Kiến trúc

Kinh tế sẽ quyết định bầu hay ống 04. 06. 13 - 7:40 am

Sáng Ánh

Nhà ống phố cổ Hà Nội

“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”

Nhà ống không phải là đặc thù ở Việt Nam. Khi cách 30 mét mới có một con đường, một con ngõ hay một con kênh, thì ở đâu cũng vậy, chiều sâu một lô đất phải là 30 mét (hai mặt đường) và thường là 15. Khi cách 50 mét mới có đường, có hẻm thì chiều sâu một lô là, đơn giản 25. Nếu đây là nơi phố thị, mật độ cao, văn minh tiểu thương tức là văn minh mặt tiền, nhà nào cũng là một cửa hàng gà tần hay bán lẩu thì chiều rộng là 4 hay 5 mét, hay 2 mét rưỡi, những căn nhà phải xoay ngang người mới đi vào được như trong thơ Đinh Linh về Hà Nội. (Nhưng Đinh Linh uống bia nhiều và bụng bự nên xoay ngang vẫn khó, rốt cuộc phải bỏ Hà Nội mà về Mỹ).
So sánh của Nghiêm Toàn rất là nghiêm túc. Amsterdam, Rotterdam là những khu vực mật độ dân số cao (nhất thế giới), phát triển vào thế kỷ 17 khi thủy thủ Hà Lan viễn dương thế giới, thành hình một tầng lớp phố thị và trung lưu. Mô hình này, đâu thì cũng vậy, như ở Venice (Ý) và vô khối, nói chung là tất cả những nơi cùng một điều kiện và cùng một giai đoạn phát triển đô thị. Các phố cảng Âu như La Valette (Malta), St Malo (Pháp), Rhethymnon (Crete)… văn minh tiểu thương cùng thời điểm đều nhà ống tất (dĩ nhiên là với những đặc thù địa phương), và sang các thế kỷ sau, các thành phố thuộc địa ở Á ở Phi, “phố cổ” ở Singapore hay Malacca cũng nhà ống cả, 3 mét hay 5, lúc đầu thì một tầng, sau lên 2, lên 4.

Nhà ống ở Venice. Ảnh:Daniel Sands

Hoa Kỳ là một nơi đất rộng người thưa nhưng cũng có nơi mật độ rất cao, những nơi ‘văn minh mặt biển’ tức là Beach front, mở cửa nhà là ra bãi cát. Những khu này cũng nhà ống, rộng thì 5 hay 7 mét, sâu thì hun hút 30. Ở đây là chuyện hưởng mặt nhìn ra biển, không phải là chuyện thu nhập từ cửa hàng xén, mỗi căn như vầy 5 triệu USD, nếu đại gia muốn bỏ 10, 20 triệu ra thì tìm cách mua 2 hay 4 lô mà phá đi xây mặt tiền cho nó bề thế. 

Một ví dụ nhà ống nổi tiếng khác là Flatiron Building ở New York

Trở lại Amsterdam, mặt tiền đã 4 mét, ở khu buôn hương lại còn phải chia ba chia tư và vào những nơi này lại phải lách ngang người khổ thân chưa.

Nhà còn hơn cả ống ở khu đèn đỏ Amsterdam (một ống chia ba chia tư mặt tiền)

 

Những khu này Hàn Quốc cũng thế (Ảnh: Internet)

  Hong Kong cấm nhà thổ (massage, club, karaoke v.v, là chuyện khác) nhưng không cấm hành nghề bán phấn tự do và cá nhân. Vậy là những căn hộ tập thể đã bé sẵn (các tầng trên, vì mặt tiền ra đường rất quí) được chia 5 xẻ 7 thành những hộ riêng 2 mét trên 4. 

Nhà tập thể ở Hong Kong. (Ảnh: Internet)

 

Bên trong ngăn tầng để có “hộ trong hộ”

 

Một căn “bán phấn” độc lập.

Tóm lại, kinh tế là quyết định cả. Nhà ống là sản phẩm của những điều kiện khách quan trong một giai đoạn phát triển đô thị, trước hết là sự thành hình của tầng lớp tiểu thương. Nếu người Hà Lan không đi biển làm giàu những thế kỷ trước mà chỉ đi săn gấu trắng với lại câu cá trên hồ tuyết đá thì hẳn Amsterdam đã là nhà bầu cách nhau hàng chục thước như một làng Eskimo. Trường hợp nhà mặt biển ở một nước Mỹ mênh mông cũng thành ống nốt, là vì mặt biển cũng giới hạn như mặt tiền phố Hàng Đào và Nam Cali là nơi tập trung nhiều người có của, cộng với trào lưu ngắm sóng làm sang. Nếu Cali không phải là một nơi kinh tế phồn thịnh thì Manhattan Beach hay Newport cũng chỉ là một làng chài như bờ biển nào đó Trung Mỹ. Tương tự vậy, nếu Hong Kong không có luật cấm nhà chứa thì các kiều Hương Cảng đã nhốn nháo lầu xanh hoành tráng và khúc khích đưa người cửa trước rước người cửa sau chứ không ở riêng mỗi nường một hộ 8 mét vuông với lại một cái cửa duy nhất.

Còn chủ nhân Flatiron Building ở New York, chẳng hiểu tư duy ông thế nào, nhưng miếng đất ông sở hữu chỉ có 5, 7 mét bề ngang ở giữa hai góc đường thì đành ở ống và dài chứ biết làm sao.

.

 

*

Bài liên quan

Nhà ống: nếu làm tốt thì đâu có xấu
Kinh tế sẽ quyết định bầu hay ống

Ý kiến - Thảo luận

10:06 Friday,7.6.2013 Đăng bởi:  mai ngoc

@bác SA: ở phương Tây nếu bàn đến phương thức sản xuất là ngườ ta nghĩ đến hình thái kinh tế xã hội, và nghĩ ngay đến Mác, vì đây là học thuyết của ông ấy. Thêm nữa, nói đến kinh tế (nhất là mối quan hệ giữa kinh tế và nghệ thuật) cũng làm ng
...xem tiếp

10:06 Friday,7.6.2013 Đăng bởi:  mai ngoc

@bác SA: ở phương Tây nếu bàn đến phương thức sản xuất là ngườ ta nghĩ đến hình thái kinh tế xã hội, và nghĩ ngay đến Mác, vì đây là học thuyết của ông ấy. Thêm nữa, nói đến kinh tế (nhất là mối quan hệ giữa kinh tế và nghệ thuật) cũng làm ngươì ta liên tưởng đến Mác, khổ vậy. Nếu đọc Kant và Hegel sẽ thấy kinh tế không có một tí gì liên can đến cái đẹp

 
23:14 Thursday,6.6.2013 Đăng bởi:  SA

Mai Ngọc à,
Đâu có ai bàn đến chủ thuyết Mác ở đây, chỉ nói là du mục thì ở lều, và săn bắn ở Bắc cực thì không ở nhà lá mà ở nhà đá, Amsterdam đất chật người đông, khi doanh thương phát triển thì đổ nhau về đấy mà xây nhà ống, đó là
...xem tiếp

23:14 Thursday,6.6.2013 Đăng bởi:  SA

Mai Ngọc à,
Đâu có ai bàn đến chủ thuyết Mác ở đây, chỉ nói là du mục thì ở lều, và săn bắn ở Bắc cực thì không ở nhà lá mà ở nhà đá, Amsterdam đất chật người đông, khi doanh thương phát triển thì đổ nhau về đấy mà xây nhà ống, đó là những điều kiện khách quan. Nhà ống ở VN, cũng thành hình phố thị những nơi khác Đông Nam Á cùng một hoàn cảnh kinh tế và một giai đoạn lịch sử thuộc địa.
Nói qua về Mác, thì ông này không có quê hương nhất định hay là nhất định không có quê hương và có thể dông dài thú vị mà bàn ở một lúc khác và chỗ khác.
Tôi đồng ý là iphone 5 về VN hơi sớm vì chưa sử dụng được chức năng sóng 4G. Nhưng ông Mác không phải là Apple, nếu ép phải sành điệu thì như thế e là thái quá. Nhưng thế thì đạo Hồi không theo được ở Nam Dương vì không có lạc đà?
Để trả lời câu hỏi của Mai Ngọc, thượng từng ở VN là việc đến đền thánh xin săm xin lộc, còn hạ từng là xe con xe máy chở cán bộ tốt nghiệp trường Đảng đến xếp hàng.
Trở lại đề tài của chúng ta, hạ từng là nhà ống, còn thượng từng là xây dựng xấu đẹp thế nào. Trong ví dụ hành nghề mãi dâm cá nhân và độc lập ở Anh, Hong Kong, Hàn quốc, Amsterdam thì hạ tầng là hộ 2m trên 3, còn thượng từng thì phải lại gần mà nhìn hay gõ cửa và tuỳ người đối diện ;-D

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả