Nhiếp ảnh

Một thế hệ đang biến mất: Ảnh chụp những nghề đang mai một tại Ấn Độ 09. 10. 13 - 6:28 am

Asoca st, Pha Lê dịch

.

Kinh tế Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng, nhưng thời gian trông như đang ngưng đọng khi bạn xem những tấm ảnh do Supranav Dash chụplại các nghề nghiệp hiện dần lụi tàn tại quốc gia này.

Cỗ máy in từng thay thế người chép bản thảo. Rồi sau đó máy đánh chữ thay thế máy in. Giờ đây máy in lại bị máy tính soán ngôi. Công nghệ là vậy đấy. Nỗi sợ “máy móc sẽ lấy mất việc của con người” là chi tiết nổi bật cả trong các bộ phim giả tưởng (Nhà Jetsons, Nhà Simpson, Kẻ Hủy Diệt) lẫn trong đời thật (bạn có biết: hệ thống máy tính Watson của IBM và rô-bốt của hãng Kiva hiện là “nhân viên” làm việc tại các kho hàng của hãng Amazon).

Trong tình trạng vui buồn lẫn lộn, tại Ấn Độ, những cuộc “đảo chính công nghệ” này đang lật đổ những nghề truyền thống, nghề thủ công với tốc độ chóng mặt. “Do sự thay đổi quá nhanh về kinh tế xã hội ở Ấn Độ, cộng với việc ‘McDonald hóa’ ở tiểu lục địa châu Á này, chúng tôi đang đứng trước một ngã ba đường – nơi thế hệ hiện đại không còn muốn theo nghiệp tổ,” Supranav Dash nói, anh là một nhiếp ảnh gia làm việc tại New York, lớn lên ở Calcutta, nơi đầy trên phố là các nghệ sĩ uốn dẻo và những tay thôi miên rắn.

Nghệ nhân làm gốm ở Ấn Độ

 

Nghề xem bói cũng đang dần mai một?

Dash chỉ ra rằng xu hướng của thế hệ mới này không chỉ là đua theo logic hay cơ hội tài chính. Nó là cách để thoát khỏi những khuôn mẫu về giai cấp, về địa vị mà truyền thống đã áp đặt. Lúc chụp các đối tượng – có lẽ là những người cuối cùng của cái nghề mà họ đang làm – cho bộ ảnh “Marginal Trades” (Những nghề nghiệp bên bờ vực), Dash tranh thủ hỏi han về tình cảnh của họ. Một số không rõ lắm vì sao công việc chuyên môn của họ lại đang thoi thóp. Số khác lại ý thức rất rõ căn nguyên sự tình.

“Từ một người làm chổi kiêm bán chổi, giờ anh ấy chỉ còn là người bán chổi. Anh sẽ chẳng còn có thể làm những chiếc chổi ‘tự phân hủy’ từ rơm. Thay vào đó, anh ấy sẽ bán chổi nhựa làm tại các hãng sản xuất. Người chuyên đánh máy thuê phải nhường chỗ cho các quán cà phê internet có cài chương trình MS Office. Nhà cung cấp nước khoáng đóng chai thì hất cẳng người gánh nước dạo. Các anh nhạc công khó lòng đọ sức với những chàng DJ sôi động. Nếu nông dân địa phương trồng rau quả để đem lên thành thị bán thì họ sẽ chẳng bì nổi với những khu thương mại lớn – nơi mọi người đến mua thực phẩm mỗi ngày.”

Anh bán chổi rơm

 

Đoàn nhạc công

Các nhiếp ảnh gia thường nhắc tới những khó khăn trong việc khắc họa nền văn hóa Ấn Độ qua máy ảnh. Đó là một đất nước không ngừng quyến rũ dân phương Tây với các gam màu tương phản, mật độ dân số cao, nhiều khu ổ chuột, bản sắc truyền thống, các loài động vật hoang dã, cùng nhiều thứ khác – nhưng hiệu quả của chúng thường rất cliché. Dash chọn hình thức tiếp cận độc đáo và kém ngoại lai hơn bằng cách mời các đối tượng của anh về studio chụp, tất cả đứng trước một phông nền chung đã dựng sẵn. Nhờ loại bỏ những gợi ý liên quan tới bối cảnh xung quanh mà Dash đã giúp từng người và từng ngành nghề có một sức mạnh ngang nhau.

Người bán nước mía

 

Thợ hớt tóc dạo

Mấy bức ảnh trông gần giống như ảnh chân dung học sinh các trường ở Mỹ: hơi thiếu tự nhiên, ngột ngạt theo kiểu chẳng có chỗ cho đối tượng lẩn tránh. Và cũng như ảnh một em học sinh lớp Hai, đeo kính cận và thắt bím hai bên, những tác phẩm này lưu giữ một khoảnh khắc thoáng qua mà có lẽ chúng ta sẽ chẳng thấy lại được lần nữa.

Mời các bạn xem những hình còn lại của series ảnh này:

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ai là cụ tổ của hội họa trừu tượng? (Cập nhật 2 và kết thúc?)

Nguyễn Đình Đăng - câu hỏi của Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả