Gẫm & Bình

MỘT HÀNH TINH: một triển lãm đỉnh cao 22. 07. 13 - 9:42 pm

KTV từ Hanoi Grapevine - Đào Mai Trang dịch

 

.

 

KVT KVT chọc đùa chủ đề hành tinh ở Manzi

Một trong những triển lãm hay nhất mà bạn có thể xem trong năm nay vừa mở cửa tại Manzi. Đó là triển lãm của một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Nguyễn Mạnh Hùng và được sắp đặt đẹp lạ thường trong bốn không gian gallery.

.

 

Manzi

Hầu hết các sáng tác đều từng được trưng bày hồi đầu năm tại Galerie Quỳnh (Sài Gòn). Đây cũng là gallery kết hợp với Manzi và nghệ sĩ đưa triển lãm trở ra Hà Nội.

Sắp đặt lớn nhất trong đó đã được bán cho một Việt kiều, thật may mắn thay, vị chủ sở hữu đáng tự hào này lại cho Manzi mượn để trưng bày.

.

 

Khi tôi xem những sáng tác này của Hùng ở Sài Gòn, cái đầu tôi bị quá sức với những sự ám chỉ, được (tác giả) ngụ ý hoặc do (tôi) tưởng tượng. Việc xem lại ở Manzi lần này giúp tôi củng cố lại những ý nghĩ về chúng. Tôi từng viết trên Grapevine về triển lãm tại đây.

.

Mỗi khi ghé thăm galerie Quỳnh, tôi đều bị ấn tượng bởi cách thức tuyển chọn và tổ chức triển lãm ở đó. Galerie dành cho các tác phẩm nhiều không gian trưng bày, giúp chúng dễ thở hơn cũng như không bị phiền nhiễu bởi chuyện kể của nhau. Cách làm cẩn trọng như vậy cũng được áp dụng ở Manzi, nơi có các không gian khó liên kết với nhau ấy thế mà có thể kết hợp lại được một cách hiệu quả.

.

Triển lãm diễn ra ngay tiếp sau sự kiện “Chung sống trên thiên đường” của Hùng được giới thiệu tại Asia Pacific Triennial lần thứ 7 ở Brisbane, Úc. Tác phẩm này lần đầu tiên được giới thiệu ở Hà Nội, Viện Goethe nơi nó đã thực sự rất thu hút được sự chú ý của công chúng.

.

Ở Manzi, 5 tác phẩm của Hùng hợp thành triển lãm có tên Một hành tinh. Nghệ sĩ hiển nhiên là hi vọng rằng các tác phẩm sẽ được người xem chuyển dịch, hoán đổi ý nghĩa với một nhãn quan mang tầm thế giới chứ không chỉ bó hẹp trong bối cảnh xã hội Việt Nam.

Bốn sắp đặt liên đới tới các chủ để quen thuộc với người yêu thích nghệ thuật của Hùng, những chiến cơ được khắc họa theo cách nhân từ hơn là những thực thể phá hủy… con người đang thống trị tự nhiên… việc sử dụng phong cảnh núi non hào nhoáng làm phông nền biểu hình… các nhân viên an ninh mang đồ phòng chống bạo loạn…. ngôi làng đang trong quá trình đô thị hóa cao độ ở Hà Nội. Bạn có thể xem hình ảnh những tác phẩm 2D và 3D của Hùng tại website được thiết kế rất chuyên nghiệp của anh.

Ngay khi bước chân vào gallery, bạn đã phải đương đầu với một trong những chiến cơ của Hùng dưới định dạng 3D rất thú vị.

.

 

.

Bố của Hùng từng là một phi công phản lực trong cuộc chiến tranh với Mỹ, bởi vậy, (anh) có được một cách đặt vấn đề nước đôi tuyệt vời về một máy móc chiến tranh đầy vẻ hăm dọa thuở nào giờ thành chỉ dấu của hi vọng.

Trong phong cách siêu thực điển hình của Hùng, tác phẩm điêu khắc phức tạp này bay vút vào không gian, trút ra một vệt dài hư ảo phía sau. Thân và cánh của nó mang những túi nilon đựng hoa quả thật… Tôi nhớ lần đầu tiên xem nó ở Galerie Quỳnh, ngay sau dịp Tết vừa rồi, khi những ban thờ gia đình còn nguyên đầy hoa quả dâng lên tổ tiên trong làn khói nhang quyện theo những lời cầu nguyện và hi vọng gửi đến thiên đàng, tôi đã vội dịch nghĩa tác phẩm này là một tế vật tạ ơn… cho dù tôi vẫn thường nghĩ, những chiếc máy bay tương tự của Hùng trong các bức tranh hài hước, châm hiếm tươi tắn như là kẻ trụ cột gia đình đầy gia trưởng…

.

Tác phẩm này có tên “Đi chợ”, và là một sự đối ngược ngon lành với những cái tên hoặc ý nghĩa mà ta thường thấy ở những hình ảnh máy bay phản lực đang phi qua bầu trời.

.

Sự choáng ngợp từ chiếc phản lực kia khiến ta dễ bỏ qua những bức tranh 2D treo ngay từ cửa ra vào. Hùng đã đặt hàng một bức tranh phong cảnh núi non giả hiệu cỡ lớn, giống như những bức tranh nhỏ bày la liệt trên hè phố Nguyễn Thái Học… những phong cảnh tương tự như vô khối bức tranh in mà bạn có thể từng bắt gặp, cho dù chúng giờ ngày càng ít xuất hiện trong các gia đình, khách sạn có sao và trên tường công sở đây đó khắp thế giới. Những cảnh trí không tưởng, ứ đầy sự trong lành, bình an và đem lại cảm giác về thiên đàng nơi trần thế. Vẻ quý giá đầy ẩn ý của chúng được nhấn mạnh bởi những cái khung mạ vàng rởm.

Nổi lên trên cái phong cảnh sạch như mới ấy là hai chân dung cao lớn (motif hình người đường bệ trở đi trở lại trong các tác phẩm của Hùng). Đó là người đã trưởng thành, có thể là người Việt. Những ai biết mặt Hùng ở ngoài đời có thể đoán đó là các chân dung tự họa.

.

Họ đang thống trị xung quanh một cách đáng ngại. Thực tế rằng phong cảnh xa lạ với các nhân vật đã thêm vào một diễn nghĩa rộng lớn hơn về quan điểm của con người ở bên trong các môi trường tự  nhiên và xã hội. Ta có thể đọc được điều đó từ một quan điểm của Do thái – Kito về con người có một sự ngự trị thần thánh lên tất cả những gì anh ta quan sát. (Nhân vật trong) Bức chân dung về Mọi người/Mỗi người của Hùng là kẻ phá hủy hay bảo vệ? Ta có thể “đọc” bức tranh này theo cách văn chương rằng mọi người đã sẵn sàng hoặc là thay đổi hoặc là bảo vệ một môi trường tự nhiên. Ta cũng có thể ngoại suy rằng việc sử dụng mẫu tranh phong cảnh phổ biến này của Hùng là một ẩn dụ cho lịch sử và truyền thống xã hội. Tác phẩm có cái tên mơ hồ “Ta đã ở đây”.

.

Trong phòng nghỉ trên tầng 2 có thêm hai bức tranh phong cảnh giả hiệu tương tự, nhỏ hơn nhiều, chú trọng vào những chân dung siêu thực gợi trí tò mò. Chúng cùng tên “Mauvais Gout” – Thẩm mỹ kém – 1 và 2. Tôi nghĩ rằng, những sáng tác này được hoàn thành trước năm 2013 nhưng tuy nhiên, chúng cũng vừa vặn với chủ đề chung.

Tôi tức thì đọc ra từ cảnh cái máy bay bị đâm là chuyện khủng bố đang giở trò.

.

 

.

Đó là lí do vì sao tôi thích tác phẩm của Hùng mỗi khi xem… tất cả những chủ đề (thread còn có nghĩa là sợi chỉ, từ này được nhắc lại trong tiêu đề bài viết cũng như ở bên dưới như một cách chơi chữ của người viết- ND đoán vậy) trêu ngươi ở trong đó đều có thể mang ra đùa bỡn được. Kiểu tư tưởng ấy, nếu tôi là giáo viên của những học sinh mới lớn tò mò và thông minh, tôi sẽ sử dụng như những điểm thắt và mở cho các cuộc tranh cãi, thảo luận.

Sắp đặt thứ ba của Hùng là một điêu khắc gồm một khối đất đã có lơ thơ những chùm rễ cây buông xuống (cứ như thể chúng là một số trong những “sợi chỉ chủ đề” kia chờ được gỡ rối vậy!) Nó là một khoảnh đất được tách ra từ một nơi bất kỳ, vô danh nào đó trên hành tinh trái đất này hoặc cũng có thể được coi như là một hành tinh nhỏ của tra tấn và đàn áp…

.

Nhóm cảnh sát chống bạo loạn ấy có thể có ở bất kỳ đâu trên thế giới này thông qua những số hiệu in trên sắc phục, cũng là một ẩn ý về những chân dung tự họa (của tác giả, do số hiệu trùng ngày tháng năm sinh của anh – ND). Con lợn trần như nhộng kia mang chứa nhiều ý nghĩa… sự vô tội, điều ô trọc, vận may ra đi, những nông nô của “trang trại súc vật” bị chiếm đoạt, những nạn nhân bị tái đóng dấu khiến người ta dễ dàng giết hơn,… Hùng thể hiện một cảnh tượng giới thiệu với ta về tình trạng bạo lực và đàn áp nêu trên hay đơn giản chỉ để biến ta thành những kẻ ngoài cuộc tọc mạch rình mò xem trộm,… ứa nước miếng, phản đối, im lặng, tuân phục hay đồng lõa…?

Tác phẩm tuyệt vời này có tên “Giữ sạch hành tinh ta”, gợi ý đa dạng những cách hiểu từ việc làm sạch khu vực miền núi hoang dã đến cuộc chiến nhiều ý nghĩa của chính quyền chống lại bệnh dịch tai xanh.

.

 

.

 

.

Tác phẩm cuối cùng, nổi tiếng hơn cả và cũng có quy mô lớn hơn cả trong triển lãm này. Nó là khám phá tiếp theo của nghệ sĩ về cuộc sống bị nhồi nhét chật chội, các khu tập thể, chung cư cao tầng ở đô thị. Trong tác phẩm làn này cũng như những lần trước đó, chúng được giới thiệu là các khu nhà tập thể theo kiểu Liên Xô, xây dựng ở Hà Nội trong khoảng những năm 1960 và vẫn còn được sử dụng đến tận hôm nay, cho dù đang trở thành những mối đe dọa cho tính mạng con người.

.

Thường thì khi sống chen chúc, chật chội trong những cái làng đô thị như vậy, bản năng sinh tồn mách bảo người ta phải tìm mọi cách cơi nới, rộng hơn chút nào hay chút đó, rồi khi giàu có hơn, lại cá nhân hóa không gian của mình bằng mọi thứ có thể, nhằm kiểm soát được mọi thứ mà nguời ta thấy là chúng hoàn toàn là của mình. Hùng lớn lên trong một khu tập thể có thực ngoài đời như vậy, như mọi đứa trẻ khác, anh cùng vui thú những trải nghiệm sống cộng đồng láng giềng, song đồng thời tách mình khỏi những chuyện cãi vã lặt vặt, chia rẽ nhau nhỏ to hay sôi sục, vốn khiến cho cuộc sống tập thể làng xã thành như tòa án cùng với bao phiền não. Bởi vậy, những người sống ở đó đã biến căn hộ của mình thành “chướng ngại vật”, có thể cách ngăn họ với những kẻ hàng xóm tò mò tọc mạch, ngồi lê đôi mách, ghen ăn tức ở và cả cứng đầu cứng cổ nữa, trong khi viên chức chính quyền lại quyết muốn phá dỡ tất cả mọi cơi nới đó đi…

.

Tác phẩm cao hai mét này được dựng lại một cách trác tuyệt, cho dù phải vận chuyển từ tận Sài Gòn ra Hà Nội, dễ dàng vừa vặn thành nhiều gian tách biệt, và nếu là một kẻ tọc mạch, khi tiến đến gần hơn, nhìn săm soi vào những ô cửa sổ hoặc cửa chớp được thu lại nhỏ xíu, bạn vẫn có thể tưởng tượng ra họ (những con người tập thể) cùng tiếng huyên náo cộng đồng ở đó…

Hình ảnh đầu tiên dưới đây là từ sắp đặt ban đầu tại Galerie Quỳnh, TP. HCM.

.

 

.

 

.

 

.

Phần video hấp dẫn này là trích đoạn từ triển lãm Paradise cho biết làm thế nào mà Hùng và nhóm nhân công của anh dựng mô hình từ từng mẩu nhỏ vật liệu được cắt tỉa theo tỉ lệ cẩn thận.

 Hùng gọi sắp đặt mới nhất là này “Chướng lũy” và đặt trên đỉnh của nó nhiều bao tải lớn đầy cát, có lẽ biến cả tòa nhà thành một phép ẩn dụ cho từng không gian sống cá nhân song cũng thêm vào đó một cảm thức về sự thật khi bạn nhìn và ngẫm về nỗi giằng co căng thẳng của những cư dân trong diện phải giải tỏa, di dời, nếu chỗ ở có giá trong nội đô của họ bị ép định giá thấp hơn thị trường nhiều lần, mở đường cho tầng lớp trên trỗi dậy và rồi sau đó, họ thường được đề xuất nhận nhà ở ngoại ô, nơi cả cộng đồng lại tiếp tục quy trình “dựng chướng ngại vật”…

.

Ai đó tự hỏi nếu giả sử chúng ta đến giai đoạn khi các tòa nhà này trở thành những thứ “bị đe dọa tuyệt chủng” và có thể việc lên danh sách di sản phải được áp dụng với một vài tòa nhà còn sót lại…hoặc làm như những nước giàu có khác, bảo tồn mặt trước và xây dựng mới ngay phía sau. Ai đó có thể tự hỏi nếu tự bạch nghệ thuật mang tính châm biếm của Hùng có thể kết thúc như một công trình tưởng niệm đơn độc cho một quá khứ sống cộng đồng chen chúc…

Tôi thì chắc chắn biết rằng những thứ được (cơi nới, đặt để) ở mặt trước tòa nhà là rất đáng vào danh sách bảo tồn.

.

Không may là việc lâp danh sách bảo tồn sẽ không cung cấp được chỗ ở cho những người từng cư ngụ trong các khu tập thể ấy, và tất nhiên, đó là phần cơ bản trong bất cứ cách đọc hiểu nào về các tòa chung cư của Hùng… Tất cả, khi được thể hiện trong tranh hay điêu khắc của Hùng, đều có thể được diễn giải như là những hành tinh có người ở riêng lẻ, xoay quanh quỹ đạo mặt trời siêu thực do tài năng phi thường của Hùng tạo nên.

.

Tôi có tìm hiểu phần nào về thực tế này và biết là có những khu nhà tập thể gắn liền với các cơ quan, cục vụ viện nhà nước, mang tên của những nơi đó vì đơn giản, chúng được xây rồi phân chia cho cán bộ nhân viên trong biên chế cơ quan. Những căn hộ nhỏ, có khi chỉ là 23m2, sau khi được chia, người ta cũng có thể bán đi. Khi ngày giải tỏa đến, nhiều chủ sở hữu vẫn trây ì vì có lẽ cố đợi vận may, làm tiền, hoặc cũng chỉ là chịu đựng sự thay đổi và việc ra quân giải tỏa của chính quyền.

.

Hùng, như trong thông tin báo chí mà galerie Quỳnh cung cấp, tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu “suy nghĩ về cộng đồng, những sự mâu thuẫn tồn tại trong và ngoài những xã hội được dựng nên, và những rắc rối của phát triển đô thị cũng như trách nhiệm cá nhân.” Nó cũng giống như sự nghiên cứu cần thiết và thường vẫn đang tiếp tục diễn ra ở trong tất cả các xã hội, nơi cuộc sống đô thị vốn dành cho tất cả nhưng sự giàu có thì là một sắp xếp của cho và nhận, song hành với tình trạng những bộ phận cư dân nghèo khổ nhất lại bị ngược đãi.

Tất cả các bộ phận (xã hội) đều dựng lên chướng ngại vật của họ. Vùng đất “sinh thái” mới đây nhất, dành cho cuộc sống tốt đẹp hơn ở gần làng gốm Bát Tràng, là một ví dụ của tình trạng người giàu đã dựng các chướng ngại vật đối với những kẻ thuộc thế giới bên ngoài nhưng có việc phải ra vào đó bởi một lực lượng bảo vệ riêng – một số nhà còn dựng các hàng rào, hào bảo vệ mang tính tượng trưng bao quanh.

.

Những người nghèo nông thôn nhập cư vào thành phố thì dựng nên các barie mỏng manh, cá nhân trong khu ổ chuột của mình, xác định không gian cá nhân có giới hạn và hi vọng chúng sẽ bảo vệ họ trước những gì bạo lực hơn….

.

Như đã nói, các sáng tác của Hùng luôn cho tôi đủ thứ để ngẫm ngợi.

Một triển lãm đỉnh cao… Cảm ơn Manzi đã nhìn xa trông rộng, đem triển lãm này về đây và là cơ hội để một trong những nghệ sĩ tài năng nhất Việt Nam về lại cội gốc của mình.

Có dễ đến lần thứ vài trăm, tôi muốn nói cảm ơn quỹ CDEF của ĐSQ Đan Mạch đã tài trợ cho triển lãm giá trị này. Hỗ trợ tài chính của họ không chỉ có giá trị cho riêng Hùng mà còn cho cả những công chúng như tôi.

Những hình ảnh tuyệt vời về sắp đặt Chướng ngại vật là do Manzi cung cấp và từ blogspot của Hùng.

.

Trong TCBC của Manzi, có đoạn Nguyễn Mạnh Hùng là một trong những nghệ sĩ trẻ quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay. Một trong NHỮNG NGƯỜI QUAN TRỌNG NHẤT! , đúng vậy! cho dù ở tuổi 37! Tôi, có lẽ muốn gọi anh ấy là một trong những nghệ sĩ ở giữa sự nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam – điều này thì không ai có thể chối cãi được!

*

Nguồn: Hanoi Grapevine, tên bài do Soi đặt

*

 Bài liên quan:

 – Nguyễn Mạnh Hùng đem về Hà Nội một hành tinh 
– Một hành tinh của Nguyễn Mạnh Hùng
– Lên đến thiên đường vẫn phải sống chung cư?

– Chung sống trên thiên đường: Đẹp, hay, nhưng hơi tiếc…
– Nguyễn Mạnh Hùng: Sinh ra từ khu tập thể 
– Một hành tinh: không như l
ời rao       
– KVT – Triển lãm Một hành tinh của Nguyễn Mạnh Hùng

 

Ý kiến - Thảo luận

15:29 Saturday,27.7.2013 Đăng bởi:  art c.

@ạc ạc:
có 1 điểm như thế nầy để ạc ạc phân biệt ranh giới mong manh của việc tiếp đoạt tác phẩm của người khác: Leona de Vinci đã vẽ bức Bữa Tiệc Ly cách đây 500 năm – Hopper đã tiếp đoạt tác phẩm Bữa Tiệc Ly bằng cách giữ nguyên bố cục bức tranh của de Vinci nhưng dủng theo bút pháp mả
...xem tiếp

15:29 Saturday,27.7.2013 Đăng bởi:  art c.

@ạc ạc:
có 1 điểm như thế nầy để ạc ạc phân biệt ranh giới mong manh của việc tiếp đoạt tác phẩm của người khác: Leona de Vinci đã vẽ bức Bữa Tiệc Ly cách đây 500 năm – Hopper đã tiếp đoạt tác phẩm Bữa Tiệc Ly bằng cách giữ nguyên bố cục bức tranh của de Vinci nhưng dủng theo bút pháp mảng màu lớn quen thuộc của Hopper và các nhân vật trong Bữa Tiệc Ly cổ điển kia được thay thế bằng những nhân vật nổi tiếng đương thời, trong đó có vua hề Sạc-lô, vua nhạc pop, rồi minh tinh màn bạc M. Monroe ngồi nơi vị trí Chúa ngồi trong bàn tiệc ly… Theo tôi thấy đó là cách tiếp đoạt tác phẩm rất hay, biến tác phẩm của người khác thành tác phẩm của mình khá hợp lý…

Nếu Mạnh Hùng dùng 1 hình ảnh Mig21 thực tế bên ngoài để làm nên tác phẩm 3D thì tốt (dĩ nhiên ở đây tôi không bàn về nội dung, vì phần nội dung bạn Ac Ac đã phân tích rồi) hoặc từ một hình ảnh 2D của ai đó rồi Mạnh Hùng tiếp đoạt cũng tốt, hoặc thậm chí từ một mô hình 3D về B52 của một tác giả nào đó, Mạnh Hùng biến thành mô hình 3D Mig21 thì cũng tàm tạm chấp nhận… đằng nầy tác phẩm Mig21 ở dạng 3D là trước đó người ta đã làm rồi, cũng có khói bằng thạch cao y như mô hình Đi Chợ của Mạnh Hùng, thậm chí độ cong của khói máy bay cũng y chang nốt – chỉ có một điều là tác phẩm 3D đó không có mấy bịch nilon treo lủng lảng kia.

Quay lại vấn đề tiếp đoạt tác phẩm thì tôi thấy Mạnh Hùng chưa có khả năng tiếp đoạt tác phẩm một cách chín chắn, chiết lọc như câu chuyên Hopper đã tiếp đoạt tác phẩm Bữa Tiệc Ly của de Vinci kể trên… mà cái Mạnh Hùng làm là chiếm đoạt tác phẩm chứ không phải tiếp đoạt tác phẩm (Ac Ac hãy quan kỹ tác phẩm 3D Mig21 trên bàn thờ của anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều thì rõ).

Chào thân ái

 
13:13 Saturday,27.7.2013 Đăng bởi:  ạc ạc

Art C, chẳng biết mình đang nói gì nữa, nếu biết tiếp đoạt tác phẩm của người khác để tạo ra tác phẩm đỉnh cao thì đó là mơ ước của nghệ sĩ rồi. Tất cả những gì đang tồn tại trên thế giới này đều là tác phẩm của một ai đó, hoặc có thể là tác phẩm của tạo h&oacut
...xem tiếp

13:13 Saturday,27.7.2013 Đăng bởi:  ạc ạc

Art C, chẳng biết mình đang nói gì nữa, nếu biết tiếp đoạt tác phẩm của người khác để tạo ra tác phẩm đỉnh cao thì đó là mơ ước của nghệ sĩ rồi. Tất cả những gì đang tồn tại trên thế giới này đều là tác phẩm của một ai đó, hoặc có thể là tác phẩm của tạo hóa, quan trọng nhất là nghệ sĩ có phát hiện ra nó hiểu được nó để biến thành tác phẩm của mình hay không…

Trong tác phẩm của Nguyễn Mạnh Hùng thì vấn đề không phải là những phần của Art C nói mà vấn đề chính vẫn là cái cách dùng hình tượng còn dễ thấy quá, đôi khi áp đặt hoặc gây cho người xem một cảm giác dễ dãi, và lạm dụng hình tượng; Ví dụ tôi không cảm thấy việc mà anh dùng bông để thể hiện mây khói… cái đó nếu vẽ thì được, chứ làm ra bên ngoài bằng không gian ba chiều thì không hay, bông cho một cảm giác khác, không thể nào liên hệ được nó với mây, trừ khi có chú thích.

Cũng với ý niệm của Hùng thì không nhất thiết phải dùng cách tả thực giả tạo như vậy. Thêm một ví dụ nhỏ cho sự áp đặt của anh trong hình tượng là: bức tranh vẽ phong thủy theo kiểu Trung Quốc thác nước chảy anh mua ở Nguyễn Thái Học hoàn toàn không phải là mục đích của một bức tranh, hoàn toàn không phải là một thị hiếu về thẩm mỹ trong những bức tranh ấy, mà nó là một bức phục vụ cho nhu cầu phong thủy (Trung Quốc). Người ta đem bức tranh ấy về nó có hai mục đích, một là nó giống như mô tả lại một thác nước gây cho ta một cảm giác dễ chịu cho căn phòng, hai là cho nhu cầu của những người mạng thủy; có những bức khác ở Nguyễn Thái Học kỹ thuật vẽ sắc sảo hơn bức này và rất rõ về ý tưởng ấy. Vậy vấn đề của Hùng là dùng một phong cách mà anh cho là sến kết hợp với những ông quản lý phường ăn mặc diêm dúa cũng sến, nếu bức này mang sang Trung Quốc thì người ta sẽ không hiểu, ở Việt Nam những người có nhu cầu về phong thủy cũng không hiểu, không có gì liên quan tới bức tranh này mà sến cả… Anh Hùng đã chọn sai hình tượng hoặc anh không hiểu gì về lịch sử của hình tượng mà anh đem nó ra diễu nhại.

Trong hàng loạt tranh của Hùng đều rơi vào tình trạng trên: sử dụng hình tượng một cách vô cùng áp đặt không có tính thuyết phục về mặt ý niệm và ý nghĩa.

Nói chung so với những họa sĩ vẽ chim hoa cá gái thì Nguyễn Mạnh Hùng là một người biết sử dụng công cụ và biết khai thác chất liệu theo cách nghĩ mới, nhưng nếu chỉ vậy thôi thì chỉ cần đọc vài cuốn sách về lịch sử và cách nghĩ của những nghệ sĩ tiếp đoạt, xem vài cách làm việc của nghệ sĩ pop thành công dễ bán là có thể áp dụng ichang cách đó bằng hình tượng của nước mình thế là có một số lượng tác phẩm đáng kể. Dù sao thì cũng có tiếng là người tiên phong cấp tiến, cuối cùng chỉ để lại những tác phẩm nhàn nhạt, và có thể qua mắt được những anh Tây phiến diện, nếu không khéo cũng chẳng khác gì thời kỳ “kỹ nghệ lấy Tây” là mấy…!

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Cảm ơn vì đã cứu SOI

Đức Minh và SOI

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả