|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnGia đình hạnh phúc, và “dàn nhạc không người” mọi lúc mọi nơi … 16. 03. 12 - 7:20 amVeronika Radulovic
NHÀ MẶT PHỐ Khai mạc: 18:00 thứ Năm ngày 8. 3. 2012 Đã từng có thời không người nào ở Hà Nội có thể tưởng tượng hình ảnh những tấm quảng cáo thương mại quốc tế và ánh đèn nê-ông nhấp nháy muôn màu, lại càng không thể biết rằng mấy thứ đó không chỉ tốn tiền, mà còn có thể đem lại rất nhiều tiền. Ngày ấy Hà Nội có vẻ yên ả, thậm chí còn khá mờ nhạt và tĩnh lặng – cho đến đầu thập kỷ 1990 chỉ có các tranh cổ động và biểu ngữ vẽ, viết bằng tay với khẩu hiệu cũng như các hình dung của nhà nước về một xã hội văn minh khả dĩ tạo dấu ấn cho thành phố và làm nó thêm màu sắc. Ở đó có thể đọc được những dòng chữ về “…thắng lợi mới…” hay “vì một xã hội trật tự và đường phố sạch đẹp”, và dường như với tất cả những ý tưởng đó, các tranh cổ động đã vạch rõ cơ hội biến chuyển mà ai ai cũng nên góp sức. Đúng vậy: có vẻ như mỗi người đều mong muốn làm được một cái gì đó, và khắp nơi hiện rõ một quyết tâm kiến thiết. Khởi nguồn cho tất cả là chính sách cải cách của Việt Nam từ năm 1986, nó đã đi vào lịch sử với thuật ngữ “Đổi Mới” với hàm ý mở cửa về phương Tây, công nhận một xã hội được định hướng thị trường cũng như khả năng kiến tạo sở hữu cá thể. Công cuộc cải cách chính trị vĩ đại ấy ở Việt Nam luôn đi kèm một khẩu hiệu tập thể và hiện diện khắp nơi: “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Ai đọc câu đó cũng biết ngay ý nghĩa của nó. Ý nghĩa đối với chính mình. Với gia đình mình. Với nhà mình. Và với mặt tiền hướng ra phố. Sinh ra tại Hà Nội năm 1978, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn chỉ có thể biết lờ mờ về thời đó. Khi Đại hội 6 của Đảng cộng sản Việt Nam cho phép cả các nghệ sĩ được tự do tiếp thị tác phẩm của mình cũng như tự do chọn đề tài sáng tác, thì anh vừa lên 8. Ở tuổi 16, vào ngày 4. 2. 1994, anh chứng kiến việc Mỹ chấm dứt cuộc phong tỏa kéo dài 19 năm liền. Vài năm sau anh vào học họa tại Đại học Mỹ thuật ở Hà Nội và tập trung vẽ lụa. Như thường lệ, anh hoàn tất chương trình học tập bắt buộc. Đầu bài thường là những hình ảnh lý tưởng hóa của thành phố Hà Nội và cuộc sống nông thôn. Nhưng bên cạnh đó cũng có các tác phẩm tự do để qua đó anh cho chúng ta thấy cuộc bùng phát ngày càng hiện rõ ở Việt Nam, ví dụ như vô số mặt tiền hẹp ngang lấp sau bạt dứa xanh-trắng-đỏ trong lúc xây dựng – ngay sát bên các khẩu hiệu đang mờ dần. Cả tên các tác phẩm trước đây của anh, ví dụ Tầm cao mới hay Siêu truyền dẫn, và khổ tranh hẹp ngang cực đoan đều nhấn mạnh xu hướng vươn lên. Đó là một cảm nhận hữu thức của Nguyễn Thế Sơn và sự thể hiện thành hình ảnh các biến chuyển mà nhìn vào dấu vết của chúng, người ta nhận ra sự bùng phát của Việt Nam, và những dấu vết ấy cũng dẫn chúng ta đến triển lãm mới mang tên Nhà Mặt Phố của anh.
Nguyễn Thế Sơn đã và đang không chỉ là người biên sử cho thời đại của mình. Bên cạnh các bức ảnh chụp về đề tài năng lượng giàu tính châm biếm với những bó dây điện lùng nhùng là loạt ảnh của anh chụp cây cối vào buổi đêm, luôn ở dạng xê-ri trọn bộ và khả biến, song đồng thời nhấn mạnh tính chất phát triển quá độ. Bản thân cây cối chẳng là gì khác ngoài ánh sáng và bóng đen. Hôm nay nhìn lại, dường như những bức ảnh ấy giống như ánh nhìn của một người có tầm mắt vươn xa, vốn ngay từ điểm khởi thủy đã hình dung được mặt trái của quyền lực và sự bùng phát, của đồng tiền, của những mối quan hệ, hay nói ngắn gọn là của sự bấp bênh trong quá trình mở cửa chính trị của Việt Nam. Và đối với con người có tầm nhìn như thế, cái thế giới ảo của hàng hóa phô trương hôm nay đã trở thành đặc tính hiển hiện cho sự mất mát văn hóa mà có lẽ sẽ còn phải trả giá cao. Nguyễn Thế Sơn thường sử dụng phương tiện tranh lụa truyền thống cho tác phẩm của mình, chính điều này nhấn mạnh sự lạ lẫm của các cấu trúc nhà cao lênh khênh với mặt tiền ngày càng lịch thiệp hơn và ngay trong lúc hình thành đã biểu hiện quyền lực và năng lượng. Và người ta luôn luôn nhận ra một điều: việc xây nhà riêng gắn chặt với kinh doanh hứa hẹn lời lãi. Một mặt, các ý tưởng kinh doanh do các nhà đầu tư nước ngoài đem đến, nhưng mặt khác thì các ý tưởng ấy cũng phong phú như ước nguyện của con người, và sự quỵ lụy của chúng trước những ảo tưởng mà cách đây mấy thập kỷ còn được “chăm chút và nuôi dưỡng“ theo chiều hướng khác hẳn. Sắc đẹp. Mỗi ngày một khuôn mặt mới. Karaoke. Nâng cao vẻ đẹp hiện tại. Karaoke. Vẻ đẹp thuần khiết. Karaoke. Chúng tôi tin vào dáng chứ không phải kích cỡ. Khẳng định cá tính. Sắc đẹp. Karaoke. Trao bạn nét đẹp mà tự nhiên. Và mọi nơi mọi lúc đều hiện diện Karaoke. Karaoke. Karaoke… đó là các khẩu hiệu và ảo tưởng mà Nguyễn Thế Sơn cho chúng ta thấy trong tác phẩm của mình hôm nay. Các thông điệp quảng cáo đặt trên mặt tiền các tòa nhà như những vần thơ của cuộc sống thường nhật. Tựa như sự bùng phát chính trị của Việt Nam đượcc tải trên một con sóng của hàng hóa muôn màu và của những ước vọng kỳ thực không thể thỏa mãn được – giống như mong muốn có được vẻ đẹp vĩnh cửu. Nhưng, ảo tưởng là một chuyện không đơn giản… cho dù luôn cảm thấy bị chúng lừa dối nhưng nói cho cùng, chúng ta vẫn muốn tin là chúng có thật. Ai chả muốn đẹp và giàu. Một giấc mơ mùa xuân vĩnh cửu. Chiếm hữu, thèm muốn, tung tiền ra mua. Và mua thêm nhiều hơn nữa. Nhưng: một vòng tham lam luẩn quẩn ngày càng hiện rõ. Bốn, năm hay bảy tầng? Nhanh hơn, cao hơn, nhiều hơn… nhưng mọi sự sẽ đi đến đâu? Ai làm việc đó? Cái giàu xổi ấy có phải dành cho tất cả mọi người?
Nhà Mặt Phố (hay mặt trước của nhà hướng ra đường) có một thông điệp rõ ràng. Chúng là biểu tượng của quyền lực đồng tiền – song có mặt tiền thì phải có phía sau. Là những gì không thấy ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng đọc đầu đề thì ai cũng hiểu ra ý mà Nguyễn Thế Sơn ám chỉ một cách tinh tế trong vế nối vào khái niệm phổ biến “nhà mặt phố…” – chính là “bố làm to” hay quyền lực chính trị. Hai vế đó hợp lại, biểu thị hai giá trị và nhân tố an toàn lớn của xã hội mới. Quyền lực hữu hình được bảo đảm và gìn giữ bởi quyền lực vô hình. Nghe cũng xuôi tai, nhưng Nguyễn Thế Sơn bỏ mặc ta với nhiều câu hỏi để ngỏ. Anh không làm hộ ta sự phân bạch thực sự. Và ai cũng hiểu rằng sự phân bạch đó và nhãn quan chính trị hiện tại là cần thiết, nhưng ai cũng tiếp tục tin vào tuổi thanh xuân vĩnh cửu và một xã hội công bằng, và tin rằng chính mình là “nhạc sĩ sáng tạo”. Nằm trong vòng vây của một thế giới ảo tuyệt hảo, giữa đống đĩa DVD và video, và tự cho mình câu trả lời buồn thảm: kara-oke, dịch sát từng chữ nghĩa là “dàn nhạc không người”. Vậy đâu là những ngôi sao và người hùng của cuộc sống thường nhật? Ngắm kỹ hơn các tấm ảnh rập nổi (như phù điêu) trong sắp đặt của Nguyễn Thế Sơn, ta sẽ thấy những hình người đi xe máy lướt qua. Gia đình, mẹ đèo con. Trang bị những sản phẩm tiên tiến và sẽ được coi là tiên tiến, chuyển động của họ nhấn mạnh tốc độ thời đại, và những chiếc xe máy đủ loại khác nhau minh chứng cho sự biến đổi kinh tế. Gần như ẩn dụ, anh gắn họ vào trước các mặt tiền ngày càng phình đại. Trông họ như những vệt nho nhỏ, không bao giờ đọ nổi với hình mẫu lớn tướng trên mặt tiền các ngôi nhà, song vẫn cần cù chuyển tải niềm hạnh phúc riêng tư mà họ vẫn muốn tin vào từ xưa đến nay. Họ vẫn góp tay vào công cuộc kiến thiết vĩ đại và thường không nhận ra trong bóng râm của mặt tiền, rằng câu hỏi quyền lực đã được quyết định từ lâu. Có thể đâu đó vẫn ẩn một câu nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” Câu nói ấy khiến chúng ta tiếp tục hy vọng, và hạnh phúc vẫn còn đó để ta phấn đấu!
* Bài liên quan: – 8. 3: NHÀ MẶT PHỐ của Nguyễn Thế Sơn
Ý kiến - Thảo luận
14:00
Friday,16.3.2012
Đăng bởi:
Trịnh Xuân Đỉn
14:00
Friday,16.3.2012
Đăng bởi:
Trịnh Xuân Đỉn
Mình thấy bài viết cứ tán thêm tán nữa tán mãi mà không (làm mình) hiểu nhiều lắm về sự liên quan giữa các ý trong bài và chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm.
Nhiếp ảnh-phù điêu.Thì nó đầu tiên phải là nhiếp ảnh cái đã chứ nhỉ? Cách nhìn này, nếu loại trừ phần làm nổi ra* thì có gì mới đâu?!Theo mình là còn thua rất xa những tay máy nghiệp dư vô tư ở diễn đàn XOMNHIEPANH! *: hiệu ứng thị giác của cách làm nổi này là rất thấp.
10:37
Friday,16.3.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Veronika Radulovic là ai vậy cà?
Mà viết thẳng tiếng an-nam mình? Kinh quá! ...xem tiếp
10:37
Friday,16.3.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Veronika Radulovic là ai vậy cà?
Mà viết thẳng tiếng an-nam mình? Kinh quá!
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nhiếp ảnh-phù điêu.Thì nó đầu tiên phải là nhiếp ảnh cái đã chứ nhỉ?
Cách nhìn này, nếu loại trừ phần làm nổi ra* thì có gì mới đâu?!Theo mình là còn thua rất xa những tay máy nghiệp dư vô t
...xem tiếp