Tôi thích nhà hội nghị Kontum của Võ Trọng Nghĩa
19. 12. 13 - 6:42 am
An Nhiên
SOI: Nhà hàng Đông Dương Kontum của Võ Trọng Nghĩa nằm trong các đề cử các công trình kiến trúc của năm 2013 do ASHUI đề xuất và tổ chức. Các đề cử khác (về công trình và về kiến trúc sư) xin xem tại đây.
Đầu tiên là rất dễ hòa đồng cùng xung quanh và hòa mình cùng thiên nhiên. Đó như là trung tính để “đón nhận” những công trình bên cạnh dù đó là thể loại công trình gì. Mình nghĩ đây là giải pháp rất hay về mặt cảnh quan. Tức là công trình này hòa hợp với các công trình xung quanh mặc dù nó rất khác lạ và độc đáo.
.
.
Thứ hai, việc sử dụng lam để kết nối các sảnh với nhau một giải pháp có thể nói hoàn hảo. Dưới tầng 1 là kết cấu bê tông xây tường đá, ở tầng 2 là kết cấu thép và nội thất gỗ và tre, lam đá này dấu được kết cấu thép nghèo nàn như nhà kho vào phía trong là một giải pháp không thể hay hơn.
.
Thứ ba, điểm độc đáo nữa là bình thường đá hay dùng để ốp lát, để xây. Nghĩa cùng cộng sự đã dùng nó thành lam, điều này khá mới và mọi người có thể cho đó là dùng theo sở đoản của vật liệu, tuy nhiên có ai cấm chuyện này đâu nhỉ, và sự bất ngờ nhiều khi lại tạo ra từ những trường hợp khác người như thế này.
Tôi có cảm giác như một thanh đá nối liền từ dưới lên trên, tất nhiên không thể kiếm đâu ra lam đá dài như thế được. Điều này cho chúng ta thấy một cách làm việc khoa học, kỷ luật và chúng ta cũng có thể nhìn thấy nguồn năng lượng lớn từ công trình này.
.
Thứ tư, có ai đó cho rằng là lam đá nóng, những kiến trúc sư như Le Corbusie hoặc ở Việt Nam có Ngô Viết Thụ thường hay sử dụng lam bê tông chống nóng, chắn nắng. Chúng ta thừa biết là nó nằm ở ngoài để chắn ánh nắng trực tiếp và tạo không khí lưu thông thì làm gì có chuyện nóng nữa. Hoặc nếu có thắc mắc sao không gọi điện thoại cho nhà hàng hoặc nhờ bạn bè nào đó ở Kontum xem nó như thế nào các bạn nhỉ.
Lam bê tông ở công trình Dinh Thống Nhất (Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ)
2. Tường đá
Cách xây tường đá ở đây không phải là mới trên thế giới, nhưng quan trọng là Võ Trọng Nghĩa cùng cộng sự đã thực hiện nó một cách rất chi tiết đến tuyệt vời ở một nơi xa xôi như KonTum, điều này cũng đúng với mức độ hoàn thiện cao đến bất ngờ cho các lam đá và dĩ nhiên là tre (cái này thì đặc sản của Nghĩa, không bàn thêm).
.
3. Cách dùng tre
Có ai cấm việc dùng tre làm nội thất cho kết câu khung sắt như nhà kho các bạn nhỉ? Đồng ý là nếu làm một kết cấu tre độc lập ra ngoài thì vẫn hay hơn, nhưng đây là trong quần thể nhà hội nghị thì mình cho là hay. Ví dụ có ai đó nói Kengo Kuma làm tre tốt, xin thưa với các bạn, tre của Kuma bao giờ cũng dùng để trang trí chứ không phải là kết cấu chính các bạn nhé, như vậy thì có làm sao?
.
.
4. Nội thất của sảnh Gỗ
Mình cũng đánh giá cao việc tạo ra không gian ấm cúng này. Rất hợp với sảnh Tre về mặt cấu trúc, lại phù hợp với không gian bên trong kết cấu thép của nhà thép.
.
.
Cái quan trọng là tất cả các công trình của Nghĩa đều có nhiều cái để suy nghĩ, để học hỏi. Mình cũng tự hỏi rằng tại sao Nghĩa lại có thể quản lý được một lượng công việc với mức độ hoàn thiện cao như vậy? Phải chăng đây là điều chúng ta cần học hỏi thêm ở Nghĩa. Vấn đề khó hơn nữa là thuyết phục chủ đầu tư, những công trình của Nghĩa đều rất khó xây và có thể nói là rất phức tạp trong kết hợp các chất liệu. Theo tôi, chúng ta dừng lại một chút, khoan hãy phê phán thì chúng ta sẽ thấy vô số điều để học từ những công trình và từ con người này.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
1:58Tuesday,18.3.2014Đăng bởi: Nghiêm Nhung
Mình rất ấn tượng với cách dùng vật liệu và hình khối bên ngoài công trình. Nhưng mình thấy phần dùng tre trong nội thất có vẻ ko liên quan, nó như kiểu thể hiện 1 chất VTN... mình chưa thấy hài lòng trong cách xử lý nội thất này... Rất mong anh Nghĩa có những công tr&ig ...xem tiếp
1:58Tuesday,18.3.2014Đăng bởi: Nghiêm Nhung
Mình rất ấn tượng với cách dùng vật liệu và hình khối bên ngoài công trình. Nhưng mình thấy phần dùng tre trong nội thất có vẻ ko liên quan, nó như kiểu thể hiện 1 chất VTN... mình chưa thấy hài lòng trong cách xử lý nội thất này... Rất mong anh Nghĩa có những công trình sáng tạo hơn nữa.. Dù hợp lý hay không thì cũng rất đáng được nể phục và học hỏi
19:52Monday,23.12.2013Đăng bởi: Thảo Ly
Mỗi người mỗi ý nhưng chẳng ai đúng cả, nặng về cảm tính mà nhẹ về chuyên môn. Nghiêm Toàn thì bảo thủ quá, thiếu sự tìm tòi, nên bị một lối mòn cố hữu trong tuy duy, khó mà tiếp nhận những cái mới, cái lạ của thiên hạ. Tác giả bài viết là An Nhiên th&igra ...xem tiếp
19:52Monday,23.12.2013Đăng bởi: Thảo Ly
Mỗi người mỗi ý nhưng chẳng ai đúng cả, nặng về cảm tính mà nhẹ về chuyên môn. Nghiêm Toàn thì bảo thủ quá, thiếu sự tìm tòi, nên bị một lối mòn cố hữu trong tuy duy, khó mà tiếp nhận những cái mới, cái lạ của thiên hạ. Tác giả bài viết là An Nhiên thì theo kiểu "yêu nhau thì yêu cả đường đi..." nên việc khen công trình của VTN có vẻ hơi khiêng cưỡng, thích thì khen chứ hoàn toàn không có tính logic, khen theo kiểu thầy bói xem voi thì khó mà thuyết phục được nguời đọc. Công trình này không phảil là 1 công trình tốt của VTN và cộng sự, có thể xem nó là một điểm lặng trên con đường tìm tòi, thí nghiệm của VTN cùng cộng sự. Tuy nhiên những cái tốt và chưa tốt trong công trình này không phải bất cứ 1 kts bình thường nào cũng có thể dễ dàng nhận thấy và phân tích được.
...xem tiếp