Nhiếp ảnh

Nadia Sablin nhận giải Firecracker nhờ 5 năm chụp ảnh hai bà cô 19. 09. 13 - 6:57 am

Ashley Kauschinger phỏng vấn, Hoàng Lan lược dịch

Nadia Sablin sinh ra tại Liên Xô, nhưng lớn lên ở vùng Trung Tây nước Mỹ. Sau khi hoàn tất bằng Thạc sĩ Mỹ thuật tại Đại học bang Arizona, cô đến Brooklyn (New York) và St.Petersburg (Nga) để làm việc. Ảnh của cô từng triển lãm tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Griffin, Gallaery Wall Space, Gallery Jen Beckman, cũng như nhiều nơi khác.

Cô vừa thắng giải nhiếp ảnh Firecracker 2013 với series ảnh “Hai chị em”, giải thưởng này mang mục đích gây quỹ để giúp đỡ các nhiếp ảnh gia nữ hoàn tất dự án ảnh tư liệu của riêng họ.

Ban giám khảo rất ấn tượng với cái nhìn kiên định và sức mạnh của sự yên tĩnh cũng như sự thân thuộc trong ảnh Sablin chụp. Hai chị em trong bộ ảnh là hai người cô của Sablin, còn ngôi nhà họ đang sống là nhà của gia đình Sablin từ thời ông nội.

Hai người cô trong bộ ảnh “Hai chị em” của Sablin

Nhà phê bình Sean O’Hagan đánh giá bộ ảnh “Hai chị em” của Sablin như sau:

“Sablin đến sống với hai cô trong ba mùa hè liên tiếp, và chụp lại cảnh cả hai thực hiện những công việc bình dị hàng ngày, cũng như chụp thế giới nhỏ quanh họ.

“Bộ ảnh pha trộn sự quan sát với phong cách ảnh chân dung, ảnh có gam màu ấm, đầy sắc thu. Series ‘Hai chị em’ tái hiện lại thế giới của hai người phụ nữ này một cách thật phong phú và giản dị. Ta thấy họ cùng ăn súp borscht (súp củ cải đỏ của Nga), lao động ngoài trời, tập trung giải đố ô chữ trên báo, và hái trái cây trong khu vườn quanh nhà.

“Trữ tình và sống động, bộ ảnh có một gương mặt nhân văn, và gương mặt này luôn toát lên vẻ bền bỉ. Dù rằng “Hai chị em” sinh ra từ tình yêu thương cộng một chút ngưỡng mộ, chúng chẳng hề ủy mị, mà là những tác phẩm rất mạnh mẽ.”

Cảnh hai cô chơi giải ô chữ

 

Hai bà cô ăn món súp borscht

Để hiểu thêm về Sablin cũng như series “Hai chị em”, mọi người đọc bài phỏng vấn dưới đây, do Ashley Kauschinger thực hiện.

Dự án ‘Alehovshchina: Hai chị em’ của cô ra đời và phát triển thành series  như thế nào?

Tôi đang đi leo núi tại vùng Carpathia hồi hè năm 2007 thì nhìn thấy vài túp lều của những người chăn cừu sâu trong vùng núi. Ánh sáng trong những túp lều ngày thật thần kì, người dân sống ở đó đúng như vừa bước thẳng ra từ truyện cổ tích. Nó làm tôi nhớ đến những ngày hè lúc nhỏ khi tôi sống trong làng ở Nga cùng ông và các bà cô. Tôi chưa hề trở lại thăm Nga từ lúc nhập cư qua Mỹ hồi đầu thập niên 90 và tôi quyết định rằng mình phải quay về thăm ngôi nhà đó. Trước đó tôi luôn tìm kiếm một địa điểm với một dạng ánh sáng đặc trưng. Những túp lều của vùng núi này khiến tôi nhận ra rằng hóa ra mình đang tìm lại những kí ức tuổi thơ.

Tôi tốn cả năm trời để sắp xếp giấy tờ để trở về Nga. Tôi dành hẳn hai tuần lễ ở ngôi làng cũ, và trong thời gian đó không thể nào ngừng quan sát. Đấy là một bữa tiệc thị giác; mọi thứ ở đấy thật quyến rũ. Tôi biết rằng mình phải quay lại đây lần nữa. Thế là cứ mỗi hè, tôi đi thăm hai cô. Tôi về Nga vào những tháng khác nhau của mùa Hè để chụp các giai đoạn khác nhau: khi hai cô trồng rau quả, làm công việc nhà cửa, cũng như ghi lại điều kiện thời tiết lúc đó.

Một góc của ngôi nhà từ thời ông nội

 

Nghỉ trưa

Cách tiếp cận của cô ra sao khi chụp series ảnh đậm chất gần gũi như vậy với một dự án dài như thế? Cô có luôn cầm theo máy ảnh hay sắp xếp thời gian chụp nhất định trong ngày? Hai người cô của cô cảm thấy thế nào về việc chia sẻ cuộc sống thường nhật của họ?

Khi ở Nga, tôi luôn đem chiếc máy ảnh theo bên mình, ngay cả lúc ra giếng múc nước hay chạy tới vườn rau. Máy ảnh là một phần của tôi, nên khi tôi tương tác với bất kỳ ai, bất kỳ cái gì, thì lúc ấy sẽ có mặt chiếc máy ảnh. Series có ít hình dựng, hầu hết là ảnh chụp những khoảnh khắc tức thời lúc mọi việc đang xảy ra. Tôi có thể nhờ họ xoay người tí nhằm lấy ánh sáng đẹp hơn, nhưng chủ yếu tôi chỉ quan sát và chụp lại những hoạt động hàng ngày của họ.

Tôi không biết liệu hai cô có hiểu rõ tại sao tôi hứng thú với cuộc sống của họ như vậy không, nhưng họ chấp nhận và giao thiệp với tôi như bình thường. Nếu các cô cảm thấy khó chịu, hoặc không muốn tôi chụp một cảnh cụ thể nào đó, họ sẽ bảo tôi dừng. Tôi luôn tôn trọng đề nghị của họ và cố gắng không làm họ phiền.

Hai bà cô đang cưa gỗ…

 

…và thu hoạch trái cây từ vườn

Cô nghiệm ra điều gì về bản thân trong thời gian sáng tác loạt ảnh này?

Khi còn bé, tôi không mấy hiểu hay cảm thông với các cô. Họ có vẻ lạnh lùng và xa cách, rất khác với gia đình tôi lúc đó. Vì chưa có con cái, nên họ không biết cách nói chuyện với tôi ra sao. Từ khi bắt đầu dự án này, tôi đã hiểu và yêu thương họ hơn. Được nghe những câu chuyện về cuộc sống của họ và quan sát những chuyển động, cử chỉ thường nhật của họ khiến tôi cảm thấy như mình là một phần của thứ gì đấy cổ xưa, như thể tôi là một người ghi chép lại những tập tục truyền thống và các giấc mơ.

Sablin đặt hai tấm hình dọc này cạnh nhau để mọi người tiện so sánh

 

.

Hiện cô đang có một triển lãm riêng tại Đại học Texas Woman, cùng Triển lãm Joyce Elaine Grant thường niên. Cô có thể nói một chút về công đoạn chuẩn bị cho một triển lãm riêng không, và cô có lời khuyên nào cho những nhiếp ảnh gia đang có ý định/lời mời triển lãm riêng?

Tôi đã chụp ảnh hai bà cô trong 5 năm. Nhiều bản khác nhau của loạt ảnh đã được phát hành và một số ảnh cũng từng tham gia triển lãm nhóm. Phải nói đây là triển lãm riêng đầu tiên của series ‘Hai Chị Em’. Theo tôi, biên tập là công việc thử thách nhất, và là cái có thể khiến triển lãm của mình thành công. Đôi lúc bạn phải cắn răng loại ra tấm ảnh mình rất thích để tạo nên một tổng thể liền mạch. Đặc biệt là đối với một thứ mang tính cá nhân như dự án của tôi, thật khó mà loại một bức ảnh khiến tôi mỉm cười, hoặc một tấm chứa nhiều kỷ niệm đẹp. Việc sắp xếp chuẩn bị cho một buổi triển lãm đòi hỏi thời gian, sự tỉ mỉ, và lòng kiên nhẫn. Bạn phải chấp nhận rằng có thể mình sẽ sai sót, và có đủ lực để chữa cháy những sai sót ấy.

Mọi người xem những tác phẩm còn lại của bộ ảnh:

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

Ý kiến - Thảo luận

9:05 Tuesday,1.10.2013 Đăng bởi:  pQinsettiA
Theo em biết thì đây là quả groseille, thường dịch ra tiếng Việt là quả lý chua :)
...xem tiếp
9:05 Tuesday,1.10.2013 Đăng bởi:  pQinsettiA
Theo em biết thì đây là quả groseille, thường dịch ra tiếng Việt là quả lý chua :) 
12:37 Sunday,29.9.2013 Đăng bởi:  pQinsettiA
Theo như em biết thì quả này là groseille (tiếng Pháp), tra từ điển thấy ghi là quả lý chua, còn tiếng Anh là redcurrant :)
...xem tiếp
12:37 Sunday,29.9.2013 Đăng bởi:  pQinsettiA
Theo như em biết thì quả này là groseille (tiếng Pháp), tra từ điển thấy ghi là quả lý chua, còn tiếng Anh là redcurrant :) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả