|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiUrban Art (phần 2): Biểu tượng gì? Vị trí nào? 08. 07. 14 - 8:49 amĐức TémTiếp theo phần 1 Cloud Gate (hay Hạt đậu) Cũng với hình dạng gần như Quả Bóng Đỏ, tại Chicago, một tác phẩm Urban Art cũng nổi tiếng không kém, và nổi lên như một biểu tượng mới của công viên Millennium. Tác phẩm thép không gỉ kích thước 10m x 13m x 20m này có tên gọi là “Cloud Gate” nhưng dân cư ở đây quen gọi nó là “hạt đậu” vì hình dáng của nó (mặc dù nhà thiết kế không hề thích điều này). Ngoài kích thước và một khe cổng để chui vào, với sự mường tượng ban đầu đến giọt thủy ngân, nghệ sĩ Anish Kapoor (người Anh gốc Ấn) đã phủ lên tác phẩm “Cổng mây” này một thủ thuật thống nhất để có tác dụng phản chiếu. Vậy hạt đậu này đem đến cho Chicago điều gì? Không gì khác là khung cảnh và con người tập trung quanh nó. Là sự đụng chạm, tương tác, soi bóng; là con người, đô thị và bầu trời.
“I Amsterdam” là một câu chuyện khác Đây không phải là một ý tưởng mới trong Urban Art, như dòng chữ Hollywood cũng đã thành công trước đó. “I Amsterdam” bắt đầu từ chiến dịch tạo ra một khẩu hiệu mới trong du lịch, văn hóa cho thành phố xinh đẹp này tại Hà Lan. Nếu như “I Amsterdam” chỉ đơn giản nằm trên áo phông in hay trang website của chính quyền thì thành phố này đã không có một Urban Art đáng yêu và nổi tiếng. Tác phẩm được đặt phía sau một bảo tàng lớn; không chỉ là một điêu khắc xếp đặt ngoài trời, nó còn trở nên cực kì nổi tiếng đối với mọi người dân và du khách, và hiển nhiên đã thúc đẩy hơn rất nhiều cho sự thành công của chiến dịch “I Amsterdam”. Tại nơi đây, chụp hình lưu niệm là một chuyện, dòng chữ này cũng tạo ra cảnh quan đẹp cho cộng đồng. Sau này cũng đã có thêm nhiều phiên bản khác nhau trong thành phố để phục vụ các hoạt động văn hóa, thời trang, hội chợ …
Mãi mãi Marilyn Monroe Nhắc đến Urban Art đương đại là nhắc đến Pop Art, với cách thức đơn giản phổ biến nhất là đem những hình tượng đã quá thân quen đối với đại đa số rồi nhào nặn nó lại. Với tỷ lệ nhỏ thì sẽ dùng màu sắc biến đổi như Andy Warhol, còn với tỷ lệ lớn cho đô thị thì chỉ cần áp dụng “thuật phóng đại” cộng với vị trí đặt để cho tác phẩm cũng sẽ tạo nên cơn sốt cho khu vực đó. Như tác phẩm “Forever Marilyn” có chủ đích phóng to là để cho mọi người có cái cớ vén bức màn bí mật hấp dẫn bên dưới, mà trước đó từ nhiều năm (tác phẩm lấy cảm hứng nguyên tác từ bộ phim “The Seven Year Itch” – 1955) đã ám ảnh biết bao thế hệ. Xem ra Seward Johnson đã rất tinh ý và hài hước với tác phẩm này.
“Thuật phóng đại” từ bao đời nay trong các tác phẩm nghệ thuật (không chỉ riêng đối với Urban Art) trước hết là sự đánh mạnh về mặt thị giác, khi nâng kích thước lên cho tương xứng với không gian mà nó “ngự trị”. Thứ hai, thuật phóng đại không gì khác hơn là khuyến khích sự mạnh dạn trong cách nghĩ, cách mơ ước, và quan trọng nhất, hãy nghĩ lớn từ những điều rất bé nhỏ (nhớ phải thật đơn giản nữa). Bài học của những Urban Art như “I Amsterdam” là vẫn có thể tạo ra nét thu hút cho thành phố bằng tác phẩm nghệ thuật công cộng, bên cạnh việc thiết kế các công trình kiến trúc biểu tượng tốn nhiều thời gian hơn từ các anh kiến trúc sư. Hãy thử nghĩ xem thành phố chúng ta sống đây có biểu tượng gì có thể Popup lên như thế này và đề xuất với chính quyền thành phố? Trước hết hãy đừng nghĩ đến việc “tô loan vẽ phượng” rườm rà và rắc rối. Vì Urban Art theo quan điểm đương đại cần luôn sạch sẽ, rõ ràng và tìm ra vị trí đặt để thích hợp. Sau đây là một ví dụ cho việc xác định sai vị trí: Chúng ta đã tốn quá nhiều thời gian, tranh cãi đề xuất và thực hiện “Con đường gốm sứ Thăng Long” và đã làm nó rất đẹp. Nhưng đáng tiếc thay con đường xinh đẹp này lại không có không gian công cộng lớn tương xứng với kích thước của nó để tập trung đông người, về tầm nhìn cho tác phẩm gần như bằng không, và vì lẽ đó tính chất đóng góp của nó vào đời sống đô thị đã giảm hẳn. Ý kiến - Thảo luận
22:26
Thursday,10.7.2014
Đăng bởi:
IQ ABC
22:26
Thursday,10.7.2014
Đăng bởi:
IQ ABC
"Hạt đậu" mà về Việt Nam 1 ngày, qua hôm sau thì khung sắt cũng chẳng còn :))
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp