Điện ảnh

Nhân các bạn nói về cái phim “Sống cùng lịch sử” tiêu bố cụ nó mấy chục tỷ đồng… 20. 09. 14 - 8:15 am

Trinh Nguyễn

.

Theo giới thiệu ở VNExpress : “Sống cùng lịch sử” kể về ba bạn trẻ Lâm – Nga – Tùng trong chuyến phượt về Điện Biên…”

 

… họ tình cờ được sống lại những giây phút hào hùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

 

Được chứng kiến và hòa mình vào sức trẻ yêu nước của thế hệ đi trước trong những tình huống ác liệt..

 

… lắm khi dữ dội tưởng chừng không thể vượt qua,

 

.. ba bạn trẻ đã rút ra được những bài học sâu sắc cho riêng mình.

Bộ ba đạo diễn Thanh Vân, biên kịch Đoàn Minh Tuấn và biên tập Hoàng Nhuận Cầm đã rất thuộc cách làm việc của nhau sau nhiều năm dài sát cánh. Sống cùng lịch sử – bộ phim kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ – chỉ là lần nữa họ cùng chiến hào. Nhóm làm phim cũng rất tự tin. “Nếu các anh chị xem phim mà không khóc, chúng tôi sẽ hoàn lại tiền”, biên kịch Đoàn Minh Tuấn nói. Và nước mắt đúng là đã rơi thật. Nước mắt đã rơi đặc biệt nhiều vào cuối phim với liên tiếp tư liệu hình ảnh về lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người kiến thiết chiến thắng Biện Biên năm nào.
 

Tùng Lâm trong vai đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dường như, một lần nữa, Đại tướng đã “cứu” Điện Biên Phủ, dù chỉ trong phim. Bởi bất chấp những đại cảnh dày công, những cú lia máy tốt, hóa trang sinh động, diễn viên không hề non nớt, phim chỉ là liên tiếp những câu chuyện minh họa về các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót với tiết tấu chậm chạp, thừa thãi. Bản thân các nhân vật này không hề có thêm màu sắc, chi tiết, sự cá nhân hóa tính cách. Chỉ chằn chặn như trong chuyện kể lịch sử phổ thông.

“Tôi không nghĩ mình sẽ muốn xem lại phim lần thứ hai”, một nhà nghiên cứu điện ảnh nói.

Thậm chí, ngay từ đầu phim, khán giả đã phải chứng kiến sự lãng phí cảnh quay, lãng phí thời gian. Một thiếu nữ đã phải cởi quần áo tắm, để người yêu ngắm kính cửa. Rồi họ hôn nhau qua tấm kính mờ, rúc rích chạy ra phòng ngoài, nhắn tin qua lại rất lâu để giễu người bạn mê nhạc cách mạng. Để rồi, tất cả chỉ đi đến quyết định, nào chúng ta cùng phượt lên Điện Biên.
 

Đôi bạn trẻ trước khi đi phượt Điện Biên

 

Và khi sống trong khung cảnh lịch sử

Hơn 10 phút đầu phim đã trôi qua, kề cà, trong khi chỉ cần vài hình ảnh và câu thoại là sáng tỏ mọi chuyện. “Đoạn đó là được thêm vào”, biên kịch Đoàn Minh Tuấn nói. Cũng phải nói thêm, bộ phim 21 tỷ đồng này được thanh toán theo quy định nhà nước dựa trên số mét phim nhựa.

“Làm phim lịch sử rất khó. Mà ngại nhất làm phim lịch sử như cái gì có sẵn, đặt hàng, tuyên truyền, vạch theo một đường vạch sẵn. Như thế nó khó thú vị, vì sự khám phá mới làm phim lịch sử thú vị”, đạo diễn Phan Đăng Di nói.

Cũng theo đạo diễn này, đã có một bệnh chung của phim lịch sử Việt Nam. “Số phận chung của phim lịch sử Việt Nam là hoặc mô phạm cứng nhắc hoặc hời hợi theo một cách mình không thể hiểu được. Người ta làm lịch sử một cách khiên cưỡng. Không nhìn theo hướng có rút được gì trong đó.”

*
Nguồn: Từ FB của Kiều Trinh Nguyễn
Ảnh: Soi tải từ Internet

Ý kiến - Thảo luận

17:58 Saturday,20.9.2014 Đăng bởi:  Hương Hoàng
“Sống cùng lịch sử”: Làm sao đây khi không ai muốn sống với lịch sử

Bộ phim “Sống cùng lịch sử” theo như báo giới cho biết là đã không bán nổi một vé. Trên FB, bạn Anh Gau Pham https://www.facebook.com/gaupvn?fref=ts đặt ra câu hỏi chí lý: “Tại sao đến cả gia đình, bạn bè các diễn viên cũng không chịu bỏ tiền đi xem phim?” Quả có thế, nếu họ chịu bỏ tiền m
...xem tiếp
17:58 Saturday,20.9.2014 Đăng bởi:  Hương Hoàng
“Sống cùng lịch sử”: Làm sao đây khi không ai muốn sống với lịch sử

Bộ phim “Sống cùng lịch sử” theo như báo giới cho biết là đã không bán nổi một vé. Trên FB, bạn Anh Gau Pham https://www.facebook.com/gaupvn?fref=ts đặt ra câu hỏi chí lý: “Tại sao đến cả gia đình, bạn bè các diễn viên cũng không chịu bỏ tiền đi xem phim?” Quả có thế, nếu họ chịu bỏ tiền mua vé, số vé bán được có lẽ đã không thua gì một số phim thị trường.
Cũng trên FB, cô Beo Hồng http://beoth.blogspot.com/2014/09/danh-sach-tu-nhan-luong-tam-cua-beo.html?spref=fb đưa ra một lập luận vô cùng chí lý: “Nếu các bạn (tức các phóng viên văn hóa văn nghệ - NV) có lòng thật sự với 21 tỷ đồng tiền thuế của nhân dân vật vã đau đáu buốt xót đến thế, tại sao suốt quá trình làm phim, chả bạn nào thèm cho nó vài dòng câu khách sớm, như kiểu các bạn vẫn làm với những bộ phim của tư nhân ấy.” Quả có thế, nếu họ thật sự có lòng, bộ phim không phải đến lúc ra rạp thu kèn quạt về rồi mới xuất hiện trên mặt báo dưới hình dạng của một kẻ thua cuộc.
Chúng ta nên nghĩ về hai câu hỏi trên, và trước khi tấn công một bộ phim thuộc một đề bài khó nhằn, hãy thử “xỏ chân vào giày anh Vân” xem thế nào, để hiểu về cái khó của thể loại.
Tôi sẽ không có điều kiện xem bộ phim này, vì cách trở địa lý. Nhưng motif những người trẻ sống nhàn nhã thời bình rơi tõm vào chiến tranh không phải là một motif tồi, nếu không nói là rất hay. Tôi ước gì được nghe các bạn đã xem phim này kể lại giúp rằng trong phim, motif ấy đã được thực hiện thế nào.
Về đề tài lịch sử, không nói đâu xa, tiểu thuyết lịch sử, ở Việt Nam, các bạn bán được bao nhiêu quyển? Ông Lê Lợi với ông Lý Thường Kiệt ông nào có trước ông nào có sau bao nhiêu người Việt Nam biết? Đến nhà sử học Dương Trung Quốc nghe chừng cũng đã bỏ nghề nghiên cứu lịch sử cho ra tấm ra món từ lâu, chuyển sang đăng đàn những vấn đề “hot”. Lịch sử không phải là sở thích của người xem, người đọc Việt Nam. Những người làm phim này đã được giao một đề bài khó. Tôi tin vào đạo diễn Thanh Vân khi anh nói, xem phim của anh sẽ được xem một phim nghiêm túc. Tôi cũng ước gì các bạn đã xem phim về cho biết đây có phải là phim nghiêm túc không, chưa nói đến hay hay không.
Nói về làm phim lịch sử, đó là thể loại mỗi năm bắt buộc phải có rồi ở nước này. Đạo diễn nào có mơ hồ và ảo tưởng lắm mới nói chuyện làm một phim lịch sử “khám phá mới trên lịch sử”. Thập diện mai phục các nhà làm phim khi đụng đến đề tài này. Tôi nghe nói đến các hội đồng, các chuyên gia, làm thế nào để kín kẽ và không thành “xuyên tạc”. Các đạo diễn làm phim tâm lý xã hội bình thường thôi cũng còn phải tính đủ điều, dù sự tưởng tượng của các vị không liên quan gì đến các danh nhân, liệt sĩ, cho nên các vị nên hiểu cho cái khó của người làm phim sử ở Việt Nam. Tôi tin rằng cái tên khô cứng chết cứng của bộ phim này cũng không phải là ý kiến của đạo diễn Thanh Vân, biên kịch Đào Tuấn. Cái tên đó nhiều khả năng là một hoa trái kết tinh sau bao nhiêu cuộc họp các ban bệ.
Giờ đây tôi hy vọng 21 tỉ của người dân sẽ được sử dụng vớt vát một cách đúng nhất, thí dụ như chiếu trên truyền hình (rất nhiều người về hưu có đến được rạp đâu), hay chiếu ở các trường dạy chính trị (tôi nói hết sức nghiêm túc, các anh chị đi học chính trị cao cấp, trung cấp mà còn không chịu xem phim lịch sử nước nhà thì đòi ai xem?). Phim lịch sử của nước ta có thị trường riêng của nó, không phải cứ ra rạp mới là đúng địa chỉ nhất. Không nên lấy việc không bán được vé nào để nói ngay đó là phim dở. Không bán được vé nào vì đến người yêu của người làm phim cũng còn không chịu mua vé vào xem, như Anh Gấu Phạm đã nói. Không biết có phim để mà mua vé vì đến phóng viên văn hóa văn nghệ cũng không đăng giúp một dòng về những bộ phim nhà nước đang làm, như cô Beo Hồng đã bàn.
“12 năm nô lệ” đoạt Oscar, vừa rồi đến Việt Nam nghe nói cũng không trụ nổi mấy ngày, phòng chiếu vắng hoe vắng hoắt. Sao các anh chị phóng viên văn hóa văn nghệ không coi đó là sự phản ánh cho một thất bại về mặt nội dung? 
17:46 Saturday,20.9.2014 Đăng bởi:  Liên
Mình có đọc được một bài viết trên trang mạng viết rằng bộ phim này bị "ế". Cho tới tận lúc đó, mình mới được biết tới bộ phim này. Không chỉ có cá nhân mình, mà cũng có rất nhiều người khác không hề biết tới tiếng tăm bộ phim này. Chiến lược quảng bá bộ phim hầu như không có. Lúc đầu, mình nghĩ hay do lỗi mình bận quá, nên không chú ý thu lượm tin tức
...xem tiếp
17:46 Saturday,20.9.2014 Đăng bởi:  Liên
Mình có đọc được một bài viết trên trang mạng viết rằng bộ phim này bị "ế". Cho tới tận lúc đó, mình mới được biết tới bộ phim này. Không chỉ có cá nhân mình, mà cũng có rất nhiều người khác không hề biết tới tiếng tăm bộ phim này. Chiến lược quảng bá bộ phim hầu như không có. Lúc đầu, mình nghĩ hay do lỗi mình bận quá, nên không chú ý thu lượm tin tức, nhưng tới khi mình hỏi nhiều người khác, họ cũng chưa từng nghe, đọc tin tức gì về bộ phim này, không biết băng-rôn, poster nào nói về phim này, cũng không biết chiếu ở nơi nào. Thật sự khó hiểu khi những bộ phim liên quan tới lịch sử, chẳng hạn như "Đường thư", "Đừng đốt"..., không phải là bộ phim quá bom tấn gì cả, nhưng vẫn có quảng cáo, có trailer, có một số mẩu tin và được một lượng khán giả biết tới tên phim, tới xem phim. Điều này khiến cho mình có nhiều dấu hỏi, nhiều sự thắc mắc, có điều gì đó khác đằng sau bộ phim này ? Những người làm bộ phim này vốn có kinh nghiệm trong quá trình đầu vào - đầu ra của một bộ phim, có điều gì, động cơ gì khác cản trở khiến sự quảng bá sản phẩm khó tới người tiêu dùng, nhằm đi tới hủy chiếu bộ phim này? Chỉ có người trong cuộc mới hiểu vì sao. Nếu phim không được lên rạp, thì vài năm nữa tung lên Youtube, cho bõ công người diễn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả