|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngNhân đọc tin con vịt chết chìm 09. 11. 13 - 6:36 amHoàng Lan dịchSOI: Nhân cái tin dân Đài Loan khóc thương vịt khổng lồ bị động đất làm hỏng, mời các bạn đọc một bài của Alicia Eler phân tích về con vịt này: CHICAGO – Hồi tháng Sáu, một bản sao khổng lồ của chú vịt cao su màu vàng trôi vô cảng Hong Kong. Chú lướt sóng, bập bềnh qua lại như thể đang ở trong một cái bồn tắm công cộng khổng lồ. Chú vịt pop art này do nghệ sĩ Hà Lan Florentijn Hofman sáng tác vào năm 2007, về gốc rễ là phiên bản phóng to của con vịt nhựa “gốc” (món đồ chơi thường thấy của trẻ con khi đi tắm). Từ năm 2007, những phiên bản của con vịt này đã trôi qua các bến cảng tại Amsterdam, Belgium, Tokyo, Sao Paolo và Sydney. Ở Hong Kong, vịt khổng lồ bị xì hơi nên đã chìm nghỉm; không lâu sau đó, người ta copy chú và lại thả lềnh bềnh, xuất hiện trên khắp các bến cảng Trung Quốc, gồm: Tây An, Đông Quan và Vũ Hán.
Tuy nhiên, những phiên bản mới này không phải do Hofman và đội ngũ của anh làm – chúng là hàng nhái “shanzhai” (shanzhai có nghĩa là “sơn trại” – từ lóng người Trung Quốc dùng để chỉ đồ nhái). Tác giả Hà Lan nổi giận, buộc tội người Trung Quốc đã ăn cắp ý tưởng của anh, nhưng xét ra thì chính tác giả mới đang bị mắc lỡm. Tác phẩm Pop Art anh làm ra cũng là bản sao từ món đồ chơi chú vịt nhựa của trẻ con đấy thôi. Chú vịt hàng nhái “sơn trại” của Trung Quốc là một minh chứng thú vị cho việc chính bản thân tác phẩm của Hofman cũng chỉ là bản sao, điều khác biệt duy nhất là Hofman có bản quyền (đội “sơn trại” thì không). “Hàng ‘sơn trại’ không phất vì tính sáng tạo, nó phất vì biết vươn tới những ai không với được các sản phẩm gốc, vì lý do địa lý hoặc do tiềm lực tài chính”, văn sĩ kiêm nhà văn hóa Jackie WX Tong (Đường Văn Nghi) hiện làm việc tại Hong Kong phát biểu. “Đâu phải ai cũng có khả năng đến Hong Kong để xem con vịt ngu ngốc đó.” Khi Hofman phát hiện ra chú vịt của mình là nạn nhân của hàng “sơn trại”, phản ứng của anh là sốc và ghê tởm. Trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Wall Street (WSJ), Hofman bác tin đồn rằng hãng địa ốc Trung Quốc Country Garden đã kí hợp đồng với anh để nắm bản quyền của con vịt. Hofman nói anh chưa bao giờ có liên hệ gì với Country Garden. “Tin đồn xạo cả”, Hoffman kể với tờ WSJ. “Nếu muốn có con vịt thật, họ phải đến hỏi tôi chứ”. Và anh còn cho biết thêm: “Tôi vẫn luôn nói con vịt cao su là một chất xúc tác màu vàng. Giờ đây chất xúc tác này đã cho thấy Trung Quốc đang làm mất lòng tin, và đó là một vấn đề to lớn”. Thực là một phản ứng lạ lùng khi chính Hofman cũng tạo ra một tác phẩm pop art – thứ mà bản thân nó hoặc một phần của nó là bản sao của một bản sao của một bản sao khác, và bạn có thể cộng thêm vô số “bản sao” nữa vào câu này. “Hofman gọi tác phẩm của anh là một ‘chú vịt cao su trôi nổi, thân thiện’, và anh tạo ra nó để khiến mọi người vui vẻ”, hãng thông tấn ESLđưa tin. “Anh mong rằng khi người ta thấy con vịt, họ sẽ ngưng việc đang làm lại và quay sang bàn tán với những người xung quanh về con vịt. Hofman tin rằng điều đấy rất quan trọng, vì anh muốn mọi người gắn kết với nhau.” Trung Quốc nổi tiếng với văn hóa “sơn trại”, chuyên sao chép tất cả mọi thứ, từ đồ điện tử đến giỏ xách, thậm chí còn có nguyên một con đường đồ nhái, cả dãy phố thương mại với các cửa hàng nhái theo những nhãn hiệu phổ biến ở Mỹ. Mục đích của hàng “sơn trại” là kiếm tiền bằng cách ăn theo một sản phẩm hay một ý tưởng. Trớ trêu thay, phiên bản “sơn trại” của chú vịt lại cho nhiều người cơ hội để trải nghiệm tác phẩm. Càng nhiều phiên bản vịt thì càng nhiều người có thể “ngưng việc đang làm lại và quay sang bàn tán với những người xung quanh về con vịt”. Nếu Hofman thành thật về mục đích nghệ thuật của chú vịt, thì hiệu ứng “sơn trại” này thực chất đang giúp quảng cáo rộng rãi cho tác phẩm vốn được xem là “mang tính nhân văn” của anh. “Vịt giả” có lẽ đang vi phạm luật bản quyền, nhưng chí ít thì nhiều người sẽ có khả năng trải nghiệm nó hơn, hay ít ra cũng là trải nghiệm với bản sao của con vịt “gốc”. Dù Trung Quốc có luật sở hữu trí tuệ (IPRs), nhưng luật này thường bị lờ đi. Trong thế giới nghệ thuật đương đại ở Mỹ, luật bản quyền gây ra khá nhiều khó khăn cho các nghệ sĩ của dòng văn hoá pop. Richard Prince vừa dính vào một vụ kiện xoay quanh vấn đề sử dụng và vi phạm bản quyền. Cory Arcangel, người nổi tiếng nhờ tác phẩm Mây Super Mario – tác phẩm này nhái những đám mây trong trò chơi điện tử cùng tên (Việt Nam gọi là trò hái nấm) – và đồng thời Cory cũng tạo cơ hội để bất cứ ai cũng có thể sao chép tác phẩm của mình, anh đưa ra đầy đủ hướng dẫn hòng giúp người khác làm theo. Ranh giới giữa sao chép và sáng tạo cũng dần trở nên mờ nhạt trên internet, nơi ý tưởng và hình ảnh động (có đuôi .gifs) lan truyền thật dễ dàng nhờ lệnh copy và paste. Nhái văn hóa pop là một phần thiết yếu của pop art, dù đấy là nhái trên mạng hay ngoài đời; khi nghĩ đến các biểu tượng của nghệ thuật đương đại, ta không thể không nghĩ tới Warhol, Oldenburg, Koons, Prince, hoặc các nghệ sĩ đang nổi lên gần đây như Cory Arcangel. Tác phẩm của Hofman khá đậm chất pop art, anh bắt chước ý tưởng chú vịt nhựa của con nít để làm ra phiên bản của riêng mình – một thứ nói cho cùng chẳng phải là bản “gốc”, mà là một bản sao khác. Các chuyên gia nhái “sơn trại” của Trung Quốc chỉ bổ sung thêm cho dụng ý của tác giả, và từ đó, vô tình chứng minh rằng chính Hofman cũng là một kẻ làm nhái. “Anh ấy lẽ ra nên biết trước rằng “chú vịt sành điệu” của mình sẽ bị nhái; vì ở Trung Quốc, kiến trúc của một tòa nhà cũng có thể bị nhái nữa là”, Tong nói. “Người Trung Quốc nhái cực giỏi. Chúng tôi bắt chước bản gốc và phóng đại chúng lên gấp 10 lần – cứ xem phong cách tư bản/cộng sản của chúng tôi kìa”. Thu lợi từ bản sao của một món đã có trước đấy – dù với mục đích kinh doanh hay để góp cho thị trường nghệ thuật – là ý tưởng chung của cả “sơn trại” lẫn Pop. Cái khác biệt duy nhất là người Trung Quốc không che giấu động cơ “sáng tạo” của họ. “Trong trường hợp hàng nhái “sơn trại”, người Trung Quốc chẳng muốn khẳng định điều gì”, Tong nói. “Họ chỉ muốn kiếm tiền”. Ý kiến - Thảo luận
11:53
Thursday,26.6.2014
Đăng bởi:
PPCute
11:53
Thursday,26.6.2014
Đăng bởi:
PPCute
Pop-Art xuất phát từ những thứ bình dân, phổ biến, quen thuộc và thậm chí là tầm thường trong đời sống. Thế nên, việc nhái các tác phẩm pop-art là điều dễ dàng và là hệ quả tất yếu xuất phát từ chính gốc rễ của trường phái này.
Sở hữu trí tuệ và Pop-art. Vấn đề không đơn giản để chứng minh. Tuy nhiên chính sự copy vô tội vạ đấy làm cho Pop-art trở nên "more and more popular". Phải chăng Hofman nên cảm ơn Trung Quốc về "sơn trại". Nhờ thế mọi người biết Hofman nhiều hơn.
14:23
Sunday,10.11.2013
Đăng bởi:
phiên zịt tiếng Niên Sô
Tôi đọc AiF thì phải (báo "trí tuệ" nhất của Nga), nói là đối với người TQ: cái gì có lợi cho họ (Hán) thì là điều tốt, không có lợi cho họ là xấu.
14:23
Sunday,10.11.2013
Đăng bởi:
phiên zịt tiếng Niên Sô
Tôi đọc AiF thì phải (báo "trí tuệ" nhất của Nga), nói là đối với người TQ: cái gì có lợi cho họ (Hán) thì là điều tốt, không có lợi cho họ là xấu.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Sở hữu trí tuệ và Pop-art. Vấn đề k
...xem tiếp