Gẫm & Bình

Thấy lòng mang nặng giỏ bông 19. 04. 14 - 9:47 pm

Tueejan

 

Bùi Tiến Tuấn, “Cô gái trong chiếc áo the”, lụa

 

Sáng nay đọc được bài thơ của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Manh Manh. Bài thơ “Hai cô thiếu nữ”.

Hai cô thiếu nữ

Hai cô thiếu nữ đi ra đồng
(Một cô ở chợ, một cô ở đồng)
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng,
Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen.
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm
(Cô đi chân không, cô đi dép đầm)
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm,
Bóng lụa hồng tách bóng vải thâm.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Băng đi tha thướt dưới bóng nhành cây.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Cô này bắt cá, cô này hái hoa…
Rồi lại rủ nhau đi về.
Một cô nhẹ nhàng, một cô nặng nề.
Rồi lại rủ nhau đi về.
Giỏ cá cũng gần kề với giỏ bông.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Hai cô mới ngừng để hỏi tỏ tường.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường,
Nghe tỏ tường cả hai động lòng thương.
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Mồ côi cha mẹ, cùng bà bơ vơ…
Bà kia còn ba mụn cháu thơ,
Nhà tranh hết gạo biết nhờ cậy ai?
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
“Bà ơi, cá ni bán được giá cao.”
Cô ở đồng tay đưa giỏ cá:
“Bà lấy hết đi, bán được khá tiền.”
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Thốt ra mấy lời cảm ân thật thà
Lão bà nước mắt đổ chan hòa
Rằng: “Cô thật là tiên xuống cứu tôi.”
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
“Bà ơi, thứ này bán được tiền không? “
Cô ở chợ tay đưa giỏ bông:
“Nếu bà muốn bán, cho bông cháu bà.”
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
“Ở đồng có ai mua chi thứ này”
Bà lão cười rồi lại nói vầy:
“Cháu nhà trông gạo, bông này quản chi.”
Xong mới từ hai cô mà đi…
Cấp củm giỏ mây, buổi cơm trẻ nhi.
Xong mới từ hai cô mà đi…
Một cô thì lại nghĩ chi, thở dài…
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng,
Cô ở đồng bay nhẹ bổng tấm lòng.
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng.
Cô áo hồng mang nặng cái giỏ bông…

(Phụ nữ tân văn, 1933)

Bài thơ là một câu chuyện đơn giản, chân chất mà khiến mình suy nghĩ nhiều.

Thấy lòng mình mang nặng giỏ bông.

… “ở đời hơn nhau là cách cư xử”. Đôi khi chỉ vì một câu nói, một cái thái độ,… kiểu như của bà lão trong bài thơ này, sẽ khiến cô bé ở chợ ấy mang nặng ưu tư trong lòng mà khó bước tiếp với cái niềm yêu giỏ bông một cách ngây thơ, hồn nhiên của cô ấy. Chưa gặp bà lão, lòng cô ấy nhẹ nhàng chẳng so đo tính toan. Vì cô ấy nghĩ bông cũng như cá, đơn giản là yêu thích thì mang. Tội nghiệp cô. Đời có những thứ không đáng gặp nhưng lại không tránh được.

“cái giá trị rơi vào tay người không hiểu giá trị thì cũng thành vô giá trị.” Đọc xong bài thơ của Manh Manh, mình lại càng thấy thấm thía hơn suy nghĩ ấy. Thấy người đời sai nhiều, và thấy mình cũng sai nhiều. Quả là nhiều khi mình cũng rất phiến diện trong đánh giá. Như khi mình không hiểu, không thông cảm, không thích và không chia sẻ được với nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, mình đã cứ như bà đồng nhảy cỡn lên mà nói một số người, một số thứ đã đem ra triển lãm là lố bịch, là lợi dụng, mượn danh nghệ thuật. Ôi, mình sai.

Có lẽ bài học mà tác giả muốn gửi gắm cho mình khi chia sẻ cho đọc bài thơ là đây sao?

Là đừng phiến diện nhận định nghệ thuật của người khác. Và cũng đừng quá nặng lòng vì những nhận định của người khác cho mình khiến mình không đi tới được…

Cứ yêu và cứ làm những gì mình thích một cách hồn nhiên nhất… Mình chỉ có một cuộc đời thôi mà.

Và cách đây mấy hôm, có đọc được bài “Cái giá của sự ghen tị trên trang Soi. Mình thích cái cách cư xử của Ai Weiwei thế không biết. Thích cách ổng tự đập vỡ tác phẩm của mình và cách ông không thông cảm cho người dám đập vỡ tác phẩm của ông. Mình thích tính đó, dù nhìn qua thì có vẻ nó hơi cay nghiệt và thiếu tình người. Nhưng với một người yêu tha thiết sự sáng tạo, yêu tha thiết tác phẩm, và hiểu rất rõ mồ hôi công sức giá trị của bản thân, của tác phẩm,… thì đó là một cách cư xử rất đúng, rất xứng đáng. Mình cũng không thể nào thông cảm được với những kẻ đi phá hoại tác phẩm của người khác dù họ nhân danh cái gì đi nữa – kể cả là nhân danh tình người. Nếu họ muốn được công nhận, họ phải khẳng định bằng chính tài năng của họ chứ tại sao lại đi đạp đổ, phá hoại tác phẩm của người khác (Sao cái ông Maximo Caminero này ở đẩu ở đâu mà lại có cái tính giống nhiều người Việt Nam mình gặp thế không biết!)

Những chiếc bình cổ được Ai Weiwei sơn xanh đỏ. Một chiếc sau đó đã bị nghệ sĩ Maximo Caminero đập vỡ.

Thôi, quay lại đọc thơ Manh Manh theo kiểu xem thơ, chứ không suy nghĩ sâu xa chi cho tâm hồn nó hiền lành, dân dã,… vì nghe đồn “gái quê” đang có giá… Vậy nghe.

Ý kiến - Thảo luận

9:14 Tuesday,22.4.2014 Đăng bởi:  nimmoHP
Trước giờ mình không thích thơ thẩn cho lắm nhưng phải công nhận là mình thích bài thơ này 

...xem tiếp
9:14 Tuesday,22.4.2014 Đăng bởi:  nimmoHP
Trước giờ mình không thích thơ thẩn cho lắm nhưng phải công nhận là mình thích bài thơ này 
 
23:58 Monday,21.4.2014 Đăng bởi:  tueejan
Cảm ơn bạn Linh Cao ạ :)

...xem tiếp
23:58 Monday,21.4.2014 Đăng bởi:  tueejan
Cảm ơn bạn Linh Cao ạ :)
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả