Soi học

Lịch sử Hoàng gia Anh: sau “vĩ đại” là “cừ khôi” 11. 08. 13 - 8:05 am

Pha Lê tổng hợp

Kỳ trước, chúng ta đã làm quen với ông vua Alfred vĩ đại, vậy sau khi Alfred qua đời, nước Anh sẽ ra sao?

May mắn cho Alfred là con cái của ông đều là người giỏi giang, cậu con trai cả Edward lên nối ngôi vua, ông con này cũng học rộng hiểu nhiều, và do ông làm trưởng nam, nên người đời gọi ông với biệt danh “Cậu cả Edward” (Edward the Elder).

Tranh chân dung vẽ tường của Edward I, thế kỷ 13. Ở trong hình có chữ “Edward” bằng tiếng Anglo cũ, nhìn rất loằng ngoằng. Đúng ra thì Edward cũng phải đánh nhau một tý mới chắc chắn giành được ngai vàng mà vua cha truyền cho, nhưng mấy cuộc chém giết này lẻ tẻ và rất chán, khỏi biết cũng được.

Tranh chân dung vẽ tường của Edward I, thế kỷ 13. Ở trong hình có chữ “Edward” bằng tiếng Anglo cũ, nhìn rất loằng ngoằng. Đúng ra thì Edward cũng phải đánh nhau một tí mới chắc chắn giành được ngai vàng mà vua cha truyền cho, nhưng mấy cuộc chém giết này lẻ tẻ và rất chán, khỏi biết cũng được.

Việc đầu tiên Edward làm là chiếm thêm đất của dân Vikings ở bờ biển phía đông. Đây là phần đất nhỏ mà vua cha Alfred đã ký hiệp ước cho người Vikings sử dụng, nhưng hiệp ước của những năm 800s này vốn dĩ rất tạm bợ. Lúc Edward lên ngôi vua thì ông đi lấy lại đất, nói chung là “tui mạnh tui có quyền”.

Cậu cả này cũng may mắn có rất nhiều con gái, dĩ nhiên con trai thì ông cũng có một mớ, nhưng con gái lại đặc biệt nhiều, tới hơn… 10 đứa. Tiện thể, ông gả một số công chúa cho các quý tộc của những vùng lớn ở Anh, đất nước từ đó khá yên ấm, không ai đứng lên nổi loạn hay giành ngôi cả. Nói chung lời than phiền về Edward thì chẳng có nhiều, phải mỗi tội là ông không mộ đạo, vào thời đấy thì tội này hơi nghiêm trọng tí, nên Edward hay bị các nhà thờ mắng (nhưng đến giờ vua Anh vẫn vậy, chủ yếu là cúng vái lấy lệ).

“Edward và nghị viện”, năm 1300. Nói nghị viện cho oai chứ thực chất lúc này nghị viện gồm toàn thầy tu và giới quý tộc. Giám mục mặc áo đỏ bên phải, còn trưởng của các tu viện mặc áo đen bên trái, giữa là các kiểu quý tộc/lãnh chúa. Nghe đồn là Edward ít khi nghe theo lời khuyên của các thầy tu nên hay bị các ông ấy mắng là bất kính với Chúa.

“Edward và nghị viện”, năm 1300. Nói nghị viện cho oai chứ thực chất lúc này nghị viện gồm toàn thầy tu và giới quý tộc. Giám mục mặc áo đỏ bên phải, còn trưởng của các tu viện mặc áo đen bên trái, giữa là các kiểu quý tộc/lãnh chúa. Nghe đồn là Edward ít khi nghe theo lời khuyên của các thầy tu nên hay bị các ông ấy mắng là bất kính với Chúa.

Đến lúc Edward I qua đời, thì con trai thứ của ông là Æthelstan (cứ viết thành Athelstan cho nó dễ nhìn) nối ngôi (con cả chết sau Edward độ mươi ngày, thế là hỏng ăn). Athelstan thích chiến tranh hơn bố, và mộ đạo hơn, ông thường cho rằng chiến thắng của mình trên mặt trận là do Chúa ban. Ông vác quân đi đánh vua Olaf của Ireland và vua Constantine II của Scotland, rồi đánh tiếp xứ Wales (của dân Celtic). Athelstan thắng, và trở thành vị vua đầu tiên của một nước Anh như nước Anh chúng ta biết ngày nay (tức toàn lãnh thổ Anh, với  Wales, Scotland, và Ireland làm “thuộc địa”).

Vua Athelstan (trái, đội vương miện) tặng sách cho Thánh Cuthbert. Tặng đây là tặng theo nghĩa bóng, vì Cuthbert lúc này đã qua đời. Đây là hình minh hoạ cho một cuốn sách sử của ông Bede (ông Bede mất trước khi có vua Athelstan, nhưng sống sau thời của Thánh Cuthbert nên có viết về Cuthbert. Đám hậu duệ  khi in lại sách của Bede thì vẽ chêm vua Athelstan vào để minh hoạ, rắc rối nhỉ?)

Vua Athelstan (trái, đội vương miện) tặng sách cho Thánh Cuthbert. Tặng đây là tặng theo nghĩa bóng, vì Cuthbert lúc này đã qua đời. Đây là hình minh họa cho một cuốn sách sử của ông Bede (ông Bede mất trước khi có vua Athelstan, nhưng sống sau thời của Thánh Cuthbert nên có viết về Cuthbert. Đám hậu duệ khi in lại sách của Bede thì vẽ chêm vua Athelstan vào để minh hoạ, rắc rối nhỉ?)

 

Hình vẽ minh hoạ (nhưng không biết ai vẽ và vẽ năm mô? Bạn nào biết thì xin bổ xung dùm mình nhé) cho trận đánh giữa Athelstan với các vị vua Scot và Ireland. Người đời sau này đặt tên cho trận đánh lịch sử ấy là “Trận Brunanburh” (tiếng Anglo cổ, đọc muốn trẹo miệng)

Hình vẽ minh họa (nhưng không biết ai vẽ và vẽ năm mô? Bạn nào biết thì xin bổ sung dùm mình nhé) cho trận đánh giữa Athelstan với các vị vua Scot và Ireland. Người đời sau này đặt tên cho trận đánh lịch sử ấy là “Trận Brunanburh” (tiếng Anglo cổ, đọc muốn trẹo miệng)

 

Đánh thắng rồi nhưng vẫn phải cai trị cho ra hồn mới giữ được lãnh thổ. Athelstan giống ông ngoại, thích ban hành luật lệ nên lãnh đạo rất nghiêm. Và cũng học từ bố, Athelstan hiểu rằng đem gả công chúa cho các ông vua/lãnh chúa khác là điều có lợi. Sẵn tiện Athelstan còn rất nhiều chị em gái (mà bố chưa gả đi hết kịp), ông bắt từng người đi lấy chồng. 

Chân dung Athelstan bằng kính màu, thế kỷ 15th, hiện nằm tại Nhà thờ All Souls của All Souls College (thuộc Đại học Oxford). Athelstan có công hàn gắn những rạn nứt giữa các Giám mục và giới quý tộc/lãnh đạo ở Anh, vì ông bố Edward I không mấy đoái hoài đến thành phần này.

Chân dung Athelstan bằng kính màu, thế kỷ 15th, hiện nằm tại Nhà thờ All Souls của All Souls College (thuộc Đại học Oxford). Athelstan có công hàn gắn những rạn nứt giữa các Giám mục và giới quý tộc/lãnh đạo ở Anh, vì ông bố Edward I không mấy đoái hoài đến thành phần này.

Nhưng vào cái thời chưa có bệnh viện sạch vi khuẩn, Athelstan làm vua được hơn chục năm là băng hà. Trong lúc hấp hối thì ông giao ngai cho người em mình quý nhất: Edmund, tức vua Edmund I (vì sau này có Edmund II nên Edmund đầu tiên thành Edmund I. Nếu trong tương lai nước Anh có thêm một Athelstan nữa thì Athelstan cổ sẽ là Athelstan I; nhưng chắc sẽ không có ông nào nữa đâu, tên gì khó đọc chết).

Đánh hơi thấy vua Anh đang “chuyển giao công nghệ”, vua Ireland, vua Scot… chộp thời cơ để vùng lên giành độc lập. Nhưng Edmund I từng tham gia đánh trận với ông anh, nên chẳng phải tay mơ; Scotland và Ireland tiếp tục phải làm thuộc địa, và hoàn toàn công nhận Edmund như thủ lĩnh của mình vào năm 944. Vì là một nhà lãnh đạo quân sự giỏi nên người đời gọi Edmund là “Edmund cừ khôi” (Edmund the Magnificent).

Chân dung của Edmund I, hình như là chép lại từ một bức vẽ tường cổ.

Chân dung của Edmund I, hình như là chép lại từ một bức tanh tường cổ.

Nhưng lãnh đạo quân sự giỏi thường hay có nhiều kẻ thù. Đánh nhau xong, thay vì ngồi nhà đọc luật như tiền bối, Edmund I lại thích tự mình đi lùng bắt du thủ du thực, và bị một gã tên Liofa thù dai. Ngày nọ, Liofa lẻn vô nhà thờ lúc Edmund I đang làm lễ mét, và ám sát vua nước Anh.

Sau Edmund I, nước Anh bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Nói chung là còn lắm thăng trầm rồi Hoàng gia mới có được nữ hoàng Elizabeth như hôm nay. Mọi người đón đọc kỳ sau nhé.   

 

*

Về hoàng gia Anh:

- Nhóc 12 tuổi là thành viên chính thức của Hội Ảnh Hoàng gia

- Ai sẽ vẽ chân dung hoàng gia cho Kate Middleton? ARTINFO đề xuất 5 ứng viên

- Philip Treacy: mũ kiểu cọ cho
hoàng gia

- Một tuần săn tin em bé Hoàng Gia

- Lịch sử Hoàng Gia Anh: Có người La Mã, có Bê Đê, trước khi có vua

- Lịch sử Hoàng gia Anh: nhiều ông ‘chấm mút’ để có một ông vĩ đại

- Lịch sử Hoàng gia Anh: sau “vĩ đại” là “cừ khôi”

- Lịch sử Hoàng gia Anh: Vua Anh cũng giết nhau như vua Tàu

- Lịch sử Hoàng gia Anh: Vua thú tội gì?

- Lịch sử Hoàng gia Anh: Con hoang thì được làm vua

Ý kiến - Thảo luận

19:27 Monday,12.8.2013 Đăng bởi:  mai ngoc
Công nhận Pha Lê nói chuyện...hàn lâm mà có duyên thật. Hôm nào kể chuyện sử VN đi cho các cháu nó học bài cho dễ vào.
...xem tiếp
19:27 Monday,12.8.2013 Đăng bởi:  mai ngoc
Công nhận Pha Lê nói chuyện...hàn lâm mà có duyên thật. Hôm nào kể chuyện sử VN đi cho các cháu nó học bài cho dễ vào. 
17:18 Monday,12.8.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa
Thú vị quá, cách kể của Lê dí dỏm và hay thật. Cám ơn Lê và mình đang tiếp tục chờ đợi kỳ kế tiếp.
...xem tiếp
17:18 Monday,12.8.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa
Thú vị quá, cách kể của Lê dí dỏm và hay thật. Cám ơn Lê và mình đang tiếp tục chờ đợi kỳ kế tiếp. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả