Soi học

Lịch sử Hoàng gia Anh: nhiều ông ‘chấm mút’ để có một ông vĩ đại 04. 08. 13 - 12:42 am

Pha Lê

Ở bài trước, Offa trở thành vị vua Anglo Saxon đầu tiên của xứ sương mù; đến năm 796, Offa qua đời, sau đấy thì sao?

Offa có một cậu con trai tên Egfrith, nhưng cậu này ốm yếu thế nào đó mà thay cha làm vua được 5 tháng là lăn đùng ra chết. Của đáng tội, thời còn sống thì vua Offa vì sợ họ hàng giành ngôi với thằng con, nên giết hết đám họ hàng gần, đến khi Egfrith qua đời thì dòng họ nhà Offa chẳng còn ma nào. Ngai vàng lọt vào tay của một gã bá vơ thuộc họ bà con xa lắc của Offa.

Tranh tường “Vua Offa cưỡi ngựa” ở nhà thờ St Alban. Chẳng biết ông con Egfrith có phải là người cưỡi ngựa cạnh Offa không, Egfrith lên ngôi có 5 tháng, tìm mãi mà chẳng thấy bức tranh nào vẽ mặt Egfrith cả.

Tranh tường “Vua Offa cưỡi ngựa” ở nhà thờ St Alban. Chẳng biết ông con Egfrith có phải là người cưỡi ngựa cạnh Offa không, Egfrith lên ngôi có 5 tháng, tìm mãi mà chẳng thấy bức tranh nào vẽ mặt Egfrith cả.

Tuy nhiên, họ hàng xa của Offa chẳng phải Offa, nước Anh một lần nữa rơi vào tình cảnh “loạn chủ”, lãnh chúa của các vùng không ai nghe lời ai, thi nhau giành giật chức vua. Từ năm 796 đến năm 871, xứ sương mù có đến hơn 30 ông vua, mỗi ông ‘chấm mút’ được vài năm (giỏi lắm là cỡ chục năm) thì sẽ bị ông khác cướp ngôi rồi chấm mút tiếp.

Tác phẩm vẽ một người lính của Anh thời thế kỷ thứ 7, không biết ai vẽ và vẽ năm nào. Trong thời chấm mút thì các ông vua chẳng có gì nổi trội, mỗi ông cầm quyền trong thời gian ngắn nên tranh tượng về các ông rất hiếm, mọi người ngắm hình lính tráng thời này vậy. Bạn nào có thêm thông tin của bức tranh này thì bổ sung dùm mình nhé.

Tác phẩm vẽ một người lính của Anh thời thế kỷ thứ 7, không biết ai vẽ và vẽ năm nào. Trong thời chấm mút thì các ông vua chẳng có gì nổi trội, mỗi ông cầm quyền trong thời gian ngắn nên tranh tượng về các ông rất hiếm, mọi người ngắm hình lính tráng thời này vậy. Bạn nào có thêm thông tin của bức tranh này thì bổ sung dùm mình nhé.

 Trong tình cảnh đất nước nhiều vua đâm loạn, nước Anh yếu thế và trở thành miếng mồi ngon cho các thành phần bất hảo, đặc biệt là người Vikings khét tiếng hung hăng. Thời còn Offa, người Vikings chỉ dám mò đến bờ biển Anh và cướp chút đỉnh, nhưng đến thời loạn xạ này thì dân Vikings liên tục kéo thuyền tới cướp bóc, hãm hiếp con gái nhà lành. Vào những năm 850, người Vikings bắt đầu dấn sâu vô đất liền, và năm 865 thì họ phát động chiến dịch “tổng tấn công” Anh Quốc.

Các ông vua chấm mút gặp Vikings là cụp đuôi, đánh trả mấy cũng không xi nhê. Lúc đó, một vị vua (nói đúng hơn là lãnh chúa của xứ Wessex, cũng là cháu chắt của một ông vua quèn trên), tên Alfred, thấy bực bội, quyết định cầm quân xông trận. Alfed đẩy toàn bộ quân Vikings về phía Đông, giành lại gần hết lãnh thổ nước Anh.

Tượng Alfred tại Winchester, Anh Quốc

Tượng Alfred tại Winchester, Anh Quốc

 

Một món kim hoàn do Alfred đặt làm, hiện nằm tại bảo tàng Ashmolean ở Oxford. Sách vở ghi chép rằng Alfred đặt làm nhiều thanh trượng bằng vàng để tặng các giám mục, và đây có thể là một phần còn sót lại của một thanh trượng (những thanh trượng còn lại giờ đã mất hút). Ở trên mảnh vàng có khắc chữ “Alfred had me made”

Một món kim hoàn do Alfred đặt làm, hiện nằm tại bảo tàng Ashmolean ở Oxford. Sách vở ghi chép rằng Alfred đặt làm nhiều thanh trượng bằng vàng để tặng các giám mục, và đây có thể là một phần còn sót lại của một thanh trượng (những thanh trượng còn lại giờ đã mất hút). Ở trên mảnh vàng có khắc chữ “Alfred had me made”

 

Alfred vừa giỏi vừa anh minh nên được người đời gọi là Alfred the Great (Alfred vĩ đại). Ông lên làm vua, chấm dứt thời kỳ trăm vua không được bát nước xáo. Ông bắt người Vikings ký hiệp ước, trong đó quy định rằng dân Vikings chỉ được quản lý một phần của bờ biển phía Đông. Chưa hết, biết người Vikings rất giỏi đóng thuyền, đi biển, nên Alfred tiện thể bảo dân chúng học lóm, sau đó ông kết hợp kỹ thuật đóng thuyền của dân Vikings với mô hình tàu chiến của người La Mã, Hy Lạp, cải tiến nên một loại tàu gọn gàng hơn, mạnh mẽ hơn cho hạm đội Anh. Về sau, nước Anh liên tục thắng thế trong các trận thủy chiến nổi tiếng, và hải quân Anh trở thành một đội quân mạnh hùng hậu; tất cả là nhờ họ đã học lóm người Vikings. 

Tác phẩm “Thuyền Vikings”, Adolf Bock vẽ vào đầu thế kỷ 20th.

Tác phẩm “Thuyền Vikings”, Adolf Bock vẽ vào đầu thế kỷ 20th.

 

Thuyền của người Vikings trưng bày tại bảo tàng Oslo (Na-Uy)

Thuyền của người Vikings trưng bày tại bảo tàng Oslo (Na-Uy)

 
Nhưng cũng vì Alfred, mà người Anh và người Pháp bắt đầu ghét nhau như chó với mèo.

Vì sao vậy? Vì ban đầu, dân Vikings đánh chiếm Anh quá dễ dàng, ông vua nào của xứ sương mù lúc ấy cũng kém cỏi, nên đám Vikings cứ tha hồ cướp giết hiếp. Đến lúc Alfred đánh trả, lên ngôi vua, dân Vikings bỗng dưng mất gần hết một nguồn lợi nhuận dồi dào.

Đối với dân Vikings, chỉ quản lý một vùng biển phía Đông của Anh là chưa đủ. Thiếu tiền, họ quyết định giương buồm xuống phía Nam, và tại đây, họ phát hiện ra rằng nước Pháp dễ ăn hơn thật. Họ nhanh chóng cắm trại ở bờ biển Pháp và từ đó tủa ra đi cướp bóc, những khu trại này liên tục lan rộng – chẳng khác gì một dạng ‘nhà nghỉ có hệ thống’ của người Vikings.

Người Vikings nhanh chóng chiếm được một vùng lớn của Pháp. Vì là dân phương bắc, nói tiếng Old Norse, và được người đời gọi là Norsemen, nên họ đặt tên cho vùng mình chiếm được ở Pháp là Normandy (có nghĩa: Đất nước của người Norse).

Tranh minh họa trong một cuốn sách cổ , vẽ cảnh dân Vikings đổ bộ đến Normandy

Tranh minh họa trong một cuốn sách cổ , vẽ cảnh dân Vikings đổ bộ đến Normandy

Trong một thời gian khá dài, Normandy không thuộc Pháp, và Công tước của Normandy (tách khỏi vua Vikings để đến Pháp cai trị) chả ưa gì vua Pháp. Biết rằng cái đám du thủ du thực này là do ông Alfred của tụi Ăng-Lê đẩy qua, vua Pháp đem lòng hậm hực với vua Anh từ đó.

Câu hỏi cuối bài này là: Vậy sau khi Alfred qua đời, nước Anh có tiếp tục quay về tình trạng mỗi vua chấm mút một tí không?

Các bạn đợi kỳ sau nhé!

 

*

Về hoàng gia Anh:

- Nhóc 12 tuổi là thành viên chính thức của Hội Ảnh Hoàng gia

- Ai sẽ vẽ chân dung hoàng gia cho Kate Middleton? ARTINFO đề xuất 5 ứng viên

- Philip Treacy: mũ kiểu cọ cho
hoàng gia

- Một tuần săn tin em bé Hoàng Gia

- Lịch sử Hoàng Gia Anh: Có người La Mã, có Bê Đê, trước khi có vua

- Lịch sử Hoàng gia Anh: nhiều ông ‘chấm mút’ để có một ông vĩ đại

- Lịch sử Hoàng gia Anh: sau “vĩ đại” là “cừ khôi”

- Lịch sử Hoàng gia Anh: Vua Anh cũng giết nhau như vua Tàu

- Lịch sử Hoàng gia Anh: Vua thú tội gì?

- Lịch sử Hoàng gia Anh: Con hoang thì được làm vua

Ý kiến - Thảo luận

8:15 Thursday,8.8.2013 Đăng bởi:  hoạ sĩ Đức Hoà
Nhờ những bài như thế này mà tôi được giải đáp một số thắc mắc từ lâu như Tại sao hải quân Anh mạnh thế. Cảm ơn.
...xem tiếp
8:15 Thursday,8.8.2013 Đăng bởi:  hoạ sĩ Đức Hoà
Nhờ những bài như thế này mà tôi được giải đáp một số thắc mắc từ lâu như Tại sao hải quân Anh mạnh thế. Cảm ơn. 
0:21 Monday,5.8.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa
Đang hay, cám ơn Lê.
Đúng là lịch sử thật thú vị, mỗi quốc gia đều có một thời thăng trầm riêng, đặc biệt là với nước từng một thời "Mặt trời không bao giờ lặn" như Anh.
Mình đang chờ phần tiếp theo!
...xem tiếp
0:21 Monday,5.8.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Nghĩa
Đang hay, cám ơn Lê.
Đúng là lịch sử thật thú vị, mỗi quốc gia đều có một thời thăng trầm riêng, đặc biệt là với nước từng một thời "Mặt trời không bao giờ lặn" như Anh.
Mình đang chờ phần tiếp theo! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tương tác thế nào? Ở xa làm sao nghe art talk?

Phương Vẹt & Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả