|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhÔng Chứng có lẽ nên đi học bổ túc về luật, nhỉ? 03. 10. 13 - 2:45 pmMTXNhững tranh luận quanh trường hợp khu vườn “kinh dị” của ông Phạm Chứng làm tôi nhớ đến hai trường hợp điển hình đã xảy ra cũng ở nước mình, đều dính đến kiến trúc và đều ở Đà Lạt. Đó là trường hợp Ngôi nhà trăm mái (đã bị dẹp bỏ) của một kiến trúc sư tên Lữ Trúc Phương và Ngôi nhà trăm phòng (vẫn còn đang tồn tại) của một nữ kiến trúc sư tên Hằng Nga.
Ngôi nhà trăm mái khi ra đời hồi đầu thập niên 90 đã nhận được sự đồng cảm và ủng hộ của dư luận (ấy là theo những trích đoạn cảm nghĩ của khách du lịch đăng báo hồi đó), nhưng cũng vấp phải ý kiến phản đối của một số người, cho nó là “dị dạng” (một kiểu “làm phương hại đến người khác” như bạn SiêuNoob lý giải). Kết quả là sau vài năm, người ta đã bắt phải dẹp nó đi, nhưng hồi đó các cơ quan chức năng đủ khôn để không lấy lý do là “kích động bạo lực” mà lại có một lý do hợp luật là “chiếm dụng đất và cơi nới trái phép” để dỡ bỏ ngôi nhà này. Việc dỡ bỏ Ngôi nhà trăm mái đã gây dư luận ầm ĩ thời đó, đặc biệt là trong giới kiến trúc, nhưng cuối cùng cũng phải chịu vì phạm luật liên quan đến đất đai. Còn Ngôi nhà trăm phòng, mà chủ nhân của nó là kiến trúc sư Nga tự gọi là “Ngôi nhà điên rồ”, sau một khoảng thời gian khá dài, hiện vẫn tồn tại bất chấp những ý kiến phản đối cũng tương tự như với trường hợp Ngôi nhà trăm mái. Tôi đã đến đó thăm, thấy vẫn bán vé cho khách du lịch vào xem, (chủ yếu là khách nước ngoài) và vẫn tiếp tục xây thêm những phòng mới! Bà Nga cho biết đây là công trình của cả đời và bà sẽ không lùi bước trước những ý kiến phản đối chỉ vì trông nó không giống những ngôi nhà xung quanh. Sở dĩ Ngôi nhà điên rồ này vẫn tồn tại và đón du khách đến thăm (khá đông) có lẽ vì cơ quan chức năng chưa tìm được lý do nào khả dĩ là phạm luật để có thể dẹp nó… Quay lại trường hợp ông Chứng, có lẽ điều cơ bản cần phải làm rõ là ông Chứng vi phạm những điều luật nào để buộc ông phải dỡ tượng trong vườn nhà mình? Chính thức mà nói, cơ quan chức năng đã đưa ra một số điều luật để căn cứ vào đó mà xử lý, nhưng xem ra có vẻ không hợp lắm! Chứ nếu cứ nói một cách cảm tính kiểu như “làm phương hại đến người khác” hay “làm cho người xung quanh thấy sợ” để buộc ông phải dỡ tượng thì sẽ tạo tiền lệ rất xấu cho những trường hợp khác nữa. Mỗi ví dụ đưa ra đều chỉ có tính khu biệt phục vụ cho ý định của người tranh luận, không thể là căn cứ để đưa ra các quyết định, nhất là khi nó lại liên quan đến quyền tự do cá nhân của công dân. Ông Chứng là một người dân bình thường có thể chưa quen với việc phải chịu sức ép từ phía cơ quan công quyền nên chịu dỡ tượng, chứ nếu đằng thẳng ra mà đưa ra tòa chẳng hạn, nơi cần những chứng minh chặt chẽ mang tính pháp chế thì chưa chắc ông phải chịu dỡ tượng đâu. Có lẽ ông Chứng nên chịu khó đi học một lớp học bổ túc căn bản về luật thì mới hy vọng có thể tiếp tục công trình của mình như ông đã bày tỏ trên báo chí! Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|