Điện ảnh

“Sống cùng lịch sử”: Làm sao đây khi không ai muốn sống cùng lịch sử? 20. 09. 14 - 6:16 pm

Hương Hoàng

 

Đạo diễn Thanh Vân chỉ đạo diễn xuất trong phim “Sống cùng lịch sử”. Ảnh: VNE 

 
Bộ phim “Sống cùng lịch sử theo như báo giới cho biết là đã không bán nổi một vé. Trên FB, bạn Anh Gau Pham đặt ra câu hỏi chí lý: “Tại sao đến cả gia đình, bạn bè các diễn viên cũng không chịu bỏ tiền đi xem phim?” Quả có thế, nếu họ chịu bỏ tiền mua vé, số vé bán được có lẽ đã không thua gì một số phim thị trường.

Cũng trên FB, cô Beo Hồng đưa ra một lập luận cũng vô cùng chí lý luôn: “Nếu các bạn (tức các phóng viên văn hóa văn nghệ – NV) có lòng thật sự với 21 tỷ đồng tiền thuế của nhân dân vật vã đau đáu buốt xót đến thế, tại sao suốt quá trình làm phim, chả bạn nào thèm cho nó vài dòng câu khách sớm, như kiểu các bạn vẫn làm với những bộ phim của tư nhân ấy.” Quả có thế, nếu họ thật sự có lòng, bộ phim không phải đến lúc ra rạp thu kèn quạt về rồi mới xuất hiện trên mặt báo dưới hình dạng của một kẻ thua cuộc.

Chúng ta nên nghĩ về hai câu hỏi trên, và trước khi tấn công một bộ phim thuộc một đề bài khó nhằn, hãy thử “xỏ chân vào giày anh Vân” xem thế nào, để hiểu về cái khó của thể loại.

Tôi sẽ không có điều kiện xem bộ phim này, vì cách trở địa lý. Nhưng motif những người trẻ sống nhàn nhã thời bình rơi tõm vào chiến tranh không phải là một motif tồi, nếu không nói là rất hay. Tôi ước gì được nghe các bạn đã xem phim này kể lại giúp rằng trong phim, motif ấy đã được thực hiện thế nào.

Về đề tài lịch sử, không nói đâu xa, tiểu thuyết lịch sử, ở Việt Nam, các bạn bán được bao nhiêu quyển? Ông Lê Lợi với ông Lý Thường Kiệt ông nào có trước ông nào có sau bao nhiêu người Việt Nam biết? Đến nhà sử học Dương Trung Quốc nghe chừng cũng đã bỏ nghề nghiên cứu lịch sử cho ra tấm ra món từ lâu, chuyển sang đăng đàn những vấn đề “hot”. Lịch sử không phải là sở thích của người xem, người đọc Việt Nam. Những người làm phim này đã được giao một đề bài khó. Tôi tin vào đạo diễn Thanh Vân khi anh nói, xem phim của anh sẽ được xem một phim nghiêm túc. Tôi cũng ước gì các bạn đã xem phim về cho biết đây có phải là phim nghiêm túc không, chưa nói đến hay hay không.

Nói về làm phim lịch sử, đó là thể loại mỗi năm bắt buộc phải có rồi ở nước này. Đạo diễn nào có mơ hồ và ảo tưởng lắm mới nói chuyện làm một phim lịch sử “khám phá mới trên lịch sử” ở Việt Nam. Thập diện mai phục các nhà làm phim khi đụng đến đề tài này. Tôi nghe nói đến các hội đồng, các chuyên gia, làm thế nào để kín kẽ và không thành “xuyên tạc”. Các đạo diễn làm phim tâm lý xã hội bình thường thôi cũng còn phải tính đủ điều, dù sự tưởng tượng của các vị không liên quan gì đến các danh nhân, liệt sĩ, cho nên các vị nên hiểu cho cái khó của người làm phim sử ở Việt Nam. Tôi tin rằng cái tên khô cứng chết cứng của bộ phim “Sống cùng lịch sử”  cũng không phải là ý kiến của đạo diễn Thanh Vân, biên kịch Đào Tuấn. Cái tên đó nhiều khả năng là một hoa trái kết tinh sau bao nhiêu cuộc họp các ban bệ.

Một cành trong phim “Sống cùng lịch sử”

Giờ đây tôi hy vọng 21 tỉ của người dân sẽ được sử dụng vớt vát một cách đúng nhất, thí dụ như chiếu trên truyền hình (rất nhiều người về hưu có đến được rạp đâu), hay chiếu ở các trường dạy chính trị (tôi nói hết sức nghiêm túc, các anh chị đi học chính trị cao cấp, trung cấp mà còn không chịu xem phim lịch sử nước nhà thì đòi ai xem?). Phim lịch sử của nước ta có thị trường riêng của nó, không phải cứ ra rạp mới là đúng địa chỉ nhất. Không nên lấy việc không bán được vé nào để nói ngay đó là phim dở. Không bán được vé nào vì đến người yêu của người làm phim cũng còn không chịu mua vé vào xem, như Anh Gấu Phạm đã nói. Không biết có phim để mà mua vé vì đến phóng viên văn hóa văn nghệ cũng không đăng giúp một dòng về những bộ phim nhà nước đang làm, như cô Beo Hồng đã bàn.

12 năm nô lệ” đoạt Oscar, vừa rồi đến Việt Nam nghe nói cũng không trụ nổi mấy ngày, phòng chiếu vắng hoe vắng hoắt. Sao các anh chị phóng viên văn hóa văn nghệ không coi đó là sự phản ánh cho một thất bại về mặt nội dung?

*

Đây là cmt cho bài “Nhân các bạn nói về cái phim ‘Sống cùng lịch sử’ tiêu bố cụ nó mấy chục tỷ đồng… “ Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận.

 

Ý kiến - Thảo luận

11:30 Friday,9.10.2015 Đăng bởi:  Vũ Quang Chính
"Tôi tin rằng cái tên khô cứng chết cứng của bộ phim “Sống cùng lịch sử” cũng không phải là ý kiến của đạo diễn Thanh Vân, biên kịch Đào Tuấn. Cái tên đó nhiều khả năng là một hoa trái kết tinh sau bao nhiêu cuộc họp các ban bệ."

Tôi nghĩ là cái tên phim này được gợi ý từ bộ phim Nga "Chúng tôi đến từ tương lai" của Andrei Maliukov.
Bạn có thể xem phim này
...xem tiếp
11:30 Friday,9.10.2015 Đăng bởi:  Vũ Quang Chính
"Tôi tin rằng cái tên khô cứng chết cứng của bộ phim “Sống cùng lịch sử” cũng không phải là ý kiến của đạo diễn Thanh Vân, biên kịch Đào Tuấn. Cái tên đó nhiều khả năng là một hoa trái kết tinh sau bao nhiêu cuộc họp các ban bệ."

Tôi nghĩ là cái tên phim này được gợi ý từ bộ phim Nga "Chúng tôi đến từ tương lai" của Andrei Maliukov.
Bạn có thể xem phim này ở đây https://www.youtube.com/watch?v=wDLqW0oUmrQ 
12:26 Saturday,27.9.2014 Đăng bởi:  Bi bô
Đồng ý với bác Đôgn Thái về khát vọng Nghệ thuật vị Nghệ. Dưng mà cái nghệ thuật ở VN nó chưa trẻ xong đã già khú (hết pin), hoặc hồn chương ba da đồ tể, còn cái nhân xinh nó cứ choai choai mãi, lại có xu hướng đầu gấu, Ưng Khuyển (xin thứ lỗi).
...xem tiếp
12:26 Saturday,27.9.2014 Đăng bởi:  Bi bô
Đồng ý với bác Đôgn Thái về khát vọng Nghệ thuật vị Nghệ. Dưng mà cái nghệ thuật ở VN nó chưa trẻ xong đã già khú (hết pin), hoặc hồn chương ba da đồ tể, còn cái nhân xinh nó cứ choai choai mãi, lại có xu hướng đầu gấu, Ưng Khuyển (xin thứ lỗi). 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hà Nội: bạn cần biết địch biết ta...

Lê Thị Liên Hoan (đạo diễn Lê Hoàng)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả