|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiChú vịt vàng ở Phú Mỹ Hưng: Khi bồn tắm trong nhà là cái hồ trong đô thị 10. 05. 14 - 6:56 amĐức TémSự kiện Chú Vịt Vàng trong những ngày qua không biết có giúp người dân Sài Gòn giảm đi phần nào cơn nóng đầu mùa hay không, chỉ biết rằng khi giới trẻ tò mò ra khu Bán nguyệt Phú Mỹ Hưng thì cơn sốt chụp ảnh cùng chú đã tăng dần. Trước đó trên một số trang mạng, thông tin về chú thì cực kì vắn tắt và cũng không đề cập làm thế nào để mời Florentijn Hofman, một nghệ sĩ người Hà Lan đã đưa chú chu du trên 16 thành phố trên khắp thế giới trước đó, đến Việt Nam hay là anh ấy tự nguyện. Dưới con mắt của nhà đầu tư thì có lẽ chú vịt giống như một đại sứ thân thiện, đóng mác quốc tế, sẽ là một điểm thu hút cho mọi người đến vui chơi và sẵn tiện tiêu xài chút đỉnh tại khu đô thị mới. Đối với đại đa số thì chỉ cần biết rằng chú đang thực hiện sứ mệnh “Lan tỏa niềm vui cho thế giới quanh ta” dù không phải ai cũng biết và có điều kiện gắn bó tuổi thơ của mình cùng chú trong bồn tắm; một phần có lẽ tuổi thơ của con nít Việt Nam đa phần đứa nào cũng tắm… đứng, một phần chú vịt vàng này không phổ biến trong thị trường đồ chơi ở nước ta. Nhưng chân dung của chú rất dễ gây thiện cảm, và trên hết Chú Vịt Vàng là một sự kiện rất đáng yêu và dễ gây hiệu ứng quần chúng. Vậy dưới góc độ của người thiết kế, thì chú vịt vàng này là gì? Và đang làm gì? Không khó để nhận định chú là một tác phẩm nghệ thuật, được phóng to từ nguyên mẫu Rubber Duck – một biểu tượng cho văn hóa Pop bên phương Tây. Thay vì nguyên mẫu được làm từ cao su đúc sẵn một cách công nghiệp thì Hofman tốn nhiều công sức hơn với 200 miếng nhựa PVC và hệ thống quạt gió ổn định bên trong, bên cạnh đó còn là sự vận chuyển và cả việc lắp đặt, bảo vệ dưới một không ít lần bị tấn công bởi các anti-fan của chú. Và vì tác phẩm trông không có vẻ gì là sáng tạo nên không ít dân “nghệ” đã lên tiếng chê bai không thương tiếc.
Thực chất, bạn có thể gọi vịt khổng lồ là một tác phẩm điêu khắc, triển lãm ngoài trời, với từ định nghĩa chính xác là “Land art”, nhằm phân biệt với những tác phẩm bên “trong nhà” được biết với khái niệm chung “Installation art”( trong một số trường hợp ranh giới này cũng được làm lu mờ với sức sáng tạo của nghệ sĩ và vị trí đặt để của tác phẩm). Tại Việt Nam, cả hai hình thức đương đại này đều đã có và dần phát triển, chỉ có điều hiếm có hoặc chưa có tác phẩm nào mang tính rầm rộ như chú vịt vàng này. Nếu so sánh với các tác phẩm điêu khắc ngoài trời mang nặng tính chính trị, văn hóa truyền thống (cả Việt Nam lẫn thế giới), bất di bất dịch và mang tính trừu tượng (từ thấp đến cao) thì chú vịt vàng khổng lồ, vẫn giữ nguyên được bản chất của nguyên bản, không trừu tượng, dễ hiểu, dễ liên tưởng, có thể di chuyển và vi vu trên khắp thế giới (nếu nghệ sĩ cha đẻ có đủ tiền) và mang tiếng nói đại chúng đến với tất cả mọi lứa tuổi, văn hóa, sắc tộc. Vậy là chúng ta cần phải có một định nghĩa khác, với loại hình nghệ thuật vừa xếp đặt mà vừa hơi hơi mang tính sự kiện (event) này. Và thực tế là đã có, dù chưa mới! Nếu gọi Chú Vịt Vàng chỉ là “Land art” thì chưa đủ chính xác, vì trước khi sinh ra, chú đã được tác giả nuôi mộng gửi gắm thông điệp hướng đến cộng đồng, nghĩa là được hoạch định chi tiết như về nơi đặt để phù hợp nhất cho không gian đô thị, truyền thông và thương mại. Vì thế chúng ta sẽ nhắc đến một cái tên khác thích hợp hơn: “Urban art”. Các bạn có thể hiểu rằng, Urban art là phong cách nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật thị giác công cộng, thường được thực hiện bởi các nghệ sĩ có niềm đam mê với không gian đô thị và cuộc sống đô thị. Có “phá hoại” đường phố (như một số dân Grafiti hay làm) hay không thì chưa bàn tới, nhưng với sự xuất hiện có loại hình này, cộng thêm sự thể hiện không giới hạn (mỹ thuật, điêu khắc, kiến trúc, màn chiếu, âm thanh, ánh sáng …) đã giúp cuộc sống đô thị khô khan ngày qua ngày nhàm chán có thêm những màu sắc và cảm xúc mới mẻ.
Quay lại, để trả lời câu hỏi từ ban đầu: “Chú Vịt Vàng này là gì và đang làm gì?” Câu trả lời là: Chú vịt vàng khổng lồ là một tác phẩm thuộc “Urban art”, của một trong những nghệ sĩ có điều kiện đem tác phẩm đi chu du khắp thế giới, từ đô thị này đến đô thị khác, và chú đang bơi trong một bồn tắm khổng lồ tại Phú Mỹ Hưng các bạn ạ. Đơn giản thế thôi. Tại sao không?
Ý kiến - Thảo luận
12:27
Saturday,1.7.2017
Đăng bởi:
Minh Phương
12:27
Saturday,1.7.2017
Đăng bởi:
Minh Phương
Tháng 6, 2017, Canada thuê con này về để làm lễ kỷ niệm 150 năm Canada. Việc thuê này khiến sinh nhiều tranh cãi, vì con vịt này chẳng có gì liên quan đến Canada (có người nói, sao không bày cái lá phong, nhưng thế thì buồn bỏ mạ), thứ hai là giá thuê quá mắc, thứ ba là con vịt này lại ăn cắp ý tưởng của người sáng chế gốc.
Đọc bài này
13:55
Tuesday,13.5.2014
Đăng bởi:
Thúy Anh
Tôi gần 30 tuổi. Trong cuộc đời của tôi chưa bao giờ có bồn tắm ở tại nhà. Lúc nhỏ tôi cũng không có món đồ chơi con vịt cao su màu vàng như trong tác phẩm. Tất cả bạn bè của tôi khi được hỏi, đa số cũng khẳng định bồn tắm gần như là một thứ xa xỉ, muốn sở hữu nó thì phải c&oac
...xem tiếp
13:55
Tuesday,13.5.2014
Đăng bởi:
Thúy Anh
Tôi gần 30 tuổi. Trong cuộc đời của tôi chưa bao giờ có bồn tắm ở tại nhà. Lúc nhỏ tôi cũng không có món đồ chơi con vịt cao su màu vàng như trong tác phẩm. Tất cả bạn bè của tôi khi được hỏi, đa số cũng khẳng định bồn tắm gần như là một thứ xa xỉ, muốn sở hữu nó thì phải có cả tiền lẫn thời gian, không gian và một nếp sống kiểu 'có bồn tắm'.
Tác phẩm này đẹp. Nó làm cho tôi thấy thích thú khi nhìn ngắm bởi vì nó lạ mắt chứ không mang mấy giá trị gợi nhớ gì về năm tháng tuổi thơ của tôi (và của nhiều người) ở Việt Nam. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Đọc ...xem tiếp