|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnVĩ thanh cùng Bolero 24. 09. 10 - 7:27 amNgười xem Sài Gòn
Như Soi đã đề cập, vào lúc 14h30 ngày 19. 9. 2010 Pierre Mertens cùng ba nghệ sĩ Việt Nam đã có buổi thảo luận với người xem tại Ga 0 (91A Đinh Tiên Hoàng, F.3, Q. Bình Thạnh, TP.HCM), và đây là một đề cập thiếu sót, vì còn Nguyễn Như Huy nữa – người thảo luận “sung” nhất tại buổi thảo luận. * 15h hôm đó, buổi thảo luận có khoảng 20 người đến tham dự, trong căn phòng nhỏ của Ga 0. Lý do của con số 20 này, có lẽ đến từ mấy lý do: Vậy nhưng, biết đâu quý hồ tinh bất quý hồ đa!? Chương trình diễn ra theo trình tự: giám tuyển Nguyễn Như Huy mở màn, rồi trao đổi một chút; đến Nguyễn Thanh Trúc nói về lý do làm tác phẩm của mình; đến giám tuyển Pierre Mertens nói về nhóm Smoked Art và 24 tác phẩm trong triển lãm này, thảo luận “nhiều chút” và các khán giả thì cứ muốn lái câu chuyện đi lạc đề, Như Huy phải kéo lại; đến Võ Trân Châu nói về lý do làm tác phẩm và cuối cùng là Trương Công Tùng…
Giải thích cái tên Smoked Art, “nghệ thuật xông khói”, giám tuyển Pierre Mertens nói, rất đơn giản, chỉ vì các nghệ sĩ của nhóm này vốn làm trong nhà máy cá trích xông khói, nay nhà máy này dẹp nghỉ, họ đặt tên như là một… kỷ niệm. Về quy tắc của các tác phẩm trong Bolero lần này, Pierre Mertens cho biết, rằng ngoài quy tắc khắt khe là các nghệ sĩ phải lấy tờ báo ngày hôm đó tại địa phương để làm tác phẩm, thì chẳng còn quy tắc nào nữa. Còn vì sao chọn Ga 0? Trước đó Pierre Mertens cũng đã tính đến nhiều phương án khác, như in các poster nhỏ để dán hoặc phát nơi công cộng, nhưng rồi gặp Như Huy, biết rằng đã đúng người đúng việc, cũng chẳng cần quy tắc gì thêm, nên về đây. Ông thấy thật thú vị khi Ga 0 mời được ba nghệ sĩ Việt Nam cùng tham dự. Rốt cuộc, Bolero trở thành cuộc gặp gỡ của các nghệ sĩ trong một cách làm. Điều đó là ý nghĩa. Thế còn tiếp theo? Pierre Mertens cho biết, khi rời địa phương nào thì sẽ lấy đi vài tờ báo của địa phương đó để làm thư mời cho các triển lãm tại nơi khác, một đất nước khác, một châu khác. Thí dụ triển lãm tại Ga 0 là lấy tờ báo ở Nam Phi làm thư mời, nên hiển nhiên, người quan sát sẽ biết họ mới triển lãm ở Nam Phi xong. Các poster và tác phẩm sẽ để lại nơi triển lãm, nếu sau này có dịp trở lại mà nơi đây còn giữ tác phẩm thì sẽ lấy ra để triển lãm cùng những tác phẩm mới; còn nếu không giữ lại, thì làm tác phẩm, cũng không có gì quan trọng. “Đáng lý để tiết giảm sự tốn kém, chúng tôi chỉ giới thiệu các tác phẩm trên web, nhưng rồi thấy thời điểm này chưa phù hợp, nên gặp trực tiếp vẫn hay hơn”, Pierre nói. “Nguyên lý của triển lãm là phải có những phát sinh để giải quyết, thảo luận”. Như Huy thì cho rằng: “Tôi tận dụng dự án Bolero như một cơ hội để mọi người truyền thông với nhau”. Bởi theo giám tuyển này, Ga 0 không lụy vào bất kì tiêu chí hay tuyên ngôn nào; đây cũng không phải là nơi chỉ dành cho nghệ thuật đương đại, vì nó là “ngôi nhà của nghệ thuật” – nghệ thuật nào cũng được, miễn cách làm có gì khác hay không? “Chúng tôi duy trì sự sáng tạo như một cái lõi, chứ không xiển dương các quy tắc hay ý nghĩa của việc sáng tạo”. Vâng, hoàn toàn đồng ý với anh. Cách làm khác đi mới là quan trọng. Dù sản phẩm của cách làm ấy có thế này, thế khác, nhưng ít nhất người nghệ sĩ cũng đã có một thời gian chệch đi khỏi nếp tư duy cũ mòn.
Đến với Bolero, các nghệ sĩ không coi tác phẩm quá nặng nề, từ nhiệm vụ xã hội, tới nhiệm vụ thẩm mỹ, tới cách trưng bày, hay tới việc bán cho ai. Thế làm ra rồi mà có người tự nhiên thích mua thì những tác phẩm đang treo đây có bán không? “À, phải hỏi từng cá nhân nghệ sĩ ấy,” Nguyễn Như Huy nói. “Ga 0 là nơi kết nối cộng đồng, không có chủ trương đứng ra bán các tác phẩm trong triển lãm này.” Cảm tưởng của người viết về buổi thảo luận là thấy… uổng, vì mọi trình tự đều đúng hết, người nói đều giỏi hết, nhưng khán giả đến tham dự (chủ yếu những người rất trẻ) thì lại không muốn theo luật chung của cuộc thảo luận. Thay vì nói vào trọng tâm, tận dụng có đại diện có thẩm quyền của “trường phái” Bolero, cùng các nghệ sĩ tại đây mà hỏi thêm một cách thực hành mỹ thuật mới, họ cứ muốn nói về những điều lớn lao (lớn đến mức thành sáo rỗng) như thế nào là cái đẹp, là nghệ thuật… rất chung chung, nên Như Huy cứ chốc chốc lại phải kéo mọi người đặt chân xuống đất, và buổi thảo luận khó đi vào tiêu điểm. Tuy nhiên, như tinh thần Bolero, có gì quá quan trọng đâu! Tạm kết lại một dự án mà giám tuyển cả hai phía đều thấy vui – vậy là cũng quá được rồi. * Bài liên quan: – Biến báo thành nghệ thuật… Bolero! Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|