Gẫm & Bình

Thay cho những lời chúc mừng
sáo rỗng 28. 09. 10 - 8:21 pm

Trần Trọng Linh

 BỎ ĐI

Triển lãm tranh của nhóm 5 họa sĩ
Viet Art Center
26 – 29. 9. 2010

Nhiếp ảnh gia – tranh của Nguyễn Phan Bách

Nguyễn Phan Bách! Tôi biết Bách cỡ chừng hơn chục năm, từ cái đận Bách vẫn còn loay hoay học Điêu khắc trường Mỹ thuật. Khác với nhóm bạn cùng trang lứa Điêu khắc sau khi ra trường chọn giải pháp hết sức đơn giản và thuần túy, một phương án dễ: tượng đài – thứ mà tôi vẫn hay dùng những lời lẽ mang tính mạt sát: “kền kền ăn xác thối”, quay ngoắt lưng lại với Điêu khắc, Bách chuyển sang vẽ tranh không một lời giải thích. Bách đề ra những mục đích khá rõ ràng cho bản thân: “Nghệ thuật phải được khẳng định bằng tiền” – điều này tôi cũng chỉ đồng ý một phần. Sau một vài triển lãm cá nhân được các bậc đàn anh thuộc loại có “số má” đứng ra tổ chức triển lãm cho mình, cái tên Bách bắt đầu có một chỗ đứng riêng nho nhỏ trong cái làng “giang hồ tứ chiếng” của nghệ sỹ Hà Nội.

Thế rồi khủng hoảng kinh tế ập đến, rồi những diễn biến trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa tìm ra lời giải, một số nghệ sỹ thị giác ở Việt Nam bắt đầu quan tâm đến dân chủ với tự do, tranh giá vẽ tạm thời lắng xuống. Bách vẫn cặm cụi tiến theo con đường mình đã chọn để vừa tự để khẳng định mình vừa để tách xa cái bóng quá lớn của bố mình: nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Sau nhiều năm biết Bách sau cái vẻ ngoài lốp bốp, những câu chuyện chè thuốc, chân dài thì tôi nhận thấy Bách là người ít bộc lộ và cũng khá nghiêm túc trong quan điểm nghệ thuật. Bách cho rằng “ở Việt Nam có rất ít nghệ sỹ đi đến cùng của một con đường”. Nhìn vào cả quá trình vẽ tranh của Bách thì thấy anh loay hoay với cảm xúc của những gương mặt. Một số kẻ cho rằng tư duy của Bách luôn ở “tuổi 20 yêu dấu”. Cũng có thể lắm chứ nếu như cứ nhìn vào cái vẻ ngoài của Bách và một đống tranh xấu xí pha chút thương mại thì kết luận đó cũng hoàn toàn dễ hiểu.

Thời gian

Ở triển lãm này tôi không được trực tiếp đi xem, nhưng loạt tranh mới nhất này tôi đã được xem trước đó tại nhà anh. Trong lúc chờ đợi “bà mẹ Việt Nam anh hùng” chuẩn bị bữa cơm dưa cà rất thịnh soạn (tôi vẫn thường gọi mẹ của Bách như vậy), chúng tôi lên phòng vẽ xem tranh Bách. Tôi ít khi đưa ra nhận xét gì trước Bách. Thường thì chúng tôi nói vài ba câu chuyện xoay quanh mấy tay nghệ sỹ thế giới mà mình biết để cùng tranh luận. Tôi là tôi thích tương cái mặt của Bách lên báo hay cái gì đó đại loại như vậy, như là “tóm tóc lên gối” hay “đập đầu vào tường” để cho anh tỉnh. Cũng vẫn những gương mặt chân dung khổ lớn mầu sắc rất tươi đầy chất décorer hoặc có những bức toàn màu xám xịt. Nhưng tựu chung lại hầu hết những gương mặt đó đều không có cảm xúc hoặc giả trông như những gương mặt Thiền, như những cái mặt nạ được đắp vào chính cái mặt nạ khác. Có thể anh quan sát được những gương mặt đó từ những người quanh anh. Triết lý của Bách dường như luôn chấp chới ở cái khoảng hoặc quăng qua cửa sổ hoặc giữ lại cho riêng mình để chiêm nghiệm. Quả thật rất khó. Bởi vậy, nếu cho tôi sự chọn lựa có lẽ tôi phải quẳng đi cỡ 3/4 cái nhà xép toàn tranh của anh.

Chính cái mục đích ban đầu của Bách đã làm hỏng khá nhiều bức tranh và những quan niệm hay ho của anh. Chính cái sự quá tỉnh táo với cuộc đời đã làm anh mất nhiều hơn được. Nhưng những cái được thì vẫn phải công nhận. Ở Bách, Bách đã chọn con đường khó để đi nhất quyết không ra nhập đội ngũ “kền kền”, không bè phái “băng đảng”, không hô hào dân chủ tự do. Anh tự tìm ra “gương mặt” của mình trên cái đất “giang hồ tứ chiếng”. Gương mặt đó xấu hay đẹp, sâu sắc hay nông cạn thôi hãy để những nhà phê bình những người mua tranh của anh đánh giá.

Cái đầu của ông tướng

Con đường nghệ thuật với Bách còn rất dài phía trước. Tôi tin rằng anh tìm đến hội họa như thể một cái cớ để anh tìm ra cái bản ngã của riêng mình. Một nơi chốn để anh không cô đơn trong đám bạn chè thuốc vẫn tụ tập hàng ngày quanh anh. Nếu may mắn lại tìm ra được những người “trả giá” cho cái góc khuất trong tâm hồn anh thì còn gì hay bằng. Tôi, với tư cách một người bạn muốn dành đôi lời cảm xúc cho anh và không quên gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho triển lãm này của anh cùng những người bạn. Chúc anh luôn vững tin đi đến cùng cái giới hạn của mình.

“Giá như không có chân trời thì đôi chân đâu phải ngược xuôi”.

*

(SOI: Vì triển lãm Bỏ Đi ngày mai đã kết thúc, Soi lại không có tranh của Nguyễn Phan Bách trong đợt triển lãm này, nên vẫn đưa bài lên mà phải dùng tạm các tranh của đợt triển lãm trước, hy vọng bạn kịp đến Viet Art Center xem trước khi hạ tranh. Sau này Soi sẽ có bài giới thiệu tranh của Nguyễn Phan Bách sau, nếu anh cho phép.)

*

Bài liên quan:

– Thay cho những lời chúc mừng sáo rỗng
– Những cuộc “Bỏ Đi” ngoạn mục của Tâm và Dung

Ý kiến - Thảo luận

15:45 Friday,1.10.2010 Đăng bởi:  jacknguyen89
Hãy vẽ để cho người ta nói đó là tranh của mình.
...xem tiếp
15:45 Friday,1.10.2010 Đăng bởi:  jacknguyen89
Hãy vẽ để cho người ta nói đó là tranh của mình. 
2:07 Wednesday,29.9.2010 Đăng bởi:  thằng cuội
Trích lời anh Thông: "khiến cho bạn Bách chắc cay lắm nhưng vẫn phải nhoẻn miệng cười."
Thế thái độ nói này của anh Thông có phải là lịch sự không Soi, hay là quá lịch sự...
Soi xem lại cách làm việc của mình đi.
...xem tiếp
2:07 Wednesday,29.9.2010 Đăng bởi:  thằng cuội
Trích lời anh Thông: "khiến cho bạn Bách chắc cay lắm nhưng vẫn phải nhoẻn miệng cười."
Thế thái độ nói này của anh Thông có phải là lịch sự không Soi, hay là quá lịch sự...
Soi xem lại cách làm việc của mình đi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Mỹ học vị quan hệ (phần 2)

Nicolas Bourriaud - Như Huy dịch

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả