Khác

Xem rối hay xem người múa rối? 09. 09. 10 - 7:50 pm

Bài và ảnh: Việt Trung

LIÊN HOAN RỐI QUỐC TẾ

Từ 04 – 09. 9. 2010, Hà Nội
Nhà hát Hồng Hà, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Kim Mã

Liên hoan múa rối quốc tế lần này diễn ra tại Hà Nội, với nhiều đoàn từ nhiều nước tham gia: Miến Điện, Trung Quốc, Malaysia, và dĩ nhiên là có chủ nhà Việt Nam.


Khán giả của liên hoan múa rối toàn là trẻ con mẫu giáo. Điều này đặc biệt quan trọng khi sự tập trung của loại khán giả này giảm dần theo thời gian!


Đoàn Trung Quốc thực ra là đoàn múa rối Quảng Tây. Các tiết mục của đoàn Trung Quốc đều kết hợp vũ đạo của diễn viên và đều là những tiết mục ngắn. Tuy không hiểu nội dung (người lớn cũng có hiểu đâu!) nhưng vì diễn ra đầu tiên nên khán giả trẻ con hãy còn chăm chú. Bọn trẻ vỗ tay ầm ĩ khi có nhạc kiểu phim Tây Du Ký và nhân vật thì cũng giông giống các phim ma quái.


Tiết mục tiếp theo tưởng là khiêu vũ để đổi không khí…


Nhưng sau đó nghệ sĩ nam chuyển sang nhảy với con rối thay cho bạn diễn nữ. Tiết mục cũng không hấp dẫn lắm, nhưng diễn viên cũng vẫn chứng tỏ khả năng đa dạng và hết mình.


Đến tiết mục này, giọng của cô gái giới thiệu (người Việt Nam) nghe không rõ, lại không có chữ gì ở đâu để giới thiệu tên tiết mục nên người xem coi như xem một màn biểu diễn đẹp mắt!


Khi không có khói thì là thế này. Diễn viên vũ đạo rất đẹp.


Đến tiết mục này thì nghe ra là Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài.


Điểm đặc biệt là vũ đạo công phu


Diễn viên xoay tròn tại chỗ cả chục vòng. Khán giả rất sung sướng, vỗ tay rất to.


Rồi đến múa rối Tây Tạng. Đoàn diễn viên chỉ có 5 người, diễn được đa dạng, nhưng cảm giác như xem một màn văn nghệ không đậm không sâu, như một đóa phù dung có màu sắc mà chẳng thấy hương đâu.


Trẻ con xem đến đây là giải lao. Sau đấy đến chương trình của đoàn Myanmar thì các cô giáo không tài nào lập lại được trật tự. Bởi vì…


…múa ba…


… múa đôi…


… rồi múa đơn… Thực ra chương trình của đoàn Myanmar có vẻ công phu trong việc xử lý con rối, nhưng vì chỉ diễn ra trên một diện phông cố định nên khán giả dễ chán. Các động tác lại na ná nhau, không có điểm nhấn nào, cứ như một chương trình múa hát vậy.

 
Xem xong, tôi nghi ngờ lời ai đó nói múa rối là nghệ thuật có thể không cần lời mà vẫn hiểu được. Nếu các tiết mục cứ đèm đẹp như của đoàn Trung Quốc và hiền hiền như của đoàn Myanmar (kiểu dân ca cổ truyền) thì tôi sẽ đi xem phim Mỹ vậy. Đầu tôi đã bị cái hiện thực trần sì làm hỏng rồi. Tôi vẫn bị nhìn vào người điều khiển rối mà không tập trung được vào con rối.

Nhưng có thể nếu là trẻ con, tôi lại nhìn thấy ngược lại thì sao?

    

 

Ý kiến - Thảo luận

11:52 Friday,10.9.2010 Đăng bởi:  HN
1/ Liên hoan nói trên không có điểm diễn tại rạp Kim Mã (vì vài nơi đưa như vậy, tôi biết có người đã đến KM rồi... đi về đấy). 2/ Có hơn chục nước tham gia cơ mà bạn Việt Trung ơi. Vài nước có tiết mục (theo tôi đánh giá) là hay, ví dụ Lào hay Israel, đoàn TW Việt Nam cũng có tiết mục hay (rối cạn, còn rối nước thì, theo tôi, không có gì mới ở tiết mục cả)
...xem tiếp
11:52 Friday,10.9.2010 Đăng bởi:  HN
1/ Liên hoan nói trên không có điểm diễn tại rạp Kim Mã (vì vài nơi đưa như vậy, tôi biết có người đã đến KM rồi... đi về đấy). 2/ Có hơn chục nước tham gia cơ mà bạn Việt Trung ơi. Vài nước có tiết mục (theo tôi đánh giá) là hay, ví dụ Lào hay Israel, đoàn TW Việt Nam cũng có tiết mục hay (rối cạn, còn rối nước thì, theo tôi, không có gì mới ở tiết mục cả). 3/ Tổng kết lại thì liên hoan vẫn đáng xem, nhưng sao người lớn ít đi quá? Thêm nữa khá mù mờ vụ vé mời hay không (theo thông báo từ BTC thì mở cửa hết, nhưng rạp Hồng Hà thì mở cửa thật, còn rạp Trung ương lại soát giấy mời...) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tức quá, người ta cứ nghĩ là SOI giỏi

Bạn Thành và Soi (tranh luận với nhau :-)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả