|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhSợi chỉ đỏ: Bùi Tiến Tuấn “giải lao” với giấy dó? 30. 09. 13 - 5:57 amThông tin từ BTCSỢI CHỈ ĐỎ Craig Thomas Gallery giới thiệu Sợi Chỉ Đỏ, triển lãm cá nhân giới thiệu các tranh mới chất liệu mực, màu nước trên giấy dó của hoạ sỹ Sài Gòn Bùi Tiến Tuấn. Sau gần một thập niên chuyên theo đuổi dòng tranh lụa với hình tượng những người phụ nữ mộng mị, đầy thi vị, Tuấn đã có một bước chuyển bất ngờ trong loạt tranh mới nhất của mình Sợi Chỉ Đỏ, vẽ riêng trên chất liệu truyền thống giấy dó với mực và màu nước. Tuy nhiên, hoạ sỹ khẳng định rằng sự chuyển đổi này không phải là vĩnh viễn. Đó đơn thuần là sự quay về với “cái gốc” nghề nghiệp của mình, vì Tuấn vốn nổi tiếng với tài vẽ tranh giấy dó khi còn là một hoạ sỹ trẻ. Phù Phiếm, triển lãm cá nhân tranh lụa của Tuấn, được yêu thích tại CT Gallery vào năm 2011, thu hút người xem bởi sự huyền ảo, bố cục đẹp và sự mịn màng của lụa trong các tranh chân dung. Tuấn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tranh in khắc gỗ Nhật Bản Ukiyo-‐e. Các tranh Sợi Chỉ Đỏ tiếp tục chịu ảnh hưởng của loại hình nghệ thuật truyền thống Nhật Bản này, tuy nhiên ở mức độ sâu hơn theo cách tiếp cận tối giản hơn. Trôi trong không gian trống trải của nền giấy dó với bề mặt thô mộc, những người phụ nữ trong bộ sưu tập của Bùi Tiến Tuấn, Sợi Chỉ Đỏ, nằm tựa, cuộn mình, hoặc kiểng chân trong không trung hoặc trên một chiếc giường vô hình. Trong những trạng thái khoả thân khác nhau, có một sợi chỉ đỏ quấn quanh cánh tay mềm mại chạy xuống nửa cặp chân trần hoặc quanh những hình thể tuyệt đẹp. Gương mặt của người phụ nữ trong tranh Tuấn, các nét đôi khi có thể nhìn thấy được, đôi khi bị ẩn đi bởi mái tóc hoặc cái nhìn ngoảnh mặt, cho phép chúng ta tưởng tượng theo ý riêng. Đối với Tuấn, sợi chỉ đỏ luôn hiện diện là sợi dây liên kết dẫn dụ người xem đến thế giới mê cung của sự gợi cảm đầy thi vị của mình. Lụa và giấy dó là những chất lệu cơ bản khác nhau và việc sử dụng cả hai cho thấy sự thuần thục và trình độ mỹ thuật của người hoạ sỹ. Lụa nhìn đẹp và mềm mại hơn, nhưng đồng thời tạo cảm giác không thể chạm đến đối với làn da phụ nữ trong các tranh chân dung của Tuấn trước đây. Ngược lại, giấy dó với kết cấu bề mặt thô cho cảm giác nổi như “phù điêu”. Khi nhìn kỹ hơn, bề mặt tranh không bằng phẳng của loạt tranh Sợi Chỉ Đỏ gợi cảm giác thật, mạnh hơn về làn da với các lỗ chân lông, các sợi lông tơ mịn, và những chi tiết chưa hoàn hảo khác. Như trong các tranh trước đây của Tuấn, người phụ nữ trong bộ sưu tập Sợi Chỉ Đỏ là những “phụ nữ thị thành”. Tuy nhiên, họ ít xa cách và dễ tiếp xúc hơn. Họ hiện diện ở mức độ thật hơn và tình cảm hơn, cho phép người xem trải nghiệm bằng xúc giác nhiều hơn thế giới của người nghệ sỹ. Nếu các tranh chân dung bằng lụa của Tuấn là cửa sổ đi vào thế giới mộng mị của hoạ sỹ, thì loạt tranh Sợi Chỉ Đỏ đưa trực tiếp người xem vào thế giới nơi sự gợi cảm có thể chạm đến được thông qua chất mộc của bề mặt giấy dó.
Ý kiến - Thảo luận
22:02
Thursday,10.10.2013
Đăng bởi:
dilettant
22:02
Thursday,10.10.2013
Đăng bởi:
dilettant
Rất thích tranh, nhưng khi nghe tác giả chịu ảnh hưởng của một trường phái Nhật, bỗng xìu đi...
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp