|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnAi là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?) 09. 11. 12 - 11:32 amNguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức TùngSOI: Đây là cmt mà cũng là phần tiếp nối của bài Trừu tượng = trừu cái tượng? hay tượng nó trừu? Soi xin được đưa thành bài riêng, nhưng bạn nào lần đầu đọc về chủ đề này thì nên xem cả bài trước nhé.
Ấy, đừng nói rằng bạn đồng ý với tôi.
Hỏi một người Nhật hay người Tàu bình thường rằng hai chữ Hán 抽象có nghĩa là gì khi gắn cho một bức tranh, câu trả lời nhận được sẽ đại loại là: “Đó là bức tranh mà hình ảnh các vật như người, con mèo, ngôi nhà, cái cây, sông, núi đã bị loại ra.” Tôi vừa làm thí nghiệm này với một ông giáo sư Nhật khả kính về hưu đang ngồi ở phòng bên cạnh office của tôi. Đức giáo hoàng cuối cùng đã chọn Giotto làm họa sĩ vẽ bức bích họa của tu viện.
Nguyễn Đình Đăng
Anh Đăng, – anh nói là tranh abstract không bao giờ có liên quan đến hiện thực, chẳng hạn gà abstract không phải là abstract, vậy thì thứ nhất là chú Quân sai, khi trong bài dẫn ra một loạt tranh có xuất xứ hiện thực, từ phong cảnh của Van Gogh đến cây táo, hay như tranh con công mà Soi đưa vào. – nếu abstract không được rút ra từ bất kỳ hiện thực nào, mà bản thân chủ đề đã không liên quan gì đến vật hữu hình thì việc rút hình là rút hình của cái gì? như thế thì việc rút hình chẳng phải vô nghĩa ư?
NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG 1. Tranh của Van Gogh chưa bao giờ là tranh trừu tượng. Tác giả Nguyễn Quân không bảo tranh Van Gogh là tranh trừu tượng mà là “những phát xuất sớm của kỹ thuật và cái đẹp trừu tượng,” tương tự như nói tranh của E. Manet là tiền thân của tranh ấn tượng chẳng hạn, cho dù bản thân Manet chưa bao giờ là một họa sĩ của trào lưu ấn tượng.
PHÓ ĐỨC TÙNG Anh Đăng 1. Tất nhiên em biết Van Gogh không phải họa sỹ trừu tượng. Nhưng nếu nói trong tranh phong cảnh và cây táo có cái đẹp và kỹ thuật trừu tượng, thì có nghĩa là bản thân khái niệm trừu tượng không hoàn toàn loại bỏ nguồn gốc vật định thể hiện là một thực thể. 2. Em hoàn toàn hiểu ý anh về chuyện loại bỏ hình, và cũng đã nói là đó không sai, cũng như khái niệm ngăn chặn hình của chú Quân không sai, nhưng không làm rõ cái cốt yếu. Em nói là đó là định nghĩa negative, tức là nói abstract có nghĩa là không phải là hình, giống như nói bơ là phần còn lại sau khi đã loại bỏ sữa (tượng). Thực ra ý chú Quân nói ngăn chặn lại hay anh nói rút hình ra là một, thể hiện rõ trong câu tiếng anh mà anh nói, là exclude image. 3. Điều em muốn tranh luận là: không phải cứ không có hình thì đã là abstract. Không có hình mới chỉ là nonfigurative thôi. Muốn là abstract phải có essence, bất kể là essence của sự vật, hay là của một tình cảm, quan điểm. Và chính vì chữ trừu tượng theo đúng chiết tự thì tự nó không làm rõ được điều này, nên em mới nói là nên theo gốc chữ abstract. 4. Nhưng thôi, mình tranh luận về chữ nhiều rồi. em chỉ hỏi anh một câu thôi, cuối cùng thì theo anh, tranh abstract có cần có một essence nào không? cho dù là essence của bất kỳ cái gì, hay miễn là không có hình là được?
NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG Vấn để ở đây là bạn hiểu thế nào là essence (bản chất)? Đó là tinh thần của vật chất hay sự tối giản cùa vật thể? Tinh thần của vật chất là cái gì? Có phải nó hiện hữu trong mọi loại hình hội họa không? Một người mà vứt hết da thịt, xương cốt đi thì còn lại cái gì? Và nếu bạn vệt một nét bút rồi nói đấy là essence của người thì liệu có khác gì bạn viết một chữ tượng hình như chữ “nhân” 人 trong chữ Hán, mà gốc của nó vốn là hình vẽ một người có hai chân?
PHÓ ĐỨC TÙNG Anh Đăng, Tới đây thì em gần như có thể đồng ý hoàn toàn với anh. Anh nói: mọi hội họa đều có phần trừu tượng, vì không có nó thì không thể có tranh hay. Đó chính là vì trừu tượng là quá trình chắt lọc, tinh chế. Còn nếu trừu tượng chẳng qua là rứt hình một cách cơ giới thì ta không thể có sự khẳng định là nếu không có nó thì không thể có tranh hay. Picasso nói, mọi hội họa đều phải có xuất phát từ vật thể, và quá trình làm hội họa là lược bớt hay rút bỏ hình tượng của vật thể đó – hoàn toàn đồng ý. Thực tế là người ta không thể hình dung ra bất kỳ một thứ gì không có xuất xứ thực thể. Và chắc chắn anh phải đồng ý với em là việc rút bỏ hình tượng của vật thể này phải nhằm tới việc tạo ra một thứ tinh khiết hơn, chứ không phải một loại công việc vô tri vô giác hay cơ học thuần túy kiểu như đơn giản là bỏ bớt vài bộ phận. Không có hội họa trừu tượng thực sự, mà chỉ có các mức độ trừu tượng khác nhau, tương ứng với độ tinh chế của ý tưởng, đồng thời là mức độ xa với hình mẫu ban đầu. Và khi mức độ trừu tượng đạt tới mức mà không còn nhận ra hình mẫu ban đầu, hoặc dấu vết của hình mẫu đó không còn là trọng tâm của tác phẩm nữa, thì người ta gọi là hội họa trừu tượng. Cái tinh chất của vật thể, sự kiện là gì là điều rất mơ hồ và rộng, bởi thế có rất nhiều tranh cãi về tranh trừu tượng. Mỗi người có thể diễn đạt, cảm nhận cái tinh chất đấy một khác. Từ một loài thực vật, ta có thể tinh chế thành rất nhiều sản phẩm khác nhau, bằng những phương pháp khác nhau, tùy vào việc ta coi cái gì là tinh chất của loài thực vật đó. Bột xương có thể coi là tinh chất của xương, cao nấu từ xương cũng có thể coi là tinh chất của xương, và hàng loạt sản phẩm khác có thể được tinh chế từ xương, nếu muốn. Tuy nhiên việc nỗ lực tạo ra bất kỳ một loại tinh chất gì và tài năng làm việc đó cũng có thể gây ra một sự đồng cảm về độ đậm đặc của thông điệp, cho dù nội dung cụ thể của thông điệp đó là gì, và đó là điều khiến một bức abstract có được sự rung cảm của nhiều người, mặc dù mỗi người có thể giải thích nó một cách khác. * Bài liên quan: – Hội họa Trừu tượng: người đẹp trăm tuổi Ý kiến - Thảo luận
11:31
Tuesday,16.12.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Phương Thảo
11:31
Tuesday,16.12.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Phương Thảo
ôi chùm tranh luận về nghệ thuật trừu tượng hay quá, dù ai đúng ai sai ai mạnh lý lẽ hơn ai thì cũng phải nói rằng có tranh luận mới làm sáng tỏ nhiều vẫn đề, và rằng kết luận cuối cùng là công sức của tất cả những người cùng tranh luận tạo nên. Mình/chắc là cháu thôi, còn hay đuối lý khi tranh luận một vấn đề lắm, còn phải học hỏi nhiều từ mọi người
17:06
Thursday,5.12.2013
Đăng bởi:
phó đức tùng
Hưng mạc
Việc thực hiện những động tác rất thuần thục, tự nhiên, gần như ngẫu hứng và vấn đề ý thức được tại sao mình làm như vậy không mâu thuẫn với nhau. Pollock rải màu một cách có vẻ ngẫu hứng, nhưng rất có ý thức, có lý luận, cái này bạn có thể tham khảo các essa ...xem tiếp
17:06
Thursday,5.12.2013
Đăng bởi:
phó đức tùng
Hưng mạc
Việc thực hiện những động tác rất thuần thục, tự nhiên, gần như ngẫu hứng và vấn đề ý thức được tại sao mình làm như vậy không mâu thuẫn với nhau. Pollock rải màu một cách có vẻ ngẫu hứng, nhưng rất có ý thức, có lý luận, cái này bạn có thể tham khảo các essays của Greenberg. Có sự khác biệt giữa biểu tượng và trừu tượng, nhưng đó không phải là các khái niệm đối lập, và có nhiều mức độ trừu tượng khác nhau. Nhìn chung, càng cách xa việc bám vào một hình mẫu thì mức độ trừu tượng càng cao. việc tả thực một sự việc, một vật có thể coi là ít trừu tượng nhất. Việc diễn đạt sự việc hay sự vật đó bằng một biểu tượng đơn giản, nhiều khi đa nghĩa là mức độ trừu tượng cao hơn. Còn nếu không bám vào một hình thù gì thì mức trừu tượng cao hơn nữa. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp