao mà bạn không hợp lắm, bạn vẫn có thể nhịn để làm cùng trong vài tháng; chứ truyền hình là một phần quay gần 6-7 tháng, rồi một series có thể có tới 5-8 phần, nghĩa là một nhà làm phim truyền hình sẽ phải sát cánh cùng nhóm diễn viên liền tù tì từ 5-8 năm; nên đa số các đạo diễn này khá kiên nhẫn, biết cách điều phối diễn viên để tránh xích mích. Nhìn vào dàn diễn viên của Star Trek 2 thì bạn sẽ thấy nó khá… thập cẩm: Zachary Quinto trong vai Spock là diễn viên của mảng truyền hình Mỹ, Karl Urban trong vai bác sĩ Scott từng là diễn viên của truyền hình New Zealand (sau này may mắn được Peter Jackson cho một vai nhỏ trong Chúa Nhẫn), Zoe Saldana trong vai Uhura là siêu sao của Avatar. Simon Pegg trong vai kỹ sư Scott là danh hài của Anh, Anton Yelchin trong vai hoa tiêu Chekov từng là một diễn viên nhí khá nổi tiếng, lúc lớn cậu cũng gặt hái thành công với vài phim teen như Fright Night. Tuy mỗi người một kiểu nhưng trong phim họ diễn rất ăn ý, nhịp nhàng, chẳng ai “cướp phần” của ai; J. J đã biết cách hướng dẫn các diễn viên rất tốt, giúp mỗi người phát huy thế mạnh của mình mà không khiến họ bị nhàm hay xích mích với diễn viên khác (ví dụ Simon Pegg rất hài trong vai Scott, nhưng kiểu hài này khác mấy kiểu hài Ăng-Lê anh từng đóng trước đây. Và vẻ hài của Scott lại không đụng độ vẻ hài cùa nhân vật Chekov do Anton thủ vai, vì cách diễn của Anton ngây thơ hơn).
Một lợi thế nữa, là truyền hình luyện cho J. J cách xài nhân vật phụ. Điện ảnh thì đôi khi một diễn viên làm nên bộ phim, như tác phẩm 127 Giờ của Danny Boyle gần như chỉ có mỗi anh James Franco đóng từ đầu đến cuối; còn đa số phim truyền hình (Mỹ) thì có nhiều nhân vật, và nhân vật phụ cũng rất quan trọng. Mỗi tập truyền hình cỡ chừng 45 phút, trong 45 phút ấy đạo diễn cùng kịch tác gia phải vắt óc làm sao có thể sử dụng tốt dàn nhân vật của mình (vì diễn viên nhận một khoản cố định tính theo tập rồi, họ đóng ít thì họ vẫn nhận từng ấy, lỗ chết), làm sao mà nhân vật phụ cũng góp thêm ý nghĩa cho câu chuyện, dù xuất hiện không bằng nhân vật chính nhưng vẫn để lại ấn tượng cho phim. Kỹ năng này của J. J giúp ích cho Star Trek nhiều, vì dàn diễn viên của nó rất đông, chỉ đạo không khéo thì mấy nhân vật phụ chìm nghỉm, trở thành “bình hoa” di động nhằm tô trát cho các ngôi sao chính. Nhưng trong Star Trek thì nhân vật nào cũng có việc làm, cũng thể hiện rõ được cái “chất” và tính cách của mình. Tôi không thích hết các nhân vật của phim, nhưng phải công nhận rằng không ai thừa và không ai thiếu, mỗi nhân vật chính phụ đều có cơ hội thể hiện và có ích cho nội dung phim. Đây là một phim giải trí biết mình biết ta, được làm chắc tay. Nghệ thuật sâu sắc thì dĩ nhiên là không, nhưng nó cũng chẳng cố vì biết rằng với dàn nhân vật đông đảo, với thời lượng đó mà ráng cố thì không chừng sẽ thành nửa mùa; thôi thì Star Trek chẳng phải là chuyển thể từ tiểu thuyết danh giá như Chúa Nhẫn. Vậy là được rồi.
* Lịch chiếu (một số rạp chưa cập nhật lịch chiếu tiếp) Hà Nội Tp.HCM
* Bài liên quan: – Xem Star Trek để… ước chừng Star Wars
Ý kiến - Thảo luận
11:34
Thursday,23.5.2013
Đăng bởi:
candid
11:34
Thursday,23.5.2013
Đăng bởi:
candid
Mình thích Star War hơn Star Trek. Nhớ ngày xưa hồi mới học tiếng Anh, ông thầy người Mỹ dạy ngữ pháp xong lấy ví dụ 1 câu trong phim này:
To boldly go where no man has gone before Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
To boldly go where no man has gone before
...xem tiếp