Nghệ sĩ Việt Nam

Lý Trần Quỳnh Giang cùng bản mộc nude 09. 04. 10 - 1:08 pm

SOI

 

 

Bà ta, khắc gỗ, 2007

Trong triển lãm tranh khắc gỗ gần đây nhất (Tháng 4/2007) của Lý Trần Quỳnh Giang, người xem được chiêm ngưỡng 6 tác phẩm nude trong số 23 tác phẩm được trưng bày. Những bộ ngực méo mó gầy gò trần trụi hoặc lộ ra từ phía sau vòng băng cuốn ở Một bọn 1, hay Thứ hai, sự đam mê mỏi mệt của hình thể nữ khỏa thân của Nhảy múa 2 hoặc có thể là thân hình đẹp đẽ của nữ mà đầy nam tính trong Hai buổi, Một bọn 2…  đủ tạo ra những mỹ cảm nude mềm mại nhưng cũng tràn ngập cảm giác cô đơn, buồn.

Chiều, khắc gỗ, 2007

Nếu trong tranh sơn dầu, gam màu nâu thường được Lý Trần Quỳnh Giang sử dụng thì trong tranh khắc gỗ, bạn chỉ có thể thấy được hai màu cơ bản là đen (màu mực) và nâu trắng (màu gỗ nguyên bản) với các độ đậm nhạt khác nhau.

Trong Chiều, Một bọn 2, Hai buổi, các múi cơ lưng, cơ bụng, cơ đùi, cơ bắp tay của cơ thể người được Lý Trần Quỳnh Giang khắc họa đầy đặn.

Còn lại là sự gân guốc trên khuôn mặt, những đa nghi, toan tính trong ánh mắt, cách nhìn hoặc mặt người bị bó kín.

Những cành mệt mỏi, khắc gỗ, 2007

Nhiều vòng vải trắng, hay nhuộm đen được buộc trên các bản tranh gỗ cũng là sắp đặt chủ ý và tạo mỹ cảm cao trên từng tác phẩm.

Điều mà tôi thích nhất ở tranh khắc gỗ của Lý Trần Quỳnh Giang là các nét vẽ bàn tay, bàn chân của nhân vật (hay chính là tự họa của chị): dài nhẵng, quều quào, rã rời, cảm giác đúng như tên gọi Những cành mệt mỏi.

The sadness X 2008

Không ít toàn bộ tác phẩm chỉ để vẽ chân: Nhảy múa 1 (mặt sau), Những cành mệt mỏi, Phòng có hoa đăng tiêu; vẽ tay: Nhảy múa 1 (mặt trước), Đám đông 2.

Chạm vào tranh khắc gỗ của Lý Trần Quỳnh Giang rồi nhắm mắt lại, có thể cảm thấy từng đường nét qua đầu ngón tay.

Tranh của Giang không chỉ nhìn, sờ mà còn ngửi được: Mùi thơm gỗ hòa vào mùi mực in, mùi vải đã qua hồ.

Ốm, khắc gỗ, 2007

Mở mắt ra, nhìn sâu vào từng nét khắc thanh mảnh tinh tế với những đường thẳng, đường cong, vòng xoáy sẽ bị những đường nét ấy dẫn dụ, hút sâu, ngập chìm như thể đang trôi vào bề mặt phía sau tranh, bước vào một thế giới tạo hình khác, giống như hồi nhỏ, ta hay chơi trò nhìn chằm chằm vào một bức ảnh sắp xếp khối, sắc chủ ý sao cho đến một lúc nào đó hiện lên một hình ảnh hoàn toàn khác nổi trên bề mặt (hay phía trong bề mặt?)

Bước sang năm 2008, Lý Trần Quỳnh Giang đã có bộ sưu tập tranh sơn dầu riêng mình. Chị vẽ bền bỉ, miệt mài, không ngừng lại. Một nốt trầm để tiến tới cao trào 2010: Thế giới đơn độc.

Tiểu đường, khắc gỗ, 2007

 

Hoạt động nghệ thuật

Lý Trần Quỳnh Giang
Sinh năm: 1978 tại Hà Nội
Tốt nghiệp: Đại học Mỹ Thuật Hà Nội năm 2002
Email:
lytranquynhgiang88@yahoo.com
Triển lãm cá nhân:

Nhiệt đới tại 29 Hàng Bài gallery, 2002
Buổi chiều thức dậy tại 29 Hàng Bài gallery, 2004
Giang tại L’Espace (Trung tâm văn hóa Pháp, Tràng Tiền, Hà Nội), 2007

Triển lãm nhóm:

Mỹ thuật Đương đại tại Hà Nội, 2001
Ánh mắt trẻ tại Hà Nội, 2002, 2004
– Họa sỹ trẻ
tại Hà Nội, 2004
– Tinh thần Việt
, Hồng Kông 2005
Nude tại 39A gallery, Lý Quốc Sư, Hà Nội, 2005
Chân dung tại Young gallery, Hà Nội, 2006
Changing Identity tại Mỹ, 2007-2008
– Festival Mỹ thuật trẻ tại Viet Art Centre, 42 Yết Kiêu, Hà Nội, 2007
– Triển lãm nhóm lần 2 tại Mỹ, 2007
– Triển lãm nhóm lần 2 tại Hồng Kông, 2007
– Triển lãm nhóm tại Red Dragon gallery, Dubai-Arap, 2007
– Triển lãm nhóm nữ họa sĩ tại Maison des Arts tại Hanoi, 2007

Tháng 6-2004, nữ họa sĩ trẻ Lý Trần Quỳnh Giang đoạt giải nhất cuộc thi “Ánh mắt trẻ” của Pháp (dành cho các nghệ sĩ tạo hình VN dưới 35 tuổi) với bộ ba tấm tranh khắc vẽ bằng mực tàu trên gỗ bản: Tôi, Những cây và Buồn.

 

*

Bài liên quan:

– Lý Trần Quỳnh Giang: Sự mạnh mẽ của đàn bà…
– Triển lãm Thế giới đơn độc của Lý Trần Quỳnh Giang
– Lý Trần Quỳnh Giang cùng bản mộc nude
– Thế giới mỹ thuật kỳ lạ và bí ẩn của Quỳnh Giang

**

– Ốm à? – Chiều nay phải đến thôi!
– Ốm à? – Cô đơn không có nghĩa là ốm!
– Tôi đi xem “Ốm à?”
– “Ốm à?”: Che mắt thì còn lại gì?
– Đãi người, một tấm lòng chân!

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hà Nội: bạn cần biết địch biết ta...

Lê Thị Liên Hoan (đạo diễn Lê Hoàng)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả