Tin tức

Sắp cãi nhau to: đem La Belle Ferronnière đi phục chế 20. 01. 14 - 6:27 am

Hoàng Sơn tổng hợp

LE FIGARO – Một trong những bức nổi tiếng nhất của bậc thầy người Florence sắp được “điều trị hồi sắc” trong những phòng nghiên cứu và phục chế của bảo tàng Pháp.

Từ năm 1953, không ai dám đụng chạm gì lớn tới bức nào trong 5 bức của Léonard de Vinci cất tại Louvre. Nhưng nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật phân tích và can thiệp, mọi thứ đã thay đổi. Một bức trông mãnh liệt và giàu cảm xúc hơn La Joconde nhiều là La Belle Ferronnière – vẽ một người đẹp mặt hầm hầm – sắp được mang đi phục chế, nối gót một tác phẩm khác của Léonard de Vinci, “La Vierge à l’Enfant” (và thánh Anne), vừa mới lấy lại được những cảnh xa xa và những thứ trong vắt (trên tranh).

“La Belle Ferroniere”, 63 x 45cm, sơn dầu trên bảng

Trong những xưởng của Trung tâm nghiên cứu và phục chế của bảo tàng, nằm dưới lòng đất và được bảo vệ nghiêm ngặt như kho chứa vàng, một công việc với độ chính xác cao sẽ được tiến hành trong nhiều tháng trời.

Người ta sẽ gỡ đi những lớp vernis vàng chồng chất mà không động tới một mảy màu gốc nào. Nhớ lại hồi tháng Bảy năm 2009, cuộc phục chế bức “La Vierge à l’Enfant” đã vấp phải tranh cãi gay gắt. Một số người nghi ngờ sẽ có sự thay đổi trong khối da thịt cực tinh tế trên tranh đã được Vinci xử dụng kỹ thuật sfumato nổi tiếng do ông nghĩ ra, mà đến ngày nay vẫn không gì sánh kịp.

“La Vierge à l’Enfant”

Hai thành viên của hội giám sát (bảo tồn) đã được cắt cử theo dõi sát, mà một trong hai vị là cựu giám đốc của khoa hội họa. Nhưng cuối cùng, kết quả mỹ mãn, làm hài lòng đa phần các chuyên gia tranh cổ. 

.

Lần này, bức La Belle Ferronnière thể nào cũng châm ngòi cho một cuộc tranh cãi mới (mà bao giờ cũng phải có, và nên có, mỗi khi tiến hành phục chế một kiệt tác).

Về bức La Belle Ferronnière, người ta không rõ bằng cách nào nó lại có mặt trong bộ sưu tập của François I, nhưng mãi đến cách đây 20 năm, mới được “phát giác” ra là của da Vinci, vẽ trên một tấm ván gỗ óc chó, khoảng từ 1495-99.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả