Thị trường

Làm cách nào đầu tư vào mỹ thuật? 04. 08. 14 - 12:04 am

Thúy Anh dịch

Nghệ thuật có ý nghĩa hơn là chỉ dùng để trang trí. Nghệ thuật có thể là một khoản đầu tư! Thật vậy, một số nhà sưu tập xếp mỹ thuật ở vị trí thứ hai trong danh sách các loại tài sản nên đầu tư vào. Câu hỏi đặt ra là, làm cách nào ta tìm được một tác phẩm có giá trị?

Sau đây là một vài mẹo nhỏ nên nhớ nếu thích biến mỹ thuật thành một trong các kênh đầu tư của bạn.

Hãy hỏi bản thân những câu sau:

1. Mình có yêu thích mỹ thuật không? Mỹ thuật nghệ thuật của cái đẹp và xét về tự nhiên, con người ai cũng yêu thích cái đẹp, do đó có thể nói con người ai cũng yêu mỹ thuật. Việc thưởng thức cái đẹp phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mỹ và ý thích riêng từng người. Hãy xem qua nhiều tác phẩm để khám phá mỹ cảm của bản thân.

.

2. Có cần hiểu biết về mỹ thuật để đầu tư không? Ngoài thông tin thị trường mỹ thuật, nhà đầu tư nên trang bị kiến thức cơ bản về mỹ thuật để phân định và đánh giá chất lượng tác phẩm phục vụ cho việc đưa ra quyết định đầu tư. Có thể nói chuyện với công ty tư vấn đầu tư để được hỗ trợ.

3. Chưa có kinh nghiệm đầu tư mỹ thuật thì sao? Cũng như các dạng tài sản khác, tác phẩm nghệ thuật cũng cần được tìm hiểu kỹ, nhưng hơn thế, mỹ thuật còn liên quan đến ý thích cá nhân. Kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư tuy nhiên nếu chưa hiểu rõ cách thị trường mỹ thuật vận hành thế nào thì cũng không sao. Cách tốt nhất là hãy đầu tư vào một tác phẩm mà bạn thích. Giá cả mỹ thuật có khi tăng có khi giảm, nếu mua một tác phẩm mình thích thì ta sẽ có thể sông với tác phẩm, thưởng thức tác phẩm một cách vui vẻ. Hãy tìm đến các dịch vụ tư vấn đầu tư mỹ thuật trung thực khách quan đáng tin cậy.

4. Nên đầu tư dạng nghệ thuật gì? Có nhiều dạng nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc bao gồm nhiều trường phái. Hãy gặp gỡ nhà tư vấn để xem các tác phẩm chất lượng, từ đó bạn sẽ dễ xác định mình yêu thích loại nào và liệu có nên đầu tư hay nên đầu tư vào thể loại ít yêu thích hơn nhưng hợp xu hướng hơn.
 

.

5. Mỹ thuật có phải là kênh đầu tư tốt? Phải và không phải. Sự thật là luôn kiếm được lời từ đầu tư mỹ thuật nhưng không nên trông đợi quá nhiều, phải có chiến lược và thực hiện hợp lý. Nếu bạn là người của các con số và thống kê thì mỹ thuật không phải là sự lựa chọn tốt. Hãy nói chuyện với đơn vị tư vấn đầu tư để nghe họ trình bày thêm về chiến lược này.

6. Định giá tác phẩm mỹ thuật thế nào? Tác phẩm mỹ thuật phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng của họa sĩ. Nói một cách nôm na, họa sỹ nào tên được nhắc đến nhiều trên báo, tại các buổi triển lãm… là họa sỹ nổi tiếng. Hãy tìm một tác phẩm tốt của ông ấy, hỏi nhà tư vấn để biết khi nào nên mua và khi nào nên bán. Thường thì mất nhiều năm thậm chí nhiều thập kỷ cho việc bán. Nhìn chung đầu tư mỹ thuật là như thế.

7. Đánh giá lựa chọn họa sỹ, tác giả để đầu tư như thế nào? Dù là nghệ thuật nhưng quy luật “mua thấp bán cao” vẫn luôn được áp dụng. Họa sỹ trẻ có tài là lý tưởng cho việc đầu tư nhất tuy nhiên cũng có bất lợi là không chắc chắn về khả năng phát triển và độ nóng tên tuổi của anh ta trong tương lai. Đối với họa sỹ đã thành danh, số tiền đầu tư mua tác phẩm nhiều hơn nhưng ít rủi ro vì tài năng và độ nóng tên tuổi của họa sỹ đã được xác định. Tùy vào ngân sách đầu tư mà lựa chọn họa sỹ phù hợp.

Hí họa của Ấn Độ

Có nhiều bước trên con đường dẫn đến thành công của một họa sỹ. Trong đó, họa sỹ đang phát triển nếu có điều kiện sẽ ký kết với các đơn vị hoạt động ngành mỹ thuật như phòng tranh để tổ chức triển lãm, cho ra các bài phê bình và nhận xét tốt, và để bán tác phẩm. Những họa sỹ chưa được phòng tranh ký kết thì có thể là cơ hội tốt để bạn đầu tư mua tác phẩm, bởi khi bán được tranh, họ sẽ có điều kiện phát triển tái đầu tư cho sự nghiệp bằng các hoạt động sáng tác và quảng bá liên tục, theo đó tên tuổi họ tăng dần, giá tranh tăng và tác phẩm bạn đã mua theo đó cũng tăng giá.

Nhìn chung, đầu tư vào các họa sỹ được chọn lọc bởi các công ty tư vấn đầu tư mỹ thuật thì ít rủi ro hơn vì họ có chuyên môn mỹ thuật, nên sẽ đánh giá tài năng họa sỹ chính xác hơn. Hơn nữa họ cũng có chiến lược phát triển sự nghiệp cho họa sỹ.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tâm vận động theo bút

Phan Cẩm Thượng

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả