|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhNếu không có Patti Smith, người ta đã chẳng biết Robert Mapplethorpe vĩ đại 17. 04. 14 - 6:34 amHoàng Lan dịchThe Grand Palais ở Paris là một trong những không gian trưng bày nghệ thuật trang trọng nhất châu Âu, nơi nước Pháp vinh danh những nghệ sĩ vĩ đại. Mới đây, Grand Palais vừa tổ chức một triển lãm lớn cho nghệ sĩ Mỹ Robert Mapplethorpe – người mà thiên hạ từng phủi tay chê là một kẻ háo danh nông cạn vào những năm 1980s. Robert cũng qua đời chẳng bao lâu sau đó, vào năm 1989. Vậy tại sao bây giờ ông lại có triển lãm tổng kết đời tầm cỡ như vậy? Liệu ông có xứng đáng không? Số phận của các nghệ sĩ sau khi mất thường là một điều bất ngờ. Tên tuổi của họ có thể bỗng nhiên lu mờ trong giới nghệ thuật. Còn một nghệ sĩ từng chịu búa rìu phê phán – như Mapplethorpe – lại được công nhận, đơn giản vì ông là người tạo ra một vẻ đẹp độc nhất vô nhị. Quá trình đó diễn ra như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố – thậm chí cả tình yêu. Patti Smith rất yêu Robert Mapplethorpe, và nữ danh ca rock kiêm người hùng của dòng nhạc punk này đã dùng ngòi bút và giọng hát của mình để tưởng nhớ ông. Vài năm trước, quả là vinh dự khi triển lãm ảnh của Mapplethorpe lại bày ngay cạnh tác phẩm của Michelangelo ở Florence. Việc này cũng một phần là nhờ Smith, vì bà nói ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tác phẩm Slaves (Những người nô lệ) của Michelangelo – và Patti Smith đã tìm mọi cách để trưng bày tác phẩm của Mapplethorpe cạnh những bức điêu khắc trên tại bảo tàng Accademia ở Florence. Vào năm 2010, Patti Smith xuất bản quyển “Just Kids” (chỉ là trẻ con), đây là cuốn hồi kí đầy cuốn hút về cuộc đời của bà và Mapplethorpe khi họ cùng nhau tìm kiếm con đường nghệ thuật cho mình từ những năm 60s đến 70s tại New York. Và giờ đây Paris đang vinh danh ông. Rõ ràng là phải nhờ vào sự ủng hộ nhiệt tình của Smith thì vận mệnh của Mapplethorpe mới trở nên khả quan sau khi ông mất, người đời mới tháo bỏ những định kiến về ông, chính bà đã thánh hóa ông thành một nghệ sĩ vĩ đại. Lúc nghĩ lại về cuộc triển lãm cạnh Michelangelo ở Florence – sự kiện mà Patti Smith đã góp phần tạo dựng rồi ra sức khen ngợi – người ta mới bắt đầu hiểu ra được, rằng nghệ thuật của ông thực sự đẹp và mạnh mẽ như thế nào. Nỗi ám ảnh của ông với Michelangelo thể hiện rõ qua những bức hình khỏa thân nam do ông chụp, khi ông gột tả chân thực các cơ bắp cuồn cuộn và đường nét trên lưng họ hệt như trong một bức phác thảo của Michelangelo. Trong tự truyện “Just Kids”, Smith từng hé lộ rằng Michelangelo không chỉ định hình cho các tác phẩm nghệ thuật của Mapplethorpe mà còn định hình cả cuộc đời ông: Mapplethorpe cố giãi bày rằng ông là người đồng tính bằng cách tập trung vào các bức tượng “Slaves” của Michelangelo.
Có vẻ tự nhiên hơn khi gọi Mapplethorpe là một “nghệ sĩ”, chứ không phải “nhiếp ảnh gia”. Đây là một trong những thành tựu của ông. Trước những năm 1980 thì thế giới đã có nhiều nhiếp ảnh gia vĩ đại, nhưng Mapplethorpe lại khác: ông là một nghệ sĩ sử dụng máy ảnh. Thực ra, như bà Smith kể, Mapplethorpe từng lưỡng lự rất lâu về việc sử dụng nhiếp ảnh làm công cụ nghệ thuật của mình, vì thời đó phim âm bản lẫn phòng tối đều là hai yêu cầu rất phiền toái. Thế nhưng ông đã trở thành bậc thầy nhiếp ảnh, ông chiếu sáng chủ thể của mình theo cách thật mãnh liệt và độc đáo, đây là kiểu chiếu sáng xưa cổ, khiến mọi thứ – một gương mặt, một bông hoa, một cặp mông – trở nên tĩnh lặng và có trọng lượng, khiến ảnh của ông nhìn chả khác gì một bức điêu khắc cổ điển. Ngày nay, chúng ta gọi nhiếp ảnh là “nghệ thuật” theo kiểu quá dễ dãi. Ảnh của Mapplethorpe thực sự là nghệ thuật vì chúng do một nghệ sĩ – một người sở hữu tài năng độc đáo, với trí tưởng tượng lẫn nhân sinh quan vô song – tạo nên. Triển lãm “Robert Mapplethorpe” diễn ra ở Grand Palais đến hết ngày 13. 7. 2014. Một số tác phẩm khác của Robert Mapplethorpe:
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|