|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhDễ xem, khó xem, nhưng đều… phải xem 07. 04. 14 - 6:39 amPha Lê tổng hợpHô hào mọi người đi xem phim nghệ thuật đã khó, hô hào mọi người xem phim tài liệu còn khó hơn! Lâu lâu lòi ra một phim như Jiro, dễ hút khan giả vì nó đánh vào tâm lý thích ăn ngon trong mỗi chúng ta, chứ bình thường thì ai muốn xem phim tài liệu về chiến tranh, về biến đổi khí hậu, về những tên giết người hàng loạt đâu! Tôi nghĩ mình lờ cái chủ đề phim tài liệu này lâu rồi, nên tôi lập danh sách những phim tài liệu hay, rất đáng xem của năm. Ai không xem hết thì xem 1 hoặc 2 phim, bảo đảm xem xong sẽ không thấy phí thời gian bỏ ra (tiện thể bổ sung kiến thức trước mùa giải thưởng 2014). Phim của Joshua Oppenheimer, do nhà làm phim tài liệu vĩ đại Errol Morris sản xuất. Tác phẩm kể lại các hành động giết người hàng loạt của 4 tên tội phạm khét tiếng ở Indonesia vào thời thanh trừng cộng sản năm 1965-66. Vì không tòa án nào có thể chính thức buộc tội 4 người này, đạo diễn Joshua Oppenheimer đã nhờ họ “diễn lại” các hành động tội ác của mình, và họ vui vẻ đồng ý! Cứ cho rằng Joshua Oppenheimer “lừa” những người mình hợp tác quay phim đi, nhưng chúng ta có quá nhiều phim tài liệu nghiêm nghị, nặng nề, buồn bã rồi. Kẻ thủ ác nếu có gặp đạo diễn phim tài liệu thì cũng trả lời qua loa, hoặc có chút ép buộc, hoặc nói dối. Joshua Oppenheimer tiếp cận đối tượng theo kiểu khác, anh vờ vui vẻ, anh khiến mấy tên giết người cảm thấy như mình đang đóng phim tiểu sử cho Hollywood. Thế là chúng thật thà… khai hết, diễn lại hết. Từ đó người xem chứng kiến được tội ác một cách chân thật nhất, và phim cũng không quá nặng nề đối với những ai chưa quen với mảng tài liệu. 2. The Stories we tell (Chuyện kể của chúng ta): Bộ phim tài liệu của một cô gái thú vị: Sarah Polley. Cô đóng phim từ bé, sau đó thành đạo diễn (với tác phẩm “Away from her” rất nổi tiếng), và bây giờ cô làm phim tài liệu; cái gì cô làm cũng hay! “The stories we tell” là bộ phim về mẹ của Sarah, nhưng cũng… chẳng phải về mẹ của Sarah. Nói chi tiết hơn, thì Sarah quay lại cảnh bố mình, anh em mình mỗi khi họ kể về bà mẹ quá cố, và Sarah nhận thấy rằng: câu chuyện về mẹ của mỗi người khác nhau một chút, và ký ức của cô về mẹ cũng khác những người còn lại một chút.
Bộ phim cho ta thấy bản chất của những câu chuyện về ông bà tổ tiên mà ta truyền lại cho con cháu. Đâu là sự thật? Hay phiên bản nào cũng “thật một chút”? Bộ phim có thể hơi khó xem với những ai chưa quen với phim tài liệu, nhưng nó rất có ích cho những ai đang ít nhiều “giấu” con cái hoặc cha mẹ một số sự thật về bản thân mình. 3. The New Rijksmuseum (Bảo tàng Rijkmuseum mới): Các củ nghệ uyên bác không có lý do gì để lười xem phim này nhé! “The new Rijksmuseum” của Oeke Hoogendijk quay lại quá trình trùng tu phức tạp của bảo tàng Rijksmuseum ở Hà Lan. Xem phim, bạn sẽ gặp từ đội xây dựng, đến nhóm kiến trúc sư, các nhà phục chế tranh, các giám tuyển vô cùng tâm huyết và yêu nghệ thuật, họ sùng bái nghệ thuật như một thứ tôn giáo, họ kể về công việc, họ tả một tác phẩm với niềm say mê trong ánh mắt. Với “The New Rijksmuseum”, nữ đạo diễn Oeke Hoogendijk đã cho các củ nghệ lẫn người ngoại đạo biết bao kiến thức bổ ích, từ tranh tới tượng tới kiến trúc và cả tới cách… quản lý. Chúng ta chẳng phải ra rạp xem, chỉ cần load lậu trên mạng, bỏ qua là phí cả đời nghệ (lẫn đời người) đấy! 4. 20 feet from stardom (Cách ngôi sao 20 feet): Phim này vô cùng nhẹ nhàng, ai xem cũng được, người yêu âm nhạc thì sẽ càng mê. Phim quay lại cuộc sống của các ca sĩ hát bè – những người có chất giọng lắm lúc còn hay hơn ca sĩ ngôi sao, nhưng thiếu một chút may mắn để có sự nghiệp solo nổi tiếng. Mấy cô ca sĩ bè này làm việc cho cả tá sao nổi tiếng như Elton Jones, Madona, Michael Jackson… bộ phim cho chúng ta thấy rằng đa số các bài hát mình thích sẽ rất dở nếu thiếu những người hát bè. Nó không dìm hàng ngôi sao nhưng cũng chỉ trích rằng đôi lúc ta hâm mộ thái quá mà quên rằng một tác phẩm nghệ thuật luôn có công sức của rất nhiều người, chứ chẳng riêng gì ca sĩ chính. Tác phẩm hiện nhận vô số lời khen, rất nhẹ nhàng, dễ tiếp thu, nói văn vẻ thì nó còn “mang tính giáo dục cao”. Bậc cha mẹ nào đang rầu vì (hoặc đang sợ rằng) con cái mình trở thành “fan cuồng” của “mấy tên ca sĩ nhí nhố” hãy cho con xem phim này, chứ chẳng bổ sung thêm kiến thức nghệ thuật cho chúng thì không thể nhiếc chúng được, phải nhiếc mình trước ấy. 5. Inequality for All (Ai cũng bất bình đẳng) Đây là loại phim mà những ai không thích phim tài liệu rất sợ: kể tội nền kinh tế của Mỹ, với lắm con số loằng ngoằng, biểu đồ rối rắm, đọc mãi chả hiểu mô tê. Nhưng bạn gặp phải tình cảnh này chưa? Chê thằng Mỹ rằng nền kinh tế của chúng bay thật dở hơi, nhưng khi nó vặn chi tiết thì mình chẳng cãi lại được. Nhân vật chính kiêm người dẫn chuyện của phim này là ông Robert Reich, người từng tư vấn ngân sách cho nhiều đời Tổng thống Mỹ, sau đó bỏ nghề để làm giảng viên đại học. Vốn quen với chuyện giải thích cho đám học sinh non nớt những cái phức tạp, cách trình bày của Robert đơn giản, dễ nắm bắt, dễ nhớ. Đối với những ai muốn tìm hiểu thêm về nền kinh tế Mỹ nhưng ngán phim tài liệu nặng nề khô khan, thì theo Robert Reich mà học một khóa miễn phí! Mọi người lôi thử 1 hoặc 2 phim trong danh sách này để xem nhé, tất cả đều là phim tài liệu nhận nhiều lời khen của năm, có cơ hội giành Oscar; từ từ rồi bạn sẽ thấy mình yêu phim tài liệu hơn đấy! Ý kiến - Thảo luận
10:32
Monday,14.4.2014
Đăng bởi:
Nguyệt Ánh
10:32
Monday,14.4.2014
Đăng bởi:
Nguyệt Ánh
Phim 20 feet from stardom mình down về rồi nhưng cần phải có pass mới mở được. Bạn nào biết pass chỉ mình với. Mình cảm ơn.
9:40
Thursday,10.4.2014
Đăng bởi:
Bùi Thành Hưng
Mình tìm thấy Inequality For All ở đây nè:
https://archive.org/details/RobertReich-BillMoyers-InequalityForAll-2013 ...xem tiếp
9:40
Thursday,10.4.2014
Đăng bởi:
Bùi Thành Hưng
Mình tìm thấy Inequality For All ở đây nè:
https://archive.org/details/RobertReich-BillMoyers-InequalityForAll-2013
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp