|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamPHÙ PHIẾM của Bùi Tiến Tuấn 05. 09. 11 - 2:29 pmThông tin từ Craig Thomas Gallery
PHÙ PHIẾM – FRIVOLITY Khai mạc: 18h00 – 20h00 ngày Thứ Năm, 8. 9. 2011 Craig Thomas Gallery hân hạnh giới thiệu Phù Phiếm – Frivolity, triển lãm cá nhân giới thiệu các tranh lụa mới của họa sĩ Việt Nam Bùi Tiến Tuấn. Triển lãm sẽ bắt đầu từ ngày 8 tháng 9 năm 2011 tại không gian trưng bày phụ của CTG cho đến ngày 12 tháng 9. Sau đó, tất cả các tranh Frivolity – Phù Phiếm sẽ được chuyển về gallery chính của CTG và tiếp tục trưng bày cho đến ngày 25 tháng 9. Triển lãm được giám tuyển bởi Craig Thomas và Xuân Mai Ardia. Tại các quốc gia mới nổi, sự phát triển kinh tế thường dẫn đến việc xem nhẹ các truyền thống văn hóa, phong tục, nhiều khi bị bỏ lại phía sau và bị thay thế bởi những gì được cho là mới mẻ và hiện đại hơn. Hiện tượng này thường được chứng kiến trong lĩnh vực nghệ thuật. Các nghệ sĩ trong những xã hội đang biến đổi này đối mặt với sự khuyến khích mạnh mẽ theo đuổi những hình thức biểu hiện được cho là có chất đương đại nhiều hơn, thay thế các chất liệu truyền thống. Bùi Tiến Tuấn học tranh lụa tại Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng anh đã dành khoảng 10 năm sau khi tốt nghiệp làm việc chủ yếu với sơn dầu vải bố. Quyết định của Tuấn vào năm 2008 quay trở lại tranh lụa xuất phát từ tình cảm dành cho chất liệu lụa và cảm giác tranh lụa đang sa vào hình thức trang trí đơn thuần. Tuấn mong muốn bảo tồn những gì mà anh xem là một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam và đóng góp cho sự phát triển của lụa thành một chất liệu mỹ thuật.
Trong loạt tranh Phù Phiếm, Tuấn giới thiệu một ngôn ngữ biểu hiện nhiều chất đương đại hơn đến tranh lụa qua việc phát triển mới đề tài và giới thiệu một bảng màu mới rực rỡ. Anh không chọn các phong cảnh được lí tưởng hóa hay cuộc sống thôn quê như phần đa các tranh lụa Việt Nam truyền thống, mà là thế giới phù phiếm, nơi những người phụ nữ gợi cảm, quyến rũ, có thể tự hào khoe vẻ đẹp, thời trang và cơ thể của mình. Sự lựa chọn của Tuấn giới thiệu phụ nữ trong các tranh của Phù Phiếm có sự tương đồng chặt chẽ với chất liệu. Sự mỏng manh, duyên dáng của lụa, giống như phụ nữ, và theo quan điểm của anh hình thể phụ nữ trở nên sống động qua chất liệu lụa. Phụ nữ trong tranh Tuấn hầu hết được họa khỏa thân với làn da không được tô vẽ hay điểm màu, nhấn mạnh sự tin tưởng của anh vào mối quan hệ thân thiết, cộng sinh giữa lụa và làn da. “Nơi phù phiếm”, nơi những người phụ nữ của Tuấn được miêu tả, có thể xem như một thế giới song hành với ukiyo-e, hay “thế giới nổi”, của tranh in khắc gỗ Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 17 – 20. Như các nàng geisha của ukiyo-e, những người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ trong tranh Tuấn sống ở thế giới cao xa không có thực, của sự tiêu khiển ngắn ngủi thoát li khỏi các trách nhiệm thế tục hàng ngày. Họ lơ lửng trong một vùng đất không có thời gian, không gian, tồn tại trong một thế giới tách biệt. Các tranh lụa của Phù Phiếm là một cánh cửa vào thế giới của Tuấn. Nơi trú ngụ của những con người bí ẩn, gợi cảm, hấp dẫn. Những phụ nữ này trở thành một phần của trí tưởng tượng của chúng ta, họ có thể là bất cứ ai mà chúng ta muốn, bất cứ nơi đâu mà chúng ta mong ước. Bùi Tiến Tuấn sinh năm 1971 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, và hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuấn tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998, hiện anh cũng đang là giảng viên của trường. Anh đã triển lãm nhiều lần tại Việt Nam. Phù Phiếm là triển lãm cá nhân thứ hai về tranh lụa của Tuấn. * Liên hệ: Craig Thomas – 0903888431 Ý kiến - Thảo luận
16:57
Thursday,8.9.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
16:57
Thursday,8.9.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Ngắm tranh anh Tuấn...
Vương vấn chị Poong!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Vương vấn chị Poong!
...xem tiếp