|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnCác bạn có thể làm tốt hơn thế mà! 16. 11. 10 - 7:50 amATESCALỄ DÂNG HOA IKEBANA Dạo này cơn sùng Nhật lên cao, nghe báo đài bảo Japan Foundation có tổ chức lễ dâng hoa Ikebana ở Văn Miếu, SOI cũng lót tót, vào một cái giờ tréo ngoeo là 9h sáng, vượt đường tắc để đến xem. Ikebana, hay “hoa đạo” của Nhật Bản thì nổi tiếng quá rồi, chắc cũng ngang ngửa origami (xếp giấy) chứ ít đâu. Có lẽ dù chưa tận mắt chứng kiến, nhưng ai cũng đã từng được chiêm ngưỡng đâu đó trên vô tuyến, tạp chí, hay các phương tiện khác, những bình hoa theo phong cách giản lược, thiền tịnh, thường đặt ở một góc phòng trải chiếu tatami, trong một không gian tĩnh lặng. Có khi chỉ một bình hoa, trên tường treo một bức tranh hay nhiều lúc chỉ là một chữ, cũng khiến lòng người lắng lại lạ thường. Thì biết thế (hay tưởng thế) và ngưỡng mộ thế, nên mới phải lọ mọ. Văn Miếu, một buổi sáng đẹp trời, bước vào không gian ấy đã thấy lòng thư thái. Khách du lịch Tây, Nhật, Đài đi từng đoàn dài. Riêng hôm đấy bên trong sôi động hẳn vì có một đoàn các em học sinh trường Đồng Tâm đến tham quan. Tìm mãi mới ra một nhóm đang đứng túm tụm ở phía trong Điện Đại Thành, trước bàn thờ Khổng Tử. Mới nhìn, rất dễ nhầm các bạn là một đoàn khách nhỏ đang lắng nghe hướng dẫn viên du lịch giảng giải. Nhìn kĩ mới thấy có một bạn mặc trang phục truyền thống Nhật Bản, hình như là nghệ nhân ikebana được mời từ Nhật sang, đứng cạnh có hai phiên dịch vẻ mặt căng thẳng đang ghi chép và một bạn nữa người Việt Nam đang phát biểu gì đó bằng… tiếng Anh.
Hoa đâu nhỉ? Nhìn kĩ phát nữa thì thấy các bạn đang đứng trước một cái bàn nho nhỏ, trên đặt đúng… ba bình hoa cúc. Ba bình! Hoa cúc! Nhìn quanh tìm tiếp xem thật sự có đúng là chỉ thế thôi không thì thấy các bàn thờ đều bày những bình to hoa hướng dương… giả, trông cũng đẹp, không biết có phải của các bạn đến dâng không, nhưng mà cuối cùng thì không phải, của Văn Miếu để đấy từ lâu rồi. Trời ơi, ba cái bình hoa thật là nghèo nàn, nghệ thuật cắm cũng không có gì đặc sắc, trông có khi còn thua các cô mẫu giáo thi cắm hoa ở trường nhân 20-11, lại đựng trong ba cái bình phải nói là xấu, hai trong số đó là bình Bát Tràng thuộc loại rẻ tiền nhất, hàng rong bán đầy.
Cảm giác đầu tiên của mình là thất vọng, thất vọng ngơ ngác. Mình cố nán lại nghe ngóng tí nữa thì thấy các bạn đang trình bày về tình cảm hữu nghị giữa hai nước, v.v… và v.v… Xung quanh có khoảng một chục em mặc áo dài không biết trưng dụng ở đâu, đi ra đi vào nhộn nhịp, pose làm mẫu cho khách du lịch chụp ảnh. Chẳng lẽ lễ dâng hoa mà các bạn quảng cáo trên báo là đây sao? Hai bên phát biểu về tình hữu nghị giữa hai nước xong mất khoảng nửa tiếng thì kéo nhau ra trước nhà Đại Đường chụp ảnh lưu niệm, đầu tiên là đại diện hai bên, xong một tấm thì bác người Nhật mặc đồ truyền thống ngoắc tay gọi các em gái áo dài vào chụp ảnh chung. Xong, giải tán. Mình không nói là ba cái bình hoa cúc quá xấu. Cắm đại loại cũng… tua tủa cái ngắn cái dài chắc là có chủ ý nào đó. Có khi mình mà nghe được đoạn bác nghệ nhân thuyết trình về cái bình hoa mình đã gật gù và thấy nó đẹp hơn. Ý tưởng về việc dùng mấy cái bình Bát Tràng cũng có thể gọi là tận dụng sản vật địa phương, gắn bó thêm tình đoàn kết. Nhưng mà quả thật là chán quá, lô nhô lổn nhổn quá. Chả thấy vẻ đẹp của ikebana (mà mình tưởng là mình biết) đâu cả. Mà cũng có thể lại tại không gian chật hẹp, lộn xộn, khách du lịch Tây Tàu đi ra đi vào, chẳng có tí trang nghiêm nào của một lễ dâng hoa lên các đấng hiền nhân. Một cái bàn thô sơ, đặt giữa một không gian thiếu ánh sáng, chen chúc người làm hoa cỏ trông đã xấu, mấy cái bình gốm Bát Tràng trông lại càng ủ rũ, ảm đạm. Mình cũng phân vân mãi không biết có nên viết cái bài này không, nhưng mình thiết nghĩ các bạn Japan Foundation có thể tổ chức tốt hơn nhiều, chứ không phải kiểu đem con bỏ chợ như thế. May mà hôm đấy có vẻ “sự kiện” diễn ra vào giờ hoàng đạo quá, nên những người “không phận sự” như mình có biết cũng không đến được nhiều, chứ nếu vì nghe nói có lễ dâng hoa ikebana Nhật Bản mà đến thì còn nhiều người ngơ ngẩn giống mình. Ra sân xem các em trường Đồng Tâm đá bóng nhảy dây còn thích hơn. Thậm chí xem một đôi cô dâu chú rể mặc áo dài trắng chụp ảnh cưới cũng còn hay hơn. Các bạn Japan Foundation rút kinh nghiệm nhé, tổ chức sự kiện mà nghèo nàn chán ngán thế này lần sau mất khách lắm chứ đừng đùa. * Mời các bạn đọc lại trích thông cáo báo chí về buổi này: LỄ DÂNG HOA IKEBANA Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam – Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) vinh dự tổ chức Lễ dâng hoa Ikebana Nhật Bản tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một di tích lịch sử nổi tiếng của đất kinh thành Thăng Long, để tỏ lòng tôn kính đối với bậc thánh nhân Khổng Tử và các bậc hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An. Chương trình được tổ chức vào lúc 9 giờ sáng ngày 12 tháng 11 năm 2010, với sự tham gia của Giáo sư Sasaki Yasuhito, chuyên gia đến từ Chi hội Ikenobo Nhật Bản. Mới đây ông đã được chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm làm Tùy viên Giao lưu Văn hóa, với vai trò và sứ mệnh đưa nghệ thuật Ikebana đến với bạn bè thế giới. Ikebana là nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản, cũng được biết đến dưới cái tên kadō (華道) hay còn gọi là “hoa đạo”. Kado không chỉ phô bày vẻ đẹp của hoa, mà còn gửi gắm vào đó nhiều ý nghĩa về cuộc sống, về nhân sinh quan. Nói cách khác, ikebana là sự kết hợp của mỹ học và triết học. Khởi nguồn của ikebana là khi Phật giáo được truyền vào Nhật, từ thế kỷ thứ 6, bắt đầu từ những lễ nghi của Phật giáo dâng hoa cho những linh hồn đã khuất hay để lễ Phật (trường phái Ikenobo Senkei). Vào giữa thế kỉ 15, với sự nổi lên của phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana đã vượt ra khỏi nguồn gốc tôn giáo của nó mặc dù thế vẫn giữ lại những dư âm về biểu trưng và tính triết lý mạnh mẽ. Giới thiệu về Giáo sư SASAKI Yasuhito Giới thiệu về Hội Hoa đạo Ikenobo
* Bài liên quan: – Các bạn có thể làm tốt hơn thế mà!
Ý kiến - Thảo luận
0:59
Friday,26.11.2010
Đăng bởi:
admin
0:59
Friday,26.11.2010
Đăng bởi:
admin
Khổ thân HN, cuộc sống của bạn có lẽ chỉ đẹp khi có một cuốn cẩm nang về ý nghĩa cái đẹp kè kè bên mình. Tưởng tượng một ngày kia bạn đến một xứ sở khác, ăn một món lạ của họ mà họ khen nức nở, bạn cũng từng đọc sách thấy nói là ngon tuyệt vời, nhưng ăn vào sao LẦN NÀY không thấy ngon, thì Soi e rằng bạn sẽ không dám nói gì, chỉ đấm ngực tự ti mình thiếu hiểu biết mà không thấy nó ngon, chứ không dám nói rằng nó không ngon VỚI MÌNH.
Nếu như đọc bài giải thích của một bạn bên JPF dễ chịu bao nhiêu thì đọc bài của bạn thấy tâm lý nô dịch đáng sợ bấy nhiêu. Đằng đằng sát khí như sắp rút kiếm mổ bụng (không phải bạn) mà là kẻ nào không thấy ikebana đẹp. HN ạ, trên đời có khối thứ VỀ CĂN BẢN là đẹp, nhưng có những trường hợp có người thấy là không đẹp chứ. Trong trường hợp này Soi thấy không đẹp thì nói không đẹp thôi. Rồi khi được bạn JPF giải thích, Soi thấy bớt phần hoa cúc xấu, nhưng vẫn thấy bình hoa hôm ấy là không đẹp. Thế thì sao nào? Là ngu dốt à? Hay là quá mê Tây mà bài Nhật? Đến đây, Soi thấy bạn không hiểu sao cứ vu là Soi có một hệ quy chiếu Tây trong não. Soi thuần Việt, thưa bạn. Và Soi thấy bạn cũng quá chủ quan khi nghĩ rằng người ta không biết tí ti gì về ikebana. Mà cho là biết về ikebana đi nhưng vẫn không thấy bình hoa cúc đó đẹp, thì sao? Như bạn ăn một món quốc hồn quốc tuý của một dân tộc khác mà vẫn không thấy ngon, thì sao? Mà thôi, Soi đọc cmt của bạn thấy bạn nóng nảy quá rồi, lạc khỏi tinh thần ikebana rồi. Đừng dùng sự nóng nảy của mình để giải thích cho một môn cắm hoa tĩnh mịch. Thân mến,
23:07
Thursday,25.11.2010
Đăng bởi:
HN
Vâng, xin phân tích dưới đây.
Trước đó xin nói rằng JPF (và vài nơi khác, ngay tại VN) thường có các lớp ikebana chứ không phải không, ai muốn viết xin đi tìm hiểu trước, nếu không xin nói rõ rằng cái này tôi không hiểu tại sao nó đẹp/ý nghĩa, xin mọi người giải thích giùm, chứ nhắm mắt mà chê bừa là... bó tay rồi đấy. Ikebana có nhiều trường phái, với trườ ...xem tiếp
23:07
Thursday,25.11.2010
Đăng bởi:
HN
Vâng, xin phân tích dưới đây.
Trước đó xin nói rằng JPF (và vài nơi khác, ngay tại VN) thường có các lớp ikebana chứ không phải không, ai muốn viết xin đi tìm hiểu trước, nếu không xin nói rõ rằng cái này tôi không hiểu tại sao nó đẹp/ý nghĩa, xin mọi người giải thích giùm, chứ nhắm mắt mà chê bừa là... bó tay rồi đấy. Ikebana có nhiều trường phái, với trường phái Ikenobo này, bình hoa cúc trên hình là một bình Shoka (hướng về mặt trời, xin tự suy ra ý nghĩa ở đây). Khác với ikebana của người phương Tây, ikebana của người Nhật chú trọng "chất lượng", không phải "số lượng". Nếu có một chùm hoa lớn, người cắm hoa phương Tây sẽ giữ hầu hết các bông hoa đẹp, còn nghệ nhân Nhật Bản sẽ cắt bỏ khá nhiều, chọn ra bông hoa đẹp nhất mà thôi. Người xem hoa, theo đó, được tập trung sự chú ý vào cái đẹp nhất đã qua chọn lọc. Các bình hoa ikebana Nhật Bản, vì vậy, thường trông có vẻ đơn sơ (về số lượng) hơn các bình hoa kiểu phương Tây. Với cách nghĩ trên của người viết, có thể các dạng cắm tự do (free style) mới có của người Nhật sẽ là phù hợp. Vì sẽ chú trọng nhiều hơn đến sự "bắt mắt", ít quan trọng cấu trúc, quy tắc và nội dung hơn. Tôi xin phép dừng lại ở đây để tiết kiệm thời gian viết cho việc khác. Nếu bạn nào thật sự muốn biết hơn, tôi tin rằng bạn có thể tự tìm và biết. Tôi đọc vài bài trên SOI, thấy phê bình các nhà báo không chịu hỏi và hiểu trong khi người phê bình gần như không hiểu công việc viết báo (xin nhấn mạnh là viết báo chứ không phải viết blog hay trang điện tử nhé), đã thấy ngộ rồi, nay đọc bài chê bai dạng này, càng thấy ngộ quá đi thôi. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp