|
|
|
|||||||||||||
KhácXem “Nhà tây biến hình”. Xem cuộc sống của ta biến đổi. 07. 10. 13 - 5:58 pmThông tin từ BTCNHÀ TÂY BIẾN HÌNH NHÀ TÂY BIẾN HÌNH Nguyễn Thế Sơn – người nghệ sỹ tư duy tinh tế, tiếp tục những khám phá của mình về cảnh quan đô thị Hà Nội, cả về tinh thần cũng như vật chất, khi thành phố này dịch chuyển và biến đổi trong thế kỷ 21. Như một người quan sát sắc bén, không chỉ chấp nhận sự thay đổi chóng mặt đó, Sơn quan tâm đến sự xung đột giữa giá trị tinh thần và tính cộng đồng phát sinh trong cuộc chạy đua hiện đại hóa. Trong loạt tác phẩm trước –Nhà Mặt Phố, Sơn đã chụp những ngôi nhà ống đặc trưng Việt Nam – biểu tượng của sự thành công trong những năm 90 của thế kỷ trước. Sử dụng phương pháp “nhiếp ảnh phù điêu” độc đáo, các lớp ảnh đã tạo ra một cấu trúc ba chiều, thể hiện trực tiếp những lớp cắt chuyển đổi mà các ngôi nhà đã phải chịu qua năm tháng. Khi những ngôi nhà bị thay đổi và chuyển biến để phù hợp với nhu cầu của người dân sống trong đó, nó tạo thành một tấm gương phản chiếu xã hội và những thay đổi của cảnh quan đô thị về cả vật chất và tinh thần.
Loạt tác phẩm trước của Sơn, Nhà Mặt Phố, đã chỉ ra những vấn đề: từ sự coi trọng vật chất quá mức của xã hội, sự phân tách của khoảng cách giàu nghèo, và sự áp đặt chủ nghĩa hàng hóa phương Tây lên con người. Và với loạt tác phẩm ‘Nhà Tây biến hình’ này cũng tiếp nối chủ đề đó. Trong triển lãm lần này, Sơn tiếp tục nghiên cứu của mình về sự chuyển đổi của cảnh quan đô thị. Nói đến Nhà Tây (biệt thự – villa kiểu châu Âu) là nói đến những ngôi nhà xinh đẹp và thoáng mát, được người Pháp xây dựng, đại diện cho tất cả những nét ngoại lai đẹp đẽ, mới mẻ và lãng mạn đến từ phương Tây. Sự pha trộn giữa kiến trúc Đông và Tây này đã tạo ra một cuộc sống nhiều người mơ ước và đến ngày nay cũng vẫn vậy. Tuy nhiên khi thành phố mở rộng và phát triển, những ngôi biệt thự này sẽ thay đổi và biến chuyển cũng giống như những ngôi Nhà Mặt Phố kia. Cơi nới thêm, lợp mái tôn, treo biển quảng cáo, lắp ghép liên tục lên trên nền kiến trúc nguyên thủy, tất cả tạo thành lối kiến trúc bấp bênh của một đời sống hỗn loạn. Nghệ sỹ đồng triển lãm lần này, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, lại đưa thêm một lát cắt lịch sử vào hành trình khám phá những ngôi Nhà Tây. Theo dấu những tấm bản đồ và các bức vẽ mà học giả người Pháp Henri Oger, vào năm 1908-1909, đã cho vẽ 4577 bức tranh mô tả mọi khía cạnh đời sống người dân An Nam, Yên Thế đã tạo ra lát cắt riêng của mình khi phân tích đời sống đô thị qua bộ mặt nguyên thủy của các biệt thự. Qua nghiên cứu này, Yên Thế đã tái tạo những chi tiết nguyên bản của các ngôi nhà qua các bức vẽ trên giấy Dó truyền thống của Việt Nam, song hành với các tác phẩm 3D của Sơn như một bản mô tả cho thấy chúng đã bị chuyển đổi ra sao qua năm tháng.
Sự khám phá và theo dấu ký ức của những người chủ nhà cho thấy một hành trình đầy xúc cảm của người nghệ sỹ, anh nói, “trong một phương diện nào đó, công việc này khó khăn hơn những gì mà Henri Oger đã tiến hành. Vì nó không phải là sự ghi chép, tái hiện đơn thuần một hiện thực đang diễn ra. Thao tác này giống như việc phẫu thuật chỉnh hình và kích thích những vùng tối của tâm thức cho nạn nhân sau một tai nạn giao thông.” Một lần nữa, Nguyễn Thế Sơn và nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế sẽ để cho công chúng tự cảm nhận, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi như thế nào và sự phản tác dụng của sự hiện đại hóa trong xã hội.
Nhà tây biến hình được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Phát triển và Văn hóa Prince Claus Thông tin bổ sung: Nguyễn Thế Sơn: Từ năm 2000, Thế Sơn đã có nhiều triển lãm cá nhân tại Việt Nam, trong đó có ‘Gội đầu’ (2005 ) ‘Trên cao’ (2007), ‘Tầm cao mới’ (2009), ‘Đường về còn xa lắm’ (2011), ‘Nhà mặt phố’ (2012). Sơn cũng từng tham gia rất nhiều triển lãm nhóm tại Việt Nam và Trung Quốc. Trần Hậu Yên Thế: Triển lãm cá nhân đầu tiên của Thế được thực hiện vào năm 1999 mang tên gọi ‘Tên tôi là’. Trần Hậu Yên Thế cũng tham gia nhiều triển lãm nhóm như: ‘Qua phố nhớ gì’ (2010), ‘Phòng cấp cứu’ (2009), ‘Chuyện tiềm ẩn (2008), Vạc & Xổm (2005), ‘Trong 4 bức tường’ (2005) và tham gia nhiều dự án nghiên cứu mỹ thuật cổ. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|