Khác

“Bodies” đã bị cấm tại Pháp 23. 09. 10 - 7:26 am

Phương Lan dịch

 

Triển lãm nổi tiếng Bodies ngay từ lúc mới ra đã bị lên án là “thẩm mỹ kinh hoàng” do trưng bày những xác người lột da (người ta nói là xác tử tù Trung Quốc sau hành). Triển lãm chỉ bị lên án thế, cứ vậy mà chu du thiên hạ.

Nhưng nay, Pháp đã trở thành nước đầu tiên cấm, thậm chí còn tuyên bố Bodies là bất hợp pháp.

Ngày hôm qua, Pháp đã tán thành quyết định của một tòa án cấp dưới cấm triển lãm này, dựa trên điều 16-1 của Luật Dân sự Pháp, trong đó nói về việc “phải tôn trọng, o cơ thể người không kết thúc cùng cái chết, và những gì còn lại của người đã mất phải được đối xử với lòng tôn trọng, đường hoàng, và thích hợp tập tục lễ nghi.”

Những người phản đối đặc biệt nổi giận khi triển lãm dùng xác người để dựng cả những cảnh thế này


Hay phanh ra thế này, như một trò nghịch ngợm

Tòa án này cho rằng, việc trưng bày có tính thương mại những thi thể được bảo quản là không tôn trọng đòi hỏi của luật pháp. Luật chỉ cho phép một ngoại lệ (để sử dụng xác) là do yêu cầu về y học. Các thẩm phán cho rằng những người tổ chức triển lãm đã hoàn toàn không chứng minh được sự đồng ý, ủy quyền của những người đã mất có trong triển lãm là cho dùng xác mình để trưng bày.

Công ty tổ chức triển lãm này tại Mỹ, Premier Exhibitions, có trụ sở tại Atlanta, nói các các xác này là do Bộ Công an Trung Quốc thu giữ (sau khi xử tử). Premier phủi trách nhiệm, họ nói: “Chúng tôi chỉ dựa vào duy nhất những người đại diện cho phía đối tác Trung Quốc và không thể độc lập mà đi xác minh được rằng những xác này không thuộc về những người đã bị hành hình trong thời gian bị giam giữ tại các nhà tù Trung Quốc. Không có tài liệu giấy tờ nào của những người này đồng ý cho plastic hóa xác và/hoặc triển lãm cơ thể họ,”

Một phụ nữ đang mang thai

Do triển lãm đã mở cửa trong một cơ sở tư nhân tại Paris (L’Espace Madeleine) hồi tháng 2. 2009, nhiều tổ chức, trong đó có nhóm Trung Hoa Thống nhất và nhóm chống án tử hình Ensemble Contre la Peine de Mort – đã nộp đơn kiện, yêu cầu ngưng triển lãm. Bảo tàng Khoa học và bảo tàng Nhân học Paris đều đã từ chối mở triển lãm này.

Triển lãm này từng đến Pháp năm ngoái, do Pascal Bernardin – một người cổ động phong trào rock – mời về. Ông nói với tờ Rue89 rằng những xác này là của Hội Khoa học và Kỹ thuật Giải phẫu học Hong Kong, và ông tuyên bố, “Trung Quốc hay Pháp thì cũng có những điều kiện như nhau thôi, người ta cũng hiến xác cho khoa học.”

Những xác này được xưởng xử lý của Trung Quốc xử lý tỉ mỉ, bảo toàn từng gân cơ, lông tóc, nội tạng. Các xác sẽ trải qua một quy trình plastic hóa để tạo những dáng vẻ nhất định, kể cả vẻ mặt. Trong triển lãm có những bàn bày nội tạng, hoặc cơ cắt lát. Công ty tổ chức Premier viện cớ rằng Bodies giúp người ta hiểu về thân xác con người hơn, hiểu phía sau lớp da đẹp kia là cái gì…

Trước khi bị cấm ở Pháp, Bodies đã đón 28 triệu khách và thu bộn tiền. Riêng ở Pháp là 110.000 khách ở Lyons và 35.000 khách ở  Marseilles. Triển lãm này cũng từng đến Nhật và nhiều bang Hoa Kỳ, trong đó có New York, nơi nó đã vô cùng thành công trong việc thu hút du khách tại South Street Seaport.

*

Bài liên quan

“Bodies” đã bị cấm tại Pháp 
– Bodies: tôi đã xem và đã thấy…
– May mà không phải Tàu
– Tôi không biết tôi ở phe nào
– Von Hagens đã ướp xác ra sao?
– Xung quanh triển lãm Bodies: Kẻ buôn bán cái chết

Ý kiến - Thảo luận

22:23 Thursday,23.9.2010 Đăng bởi:  xuân bình
đã xem trực tiếp, choáng kinh người.
...xem tiếp
22:23 Thursday,23.9.2010 Đăng bởi:  xuân bình
đã xem trực tiếp, choáng kinh người. 
17:23 Thursday,23.9.2010 Đăng bởi:  admin
Trần Trọng Linh thân mến, comment của bạn về kinh nghiệm đi xem triển lãm này, SOI xin đưa lên thành bài riêng, vào ngày mai nhé. Cảm ơn Linh rất nhiều.
...xem tiếp
17:23 Thursday,23.9.2010 Đăng bởi:  admin
Trần Trọng Linh thân mến, comment của bạn về kinh nghiệm đi xem triển lãm này, SOI xin đưa lên thành bài riêng, vào ngày mai nhé. Cảm ơn Linh rất nhiều. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vô cảm đến mức này thì bỏ xừ cái nền Mỹ thuật Việt

Bài của Hoàng Lan Anh từ Người Lao Động - Soi bình luận

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả