Nghệ sĩ thế giới

Bị cấm… ở Trung Quốc 29. 08. 10 - 9:06 pm

Lương Lương tổng hợp và lược dịch

 

Đây có phải là một chỗ sơ hở vô cùng lớn hay nằm trong chính sách của những người quản lý nghệ thuật ở Trung Quốc? Cho phương Tây thấy rằng Trung Quốc hiện đại và mở cửa, trong khi người Trung Quốc thì lại hạn chế cho xem…

Ở Trung Quốc, chính quyền vẫn cho phép nghệ sĩ làm ra những tác phẩm gây nhiều tranh cãi này, để sau đó được chuyển (hợp pháp) sang Mỹ hoặc châu Âu, tại đó các tác phẩm được trưng bày trong bảo tàng, trong các gallery, như một dấu hiệu của tự do ngôn luận mà người Trung Quốc nay đã có được. Mặt khác, người Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể xem các tác phẩm ấy, bởi vì chúng bị cấm ở Trung Quốc.

Bị Cấm… ở Trung Quốc là tên một cuộc trưng bày một đêm duy nhất, trong vòng giới hạn, diễn ra tại Khu Nghệ thuật 798 của Bắc Kinh – một nơi cho phép các nghệ sĩ được sống và làm các tác phẩm thử nghiệm như ý.

Gao Brothers và Melanie Lum – người tổ chức event Bị Cấm… ở Trung Quốc

 

Thay vì mời như mọi khi hàng trăm khách, mở tiệc khai mạc triển lãm ầm ĩ như vẫn diễn ra vào mỗi cuối tuần tại Khu Nghệ thuật 798, Bị Cấm… ở Trung Quốc chỉ có 60 người trầm ngâm nhấp rượu vang, ngắm những tác phẩm nghệ thuật sẽ không bao giờ được trưng bày ở Trung Quốc. Trong số khách này, 50% khách thuộc giới làm nghệ thuật, 50% thuộc giới quan tâm đến nghệ thuật nhưng chưa có tác phẩm gì lớn.

Sự kiện này diễn ra đúng vào thời điểm đặc biệt nhạy cảm, 1. 10. 2009 là kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Và mặc dầu không được tổ chức hoàn toàn công khai, không được phép chụp ảnh lại các tác phẩm, nhưng người tham dự về đều kể lại rằng đó là những tác phẩm không chỉ gây tranh cãi mà còn cực kỳ “bạo”, dám chỉ trích Mao và các vấn đề của chế độ thời ông nắm quyền.

Hành hình Chúa – một tác phẩm có trong triển lãm

 

Trong số các nghệ sĩ có Gao Brothers thuộc hàng nổi nhất. Họ thuộc loại rơi vào danh sách đen, tuy nhiên tác phẩm của họ, dù cho đến lúc ấy, không được trưng bày ở nội địa, vẫn được mang ra nước ngoài, để rồi họ nổi tiếng ở nước ngoài. Nhiều tác phẩm của họ có mặt trong tối triển lãm Bị Cấm… ở Trung Quốc trước khi đóng thùng lên tàu.

*

Tuy nhiên 6 tháng sau, vào tháng 4 năm 2010, anh em nhà Gao đã có một triển lãm đơn tại Kho Lưu trữ Nghệ thuật Trung Quốc – “tổng hành dinh nghệ thuật” của một nhân vật có tên Ai Weiwei – một trong những nhân vật chống đối nhất của nghệ thuật đương đại Trung Quốc. Ba nhân vật này hợp lại, khiến cho triển lãm càng nổi tiếng.

Đây cũng là lần đầu tiên anh em nhà Gao trưng bày công khai loạt chân dung khổ lớn của họ. Trước đây họ nổi tiếng với những bức tượng chính trị, thí dụ Đầu LeninSai Lầm của Mao. Loạt chân dung này cũng “chính trị” không kém.

Mỗi bức tranh lần này có cỡ lớn, 3m x 4m. Hai anh em phân tích ảnh hưởng của truyền thông lên những nhân vật gây tranh cãi này. Họ dựng chân dung hồi bé của nhà toàn trị – bức chân dung mà công chúng chưa từng thấy, sát bên chân dung của người ấy khi đã trở thành nhà toàn trị – chân dung mà ai cũng biết và có nhiều ảnh hưởng trong đời sống xã hội.

Hai chân dung của Saddam

 

Thêm vào đó là một số bức chân dung của các nhà toàn trị được vẽ theo lối trừu tượng. Nhìn sát chỉ thấy đường đường nét nét, các khối màu, bước ra xa mới thấy rõ hình thù. Các nghệ sĩ muốn nói người xem rằng, họ phải luôn luôn đọc được ý tại ngôn ngoại.

Mặc dù các tác phẩm này không “ghê gớm” bằng các tác phẩm khác của Gao Brothers, nhưng người Bắc Kinh thế là cũng đã có cơ hội xem những bức tranh này trước khi chúng được chở tới Mỹ. Người ta thắc mắc, đây có phải là lần cuối cùng hai anh em này được triển lãm trên Đại lục không?

Chắc là không. Nhiều người cho rằng, xét đến cùng chính quyền chẳng có gì để sợ, vì mọi thứ vẫn được kiểm soát nhưng ngày càng uyển chuyển. Trung Quốc là một trị trường lớn của nghệ thuật nên chính quyền biết rất rõ nghệ sĩ cần gì và không muốn mất gì.

Anh em nhà Gao bên hai chân dung của Hitler. Người đứng giữa họ là Melanie Lum – một nghệ sĩ, curator, nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến nghệ sĩ và nghệ thuật đương đại, hiện sống tại Bắc Kinh.

 

 

Ý kiến - Thảo luận

10:38 Monday,30.8.2010 Đăng bởi:  Pham Huy Thong
Đang định khen curator thì bạn Hai Dang lại khen mất rồi. Quay về định khen anh Trần Lương và anh Như Huy hấp dẫn, nhưng rồi lại thôi. Xin lỗi Soi nhé. Thỉnh thoảng comment kiểu này tí cho vui.
...xem tiếp
10:38 Monday,30.8.2010 Đăng bởi:  Pham Huy Thong
Đang định khen curator thì bạn Hai Dang lại khen mất rồi. Quay về định khen anh Trần Lương và anh Như Huy hấp dẫn, nhưng rồi lại thôi. Xin lỗi Soi nhé. Thỉnh thoảng comment kiểu này tí cho vui. 
0:26 Monday,30.8.2010 Đăng bởi:  Hai dang
Curator của nó cũng đẹp nhỉ!
...xem tiếp
0:26 Monday,30.8.2010 Đăng bởi:  Hai dang
Curator của nó cũng đẹp nhỉ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

LẦN HỒI: Phương tiện hay đam mê của người trẻ?

An Bàng thực hiện (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả