|
|
|
|||||||||||||
Tin tứcVĩnh biệt hột nút, Met đã đầu hàng 01. 07. 13 - 3:03 pmMichael Silverberg và Randy Kennedy - Hồ Như Mai dịchNăm đó phim “French Connection” vừa ra rạp. Hai động bóng chày Mets và Yankees đứng hạng tư. Thành phố New York bắt đầu có tên Big Apple trong những chiến dịch quảng cáo. Và cũng trong năm 1971 đó, Bảo tàng Met cho ra mắt hột nút bằng kim loại đủ màu để dùng thay vé vào cửa. Món đồ be bé xinh xinh này lập tức xuất hiện tràn lan ở những hàng lưu niệm tại New York, đứng cạnh các thể loại cốc cà phê theo chủ đề Hi Lạp, áo thun I ♥ NY và những đồng xu để đi tàu điện xưa cũ. Giờ thì hột nút vào cửa ở Met cũng sẽ chịu chung số phận với đồng xu đi tàu điện ngày nào. Thứ Hai, 1. 7. 2013, bảo tàng này chấm dứt 42 năm sử dụng chúng, với lý do chi phí cao mà lại không tiện như hệ thống vé mới bằng giấy, dán bằng miếng dán. Bảo tàng từ nay cũng sẽ chuyển sang mở cửa nguyên tuần, thay vì đóng cửa vào các ngày thứ Hai như trước đây.
Nhưng Thomas và phó giám đốc phụ trách truyền thông Harold Holzer, người chịu trách nhiệm quản lý vào cửa và các dịch vụ cho khách tham quan, đều nói những hột nút này đã trở thành một thứ đồ cổ xa xỉ. “Nói ra thì lạnh lùng, chúng tôi cũng biết những hột nút này là một thương hiệu và một biểu tượng được yêu mến, nhưng giá kim loại thì tăng vùn vụt, trong khi số lượng các cơ sở gia công có giá cạnh tranh ngày càng teo tóp. Đơn giản là trở nên quá đắt. Chúng tôi cũng đã biết trước kiểu gì cũng không tránh được.” Trong suốt 42 năm, hột nút thế mà đã trở thành một thứ “huy chương” của khách du lịch – bằng chứng cho thấy người khách đó không những đã đi thăm thành phố mà còn biết thưởng thức văn hóa cao cấp. Hột nút tự thân cũng đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật, theo như giám tuyển của Met từng mô tả, nó là một loại đồng xu “đa tầng ý nghĩa và đa tầng cách hiểu”. Hột nút của Met từng được dùng trong tác phẩm Dress của Ji Eon Kang, một cái áo đầm làm từ hàng trăm hột nút như vậy, nối với nhau như mắt xích áo giáp cổ. Thiết kế của hột nút còn được đưa vào các thể loại cốc chén và áo thun lưu niệm ở Met. Hàng trăm người yêu mến Met cất công sưu tập hột nút này. (Nếu có đủ 16 màu thì được miễn vé 25 đô, màu sắc hột nút mỗi ngày là chọn ngẫu nhiên.) Vài nét về hột nút vào cửa của Met Thiết kế hiện nay, một chữ “M” từ một minh họa khắc gỗ thế kỷ 16, dựa theo bản vẽ của Leonardo, chính là bản sắc riêng của Met, được dùng làm tiêu đề lớn cho bản tin nội bộ của bảo tàng. Thậm chí cái thông báo rằng Met sẽ mở cửa 7 ngày một tuần cũng vẫn dùng biểu tượng quen thuộc đó; một hàng 6 hột nút thể hiện các ngày trong tuần, thêm một hột thứ bảy cho ngày thứ Hai. “Huy hiệu vào cửa này biến vé bảo tàng không còn là vé nữa.” Ellen Lupton, giám tuyển cao cấp ở bộ phận thiết kế đương đại tại Bảo tàng Thiết kế Quốc gia Cooper-Hewitt, nhận xét. “Với nó, bạn không đơn giản là chỉ mua vé vào bảo tàng: bạn đang đóng góp cho bảo tàng. Đổi lại bạn có được món đồ bé xinh này, lại có tính năng kiểm soát” Các bảo tàng trên thế giới sau đó cũng làm theo, ban đầu dùng hột nút kim loại (và sau này là nhựa). Hột nút của Met cũng thay đổi về kiểu chữ và nội dung (Chữ M từng được viết bằng font Bodoni, và có lúc bảo tàng in luôn “MMA”, thay vì mỗi chữ M) cũng như màu sắc. Hàng trăm màu đã được sử dụng, những màu đang dùng hiện nay đều có biệt danh ngồ ngộ như Mole, Hubba Bubba, Piglet, Poupon. Chiếc huy hiệu 1 inch – từ chuyên môn trong ngành sản xuất huy hiệu vào cửa là “litho tabs”, chính là sản phẩm của Kraus & Sons, một công ty chế tác ở Chelsea, từng làm những chiếc băng-rôn đầu tiên của bảo tàng hồi những năm 1960s.
Để đáp ứng nhu cầu của hơn 6 triệu khách tham quan mỗi năm, bảo tàng đặt hàng mỗi năm bốn lần, mỗi lần 1.6 triệu hột nút, ông Holzer kể lại. Hiện giờ chi phí mỗi cái nút như vậy là 3 cent, tức là cao hơn 2 cent so với mấy năm trước. Trong khi đó tiền in mỗi vé chỉ mất có một penny (khoảng 1.5 cent) mà lại có thêm chỗ để bảo tàng có thể quảng cáo các triển lãm mới, các triển lãm sắp đóng cửa, và, ông Holzer nói thêm, còn có chỗ để “bán lại cho những nhà tài trợ thương mại” dùng làm quảng cáo. Vé giấy cũng sẽ thân thiện hơn với môi trường, mặc dù Met vẫn yêu cầu khách tham quan bỏ lại hột nút trong một cái bát ngay ở cổng để mang đi tái chế. Loại vé sticker mới sẽ có chữ M kiểu Leonardo, gợi nhớ đến hột nút. Nhưng thời nay, khi cái gì cũng được số hóa, người ta chắc chắn sẽ rất nhớ hột nút Met nho nhỏ ăn chắc mặc bền ngày nào. Nhà thiết kế thời trang 46 tuổi Monica Mahoney vừa mới dọn nhà từ New York về Los Angeles. Thứ Năm vừa rồi bà trở lại New York và đi thăm bảo tàng như thường lệ. Bà nói: “Thật buồn. Rồi người ta sẽ sưu tầm hột nút như sưu tầm đồng xu đi tàu điện ngày nào. Nó sẽ chỉ còn là một kỷ niệm của New York” Nhưng cũng có những fan của bảo tàng chẳng thấy nhớ tiếc gì. Ông Malcolm Roberts, 66 tuổi, giáo viên về hưu quê ở Brooklyn nhưng giờ sống ở Lakewood Ranch, Fla, nói: “Hột nút cứ rớt lên rớt xuống, đi trong bảo tàng lắm lúc tôi thấy mình như Hoàng đế cởi truồng vậy. Nếu phải lựa chọn giữa việc mua thêm một bức Monet và duy trì hột nút vào cửa thì bảo tàng nên (để tiền) mua bức Monet.” Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|