Ở Đâu - Làm Gì

Triển lãm “Đối thoại với đình làng”: Chỉ ta nói hay đình làng cũng nói, mà dùng chữ “đối thoại” ở đây? 17. 09. 13 - 9:20 am

Thông tin từ BTC

ĐỐI THOẠI VỚI ĐÌNH LÀNG
Khai mạc: 17h ngày 20. 09. 2013
Địa điểm: Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

.

Triển lãm nghệ thuật “Đối thoại với đình làng” đặt vấn đề trực tiếp về di sản đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ. Tiêu đề mở của triển lãm tạo cơ hội để mỗi nghệ sĩ tiếp cận tùy theo các góc độ, cùng suy ngẫm về giá trị của đình làng và vai trò của di sản trong xã hội đương đại.

Bằng các loại hình nghệ thuật khác nhau, triển lãm đặt câu hỏi mang tính phản biện về những vấn đề liên quan đến di sản đình làng như sự xuống cấp của di sản, sự cần thiết trong việc bảo vệ di sản, hay tôn vinh những nét đẹp của di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại.

Đình làng Cam Thịnh, xã Đường Lâm, Sơn Tây đang phải chống sập – Ảnh: Đức Vân (chỉ để minh họa bài, không có trong triển lãm)

Các tác phẩm nghệ thuật thể hiện quan điểm, cách nhìn, lối nghĩ của người nghệ sĩ, qua đó tạo những ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Song song với triển lãm, còn có những hoạt động như tọa đàm, giáo dục nghệ thuật và di sản, ấn phẩm nghiên cứu…

Tất cả những nhân tố trên đã đóng góp vào sự thành công của Dự án nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ Việt Nam của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Đình làng Chuông, Hà Tây. Ảnh: anhcobra. (Ảnh chỉ để minh họa cho bài, không có trong triển lãm)

Các nghệ sĩ tham gia triển lãm:

Lê Trần Hậu Anh
Phạm Duy
Lưu Chí Hiếu
Đào Quốc Huy
Đặng Thị Khuê
Nguyễn Ngọc Lâm
Nguyễn Mỹ Ngọc
Nguyễn Thế Sơn
Vũ Nhật Tân
Vũ Đình Tuấn
Khổng Đỗ Tuyền

 

 

Ý kiến - Thảo luận

2:11 Sunday,22.9.2013 Đăng bởi:  Dan
Sao xem triển lãm này lại không thấy tác phẩm của Đào Quốc Huy nhi?
...xem tiếp
2:11 Sunday,22.9.2013 Đăng bởi:  Dan
Sao xem triển lãm này lại không thấy tác phẩm của Đào Quốc Huy nhi? 
23:22 Friday,20.9.2013 Đăng bởi:  dilettant
Ngày xưa đia sơ tán, thấy gần như ở đình làng nào cũng có một câu đề, hơi sáo:
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình rơi bao ngói thương đình (có lúc viết là "tình", hoặc "mình") bấy nhiêu.
Bây giờ nghĩ lại, thấy những ngày quê mùa ấy sao thật đạm t&ig
...xem tiếp
23:22 Friday,20.9.2013 Đăng bởi:  dilettant
Ngày xưa đia sơ tán, thấy gần như ở đình làng nào cũng có một câu đề, hơi sáo:
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình rơi bao ngói thương đình (có lúc viết là "tình", hoặc "mình") bấy nhiêu.
Bây giờ nghĩ lại, thấy những ngày quê mùa ấy sao thật đạm tình người. Đâu rồi những bà chủ nhà tốt bụng của tôi thời sơ tán? Chắc chắn họ đã khuất núi, nhiều người được gặp con trai chết trẻ (hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ) của mình.
Đọc Samuel Popkin's Người nông dân điều độ: Kinh tế chính trị trong xã hội nông thôn Việt Nam/The Rational Peasant: The Political Economy of Rural Society in Vietnam, thấy nói đình xưa là chỗ của đàn ang (một miếng giữa làng), còn chùa, đền là chỗ của phụ nữ (nét văn hóa nông thôn của Việt Nam). Thảo nào chị em bây giờ mê tín, đi chùa xuân (nhiều khi tới tận tháng 6?). Còn mấy ông xã sệ thì "lừ đừ như ông từ vào đến".
Nói thế để thấy việc ta nghiên cứu văn hóa đình cũng chưa đến nơi... Hoan nghênh triển lãm. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả