|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhThe Lego Movie: hãy làm nạn nhân sung sướng của quảng cáo 03. 03. 14 - 6:53 amPha LêKhi mới nghe phong thanh rằng Hollywood sẽ làm phim hoạt hình về Lego, tôi đã rất bực mình; chả là tôi vốn khoái Lego, công ty Lego cũng là công ty đồ chơi lớn thứ hai trên thế giới nên họ đâu cần phải quảng cáo kiểu này. Tất cả những phim thiên về quảng cáo đồ chơi khác đều dở đến thảm hại, phim Lego mà dở thì chẳng phải mất mặt lắm sao? Cũng hên rằng tôi đã nhầm to vì phim Lego hay hơn tôi tưởng. Truyện phim, túm gọn lại là chẳng có gì, đơn giản thôi, cho con nít mà. Cũng lại mô-típ: một anh thơ xây quèn bình thường tên Emmet vô tình vớ phải mảnh ghép huyền thoại “piece of resistance”; cách đây 8 năm thì kẻ ác của thế giới Lego – tên Trùm Kinh doanh (President Business) – đã bắt gần hết các thợ xây tài ba – những người muốn lắp ráp một cách tự do, sáng tạo – hòng ép phần lớn dân chúng xây dựng vương quốc Lego theo hướng dẫn của hắn. Giờ đây, khi biết Emmet lấy được mảnh ghép resistance, những thợ xây giỏi còn sót lại lộ vẻ vui mừng, họ cho rằng anh “đặc biệt” như một lời tiên tri đã phán, và anh sẽ giúp thế giới Lego được tự do như xưa. Đồng hành cùng Emmet để chống lại Trùm Kinh doanh là mèo Unikitty, Batman, phù thủy Vitruvius cũng như cô thợ xây Wyldstyle.
May mắn lớn nhất của Lego, theo tôi, là họ từng sản xuất nên rất nhiều bộ lắp ráp “ăn theo” phim; nào là bộ Harry Potter, Chúa Nhẫn, Indiana Jones, Người Dơi… Giờ khi làm Lego thành phim, họ lấy những phim “mình từng ăn theo” đó để nhạo lại, như thể họ đang nhạo chính mình vậy. Đạo diễn Phil Lord và Christopher Miller rất sáng suốt khi hiểu rằng họ làm phim quảng cáo, nên họ chẳng cố nghiêm túc để làm gì. Suốt bộ phim, Emmet du hành đến các vùng đất Lego như Middle Zealand (nhạo phim Chúa Nhẫn, câu chuyện phim này xảy ra ở Middle Earth, và quay tại New Zealand), vùng Lego biển (nhạo Cướp biển Ca-ri-bê), vùng vũ trụ (nhạo Star Wars). Nhân vật Batman cũng thành trò hề vì “Batman ghét màu sáng, chỉ muốn dùng các miếng ghép tối màu” (Phim Batman luôn có tông tối, và các bộ Lego về Batman cũng thường đen sì sì). Bộ phim là những trường đoạn châm biếm tài tình, nó còn châm biếm cả chính nó. Trẻ em không hiểu sự châm biếm nhưng vẫn xem được vì cốt truyện nhìn chung đơn giản; người lớn – nhất là những ai yêu phim – sẽ hài lòng rằng ít ra họ không chi tiền để xem một tác phẩm quảng cáo dốt nát. May mắn lớn nhì của Lego, là bản thân món đồ chơi này rất hấp dẫn; tôi bắt đầu ráp Lego năm 12 tuổi, và đến giờ… vẫn còn mua Lego về ráp. Bản thân bộ Lego “ráp theo bảng hướng dẫn” đã rất đẹp, tuy nhiên bạn vẫn có thể mày mò kiểu dáng, cách ráp của riêng mình (nghe sao thấy như tôi đang quảng cáo cho Lego ấy nhỉ.) Nhưng quả thực là nếu lượn một vòng trên các website của dân ghiền Lego, bạn sẽ thấy các thành phần già trẻ đua nhau sáng tạo ra những mẫu nhà, mẫu thành phố, rạp chiếu phim, nhà hát kịch… Bộ phim lợi dụng thành công yếu tố này.
Lợi dụng như thế nào? Toàn bộ cảnh vật trong phim đều là Lego, từ thành phố, nhà ở, quán bar của dân cao bồi, hầm mỏ… điều này khiến phần thị giác của phim trở nên đặc biệt độc đáo, đánh thức được đứa con nít trong mỗi chúng ta. Cảnh các nhân vật tự mình lắp ráp nên đồ vật cũng hào hứng, thoắt cái họ làm ra cỗ xe ngựa với các mảnh ghép rất đỗi bình thường, thoắt cái họ lắp nên chiếc xe mô-tô siêu nhanh. Để quảng cáo sản phẩm thì không gì hữu hiệu bằng nhấn mạnh chất hấp dẫn của sản phẩm ấy, và chất hấp dẫn của Lego chính là sự sáng tạo – một điều luôn cần cho trẻ con lẫn bố mẹ chúng.
Dĩ nhiên phim Lego chẳng phải siêu phẩm gì cả, nhưng phim hoạt hình kiểu này là thứ khiến các hãng phim hoạt hình Mỹ luôn nổi tiếng hơn các hãng khác. Nhiều người vẫn thích nhất Ghibli, vẫn yêu Miyazaki; nhưng một số phim của hãng này không… toàn cầu hóa được. Gần đây tác phẩm “The Wind Rises” của Miyazaki bị báo chí Mỹ ném đá, còn những ai rành văn hóa Nhật thì nổi khùng, cho rằng những kẻ ném đá là những kẻ chẳng hiểu gì về văn hóa Nhật, về cái ý nghĩa sâu lắng nhẹ nhàng của phim cả. Nhưng Nhật là thế, nghệ sĩ như Miyazaki tự hào về văn hóa, về phong cách của mình nên chưa bao giờ ông nhắm đến việc làm hài lòng đủ mọi thành phần. Lego thì khác, ý nghĩa của nó dễ hiểu, gần như ai ai cũng nắm bắt được. Trẻ con hiểu và thích kiểu trẻ con, người lớn cũng sẽ tìm thấy những thứ khác để mà thích về bộ phim; cuối cùng cả nhà ra về vui vẻ, học thêm vài bài học bổ ích nhưng lại chẳng cần vắt óc suy nghĩ quá nhiều. Vốn không bao giờ kêu gào mọi người đi xem một phim sặc mùi quảng cáo, nhưng bây giờ tôi đang réo các bạn vào rạp xem phim Lego. Nếu tác phẩm độc đáo này khiến con cái của bạn đòi chơi Lego thì quả thật việc đó chẳng xấu chi cả, ít ra để chúng mò mẫm trò chơi đậm chất sáng tạo này còn bổ ích hơn là để chúng ngồi chơi điện tử. * (SOI: Trong phim có một thông điệp rất hay cho người lớn, đặc biệt là người lớn nghệ sĩ, được nói ra vào lúc khẩn cấp nhất, làm khối người lớn nghe xong cũng hơi ngượng, bạn nào xem rồi có nhớ cái thông điệp ấy không?) * Lịch chiếu Hà Nội Tp.HCM Ý kiến - Thảo luận
14:53
Monday,3.3.2014
Đăng bởi:
candid
14:53
Monday,3.3.2014
Đăng bởi:
candid
Lego cũng có làm phim để bán đồ chơi vương quốc chima chắc học robot trái cây hay là ván trượt siêu hạng... :D
13:34
Monday,3.3.2014
Đăng bởi:
SiêuNoob
Vitruvius mà Pha Lê gọi là phù thủy nghe không đúng nhỉ. Có khi làm chạnh lòng các kiến trúc sư :).
Nhưng cái thông điệp ở trong phim của cụ Vitruvius thì có lẽ là đúng với xu hướng kiến trúc bây giờ. Rằng là không có khuôn vàng thước ngọc nào cả; bạn tin ...xem tiếp
13:34
Monday,3.3.2014
Đăng bởi:
SiêuNoob
Vitruvius mà Pha Lê gọi là phù thủy nghe không đúng nhỉ. Có khi làm chạnh lòng các kiến trúc sư :).
Nhưng cái thông điệp ở trong phim của cụ Vitruvius thì có lẽ là đúng với xu hướng kiến trúc bây giờ. Rằng là không có khuôn vàng thước ngọc nào cả; bạn tin ở bản thân mình, và quyền sáng tạo là của bạn Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp