|
|
|
|||||||||||||
Tạp hóa - Xã hộiĐọc báo: Hà Nội thành “thủ đô” của thờ Mẫu? Ai là chủ nhân bức ảnh? Trung nên yêu ai nhiều hơn? 17. 10. 14 - 12:08 pmSoi tổng hợp1. Hà Nội: thủ đô hành chính và cũng là “thủ đô”của di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngày 15. 10. 2014, 250 nhóm thanh, đồng bắt đầu tham gia Liên hoan Văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu – Hà Nội 2014 cấp cụm quận, huyện, diễn ra tại 4 địa điểm đền, phủ. Kế tiếp, các nhóm thanh đồng diễn hay nhất sẽ tiến lên liên hoan cấp thành phố, dự định tổ chức tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, ngày 28 – 29.11. Lên đồng thì phải có phát lộc, rải tiền, nhưng Ban tổ chức đã quy định: “Không sử dụng đồng tiền có mệnh giá lớn để phát lộc…” Bao nhiêu thì là mệnh giá lớn thì không nói rõ. Sau liên hoan sẽ có một cuộc hội thảo khoa học. GS.TS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia khẳng định: “Hà Nội đã và đang trở thành trung tâm Tín ngưỡng thờ Mẫu”. (Nguồn: Văn Hóa) 2. Quanh bức ảnh mà Thư viện Hà Nội tự ý lấy để triển lãm: Na Sơn được Thư viện xin lỗi, nhưng nhân vật trong ảnh lại có ý kiến khác… Trong trường hợp này, bạn nào rành về tác quyền cho biết: nhiếp ảnh gia Na Sơn và vợ chồng chị Hường, ai là chủ sở hữu của bức ảnh này? Nếu không có Na Sơn thì ý tưởng của hai vợ chồng có lên được hình đẹp thế này không? Và dù đây lại là công việc có thù lao, nhưng liệu thù lao ấy có “mua được” trọn quyền của nhiếp ảnh gia trong việc công bố bức ảnh này không? (Nguồn: Vietnamnet)
Khán giả nườm nượp đi xem ‘Sống cùng lịch sử‘: Đây là tin từ Thể thao & Văn hóa. Trong bài có đoạn: “Khi thông tin về Tuần phim được thông báo rộng rãi, khán giả đã ùn ùn kéo đến rạp. Suất chiếu mở màn tại phòng chiếu lớn nhất (402 chỗ) của Trung tâm Chiếu phim Quốc gia chật kín khách, Trung tâm đã phải huy động thêm ghế phụ. Các suất chiếu 20h những ngày sau đó tại phòng nhỏ hơn (quy mô 150 chỗ) vẫn tiếp tục phải kê ghế phụ. Cho đến tối 13. 10, suất chiếu 20h chỉ còn trống hàng ghế đầu. Tổng số suất chiếu Trung tâm Chiếu phim Quốc gia dành cho Sống cùng lịch sử là 10 buổi.” 4. 17. 10. 2014, phim “Lạc giới” của đạo diễn Phi Tiến Sơn ra rạp. Đây là bộ phim Việt Nam đầu tiên về đề tài lưỡng tính. Chuyện phim về tên tội phạm Trung đẹp trai, yêu cả cô Kim y tá, cả Hải – một chàng trai “mắc căn bệnh đặc biệt” (bệnh gì, xin đi xem sẽ rõ). Thông điệp của phim: “Trong hành trình đi tìm hạnh phúc và hoàn thiện bản thân, con người cần được sống đúng với bản ngã của mình, miễn điều đó không làm tổn hại đến người khác và cả cộng đồng. Trong cuộc sống chúng ta hãy nên tôn trọng sự khác biệt”. Bạn có thể đọc bài điểm phim của Văn Bảy, trong đó tác giả thể hiện một mong muốn được thấy Trung yêu Hải nhiều hơn, rõ hơn, thế mới ra “lạc giới”…, chứ thế này vẫn hơi lừng chừng. (Nguồn: Thể thao & Văn hóa) 5. Công nghệ mới: lần đầu tiên một ca sĩ Việt Nam phát hành album không phải ở dạng CD mà “dưới dạng thẻ ứng dụng công nghệ Smart Media Card có tên Kihno. Để có thể thưởng thức album, người dùng sẽ sử dụng smartphone hoạt động trên nền tảng Android kết nối với thẻ thông qua giao thức NFC có sẵn.” Tiện hơn rất nhiều, đúng không các bạn! Nhưng ai, ca sĩ nào đã tiên phong trong việc này? Đó chính là ông bố của “Hiệp sĩ mù”, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. (Nguồn: Vietnamnet)
Ý kiến - Thảo luận
14:48
Saturday,18.10.2014
Đăng bởi:
Phúc Bồ
14:48
Saturday,18.10.2014
Đăng bởi:
Phúc Bồ
Đọc cái tin về Liên hoan Văn hóa thờ Mẫu gì đó mà thấy nực cười cho cái nước mình. Để cái dòng "xã hội chủ nghĩa" trên tên nước làm gì để rồi cứ phải đi hai hàng giữa duy vật-duy tâm. Mới 4 năm trước thì cấm thôi rồi. Đến năm nay lại lấy tiền dân tổ chức liên hoan cho đám ông đồng bà cốt. Đúng là danh không chính thì hành không thể nào thuận.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp