|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNew Form: Vì sao Trần Trọng Tri nổi nóng với Nobita? 17. 11. 14 - 10:41 pmN.H. Phương Lan
Tôi có theo dõi kỹ cuộc đối thoại trên Soi quanh chủ đề New Form. Càng đọc càng ngạc nhiên. Đầu tiên là vì sao vẫn còn những người tâm huyết, bền bỉ góp ý cho dự án như bạn Nobita. Ngạc nhiên thứ hai là vì sao cả dự án New Form chỉ có mỗi điêu khắc gia Thái Nhật Minh là có vẻ có trình độ, còn lại hoặc là loanh quanh (như giám tuyển Nguyễn Anh Tuấn), hoặc hung hăng thiểu học (như Trần Trọng Tri), hoặc im thin thít như những người thợ thủ công “làm mà không biết tôi đang làm gì” như các thành viên khác. Giả sử một ngày nọ có một ông Tây đến Manzi và Module 7, muốn mua toàn bộ tác phẩm của anh Trần Trọng Tri với điều kiện anh ấy phải đến và thuyết minh cho ông ấy biết nội dung tư tưởng, ý đồ của những tác phẩm, biết đâu có ngày mang đi đấu giá ông khách kia còn biết mà viết hồ sơ cho bộ tác phẩm, tôi tin chắc như đinh đóng cột rằng anh Tri sẽ xuất hiện tại điểm hẹn thật đúng giờ và nói thao thao đủ điều hay ho sâu xa cho bộ tác phẩm ấy. Ông khách sẽ gật gù và để chứng minh cho anh Tri rằng ông cũng hiểu nghệ thuật, ông sẽ nói một số kiến thức về nghệ thuật, khi đó anh Tri sẽ thích thú thấy kẻ mua tượng mình thực đúng là kẻ có học, chắc không đến nỗi lấy tượng mình mà làm võng ru con. Nhưng vì anh Nobita chân trần cơm không có thịt, không hứa hẹn sẽ là khách hàng hay người dắt mối, nên các câu hỏi của anh ấy trong art talk thành chướng tai, những giãi bày kiến thức của anh ấy thành là khoe khoang trong mắt anh Tri. Anh Nobita còn phạm tội nặng hơn là làm cho anh Tri thấy mình dốt, dốt quá, tiếng Anh không biết, nói gì cũng không hiểu. Khi mà đã tự ti, anh Tri bèn đổ ụp lên đầu anh Nobita những tính từ như “rẻ tiền, chém gió, hời hợt”. Trong cả bài, đố anh Tri nêu được anh Nobita rẻ tiền, chém gió, hời hợt chỗ nào. Tôi đồ rằng giờ có kề dao vào cổ anh Tri, anh cũng không thể nhớ được anh Nobita đã nói gì. Đơn giản: anh Tri nghe mà không hiểu gì cả. Kiến thức về ngành nghệ thuật với anh là xa lạ. Anh làm nghệ thuật như trẻ lên năm nghịch đất, bản năng. Ai hỏi anh làm gì, anh đành ú ớ, hỏi nữa là anh cáu. Tôi rất thích bài viết của Thái Nhật Minh của New Form. Qua đó thấy rõ anh ấy muốn thử nghiệm gì, hướng đi nào cho nó “mới”. Khi đã tìm ra đường đi, người ta sẽ tự tin mà bước. Tôi tin Thái Nhật Minh sẽ tự tin bước, bước ổn định trên con đường đã chọn. Còn với Nguyễn Trọng Tri, tôi không tin người này có thể đi xa. Người nào xua đuổi kiến thức ắt không thể tiến đi đâu được. Không tin tôi thì bạn cứ chờ xem. * Nhân nói New Form, tôi cho rằng khi đặt ra cái tên cô đọng thế (lại bằng tiếng Anh nữa cơ), các anh em đã nghĩ nhiều về thế nào là “New” (trái với “Old”), và “Form” gì, vì sao lại là “New Form”, nó phủ định cái gì? Cái gì là “Old Form”?… Chừng đó thời gian kể từ cái ngày ra mắt New Form 1 ở Mai Gallery, đến nay các anh vẫn ú a ú ớ khi phải trả lời những câu hỏi cốt tử này từ những người dai dẳng như Nobita. Tôi lại đồ rằng câu trả lời các anh có cả đấy, nhưng mà khó nói quá, chẳng thể trắng phớ như hồi đầu tuyên bố: “Những gì chúng tôi làm ra không nhất thiết phải thật nghệ thuật”. Hồi ấy, ai cũng hiểu thông điệp ấy có ý nghĩa rằng các anh này muốn bán được tác phẩm. Thôi đi nghe chưa những khối sắt nặng nề của Đào Châu Hải không ai mua, những tảng gỗ to của Lương Văn Việt trông hay hay nhưng không biết để làm gì, giờ chúng tôi chọn con đường khác, tượng xinh đẹp để trong nhà ngoài vườn trên bàn đều đẹp. Chẳng lẽ chọn “New Way” – cách (bán hàng) mới? New Client (khách hàng mới)? Thôi thì chọn “New Form” cho nó oách, nên mới có sự tình là cái định nghĩa ngay từ hồi ấy đã linh tinh, chẳng biết là sản phẩm của “bố” nào: “Chúng tôi muốn sáng tạo ra thứ có thể nối liền nghệ thuật và cuộc sống, dù chúng không thể tự sinh ra, nhưng chúng tôi nghĩ: tác phẩm điêu khắc được tạo ra mạnh mẽ nhất khi nó bất chấp bố cục, hình khối, chất liệu. . . Nó hiện ra như một sự kiện, như hiển nhiên nó phải thế, như một mảnh xúc cảm thẩm mỹ được kết tinh từ nghệ thuật và cuộc sống, nó hoàn toàn khác với thứ đồ kỷ vật tinh xảo, nó cũng không phải là món đồ design hiện đại. Nó là thứ biểu hiện cho sự giao lưu giữa tính nội tại với ước mơ của con người.” “Danh không chính” thì “ngôn không thuận”. Chỉ vì muốn đi hàng hai: vừa bán được nhiều như nghệ nhân mà vẫn có thể khệnh khạng tuyên ngôn như nghệ sĩ, cho nên mới ra cái tên dở dang không đúng thực chất như thế, khiến bây giờ có một kẻ cắc cớ như Nobita hỏi những câu đơn giản nhất mà cũng không ai trả lời được, đành cử một anh trong đám ra thét bịt mồm. * Đây là cmt cho bài “Gửi Nobita: anh đã làm tôi thực sự thất vọng! “. Soi xin đưa lên thành bài cho các bạn dễ thảo luận. Tên bài do Soi đặt. Ý kiến - Thảo luận
2:58
Thursday,20.11.2014
Đăng bởi:
Trịnh Lữ
2:58
Thursday,20.11.2014
Đăng bởi:
Trịnh Lữ
Những tranh cãi xung quanh New Form về thực chất là vấn đề thị hiếu, một vấn đề không bao giờ có thắng thua. Các ý kiến đều cho thấy là chỉ cần nhóm New Form có được một lời giải thích cho các tác phẩm của họ thuyết phục được người xem là xong. Còn bản thân các tác phẩm chả có vai trò gì nữa. Tấn bi hài kịch của thế giới nghệ thuật từ thế kỷ 20 bây giờ mới lại diễn ra khá hùng hồn ở ta. James Elkins, một sử gia nghệ thuật có tiếng, đã nhận xét rằng nghệ thuật của thế kỷ 20, đặc biệt là hội họa, chỉ sống trong những lời thuyết lý chứ không phải trong tự thân tác phẩm. Và còn than rằng không thể nào tổng kết được mạch lạc những thuyết lý ấy để có thể định hình được hội họa của thế kỷ 20, đến mức cảm giác như thế kỷ 20 không phải là của "chúng ta" nữa (It's baffled me, how hard if is to roud up a number of importantly different, cogent, historically responsible theories of the shape of twentieth-century painting. It was our century, but we still don't own it. Circa Winter 2000).
Theo lời của một nhà phê bình khác là Tom Wolf thì kể từ khi tờ New York Times đăng bài viết của Hilton Kramer về một cuộc triển lãm hội họa tại đại học Yale năm 1974 rằng hội họa tả thực chả có một lý thuyết gì đáng thuyết phục, mà trong nghệ thuật, lý thuyết là cái cốt yếu nhất; thì những nhà lý thuyết đã chiếm lĩnh hoàn toàn nghệ thuật. Và cho đến giờ, cũng theo lời Tom Wolfe, chúng ta ai cũng cần phải có giải thích thì mới dám xem tranh. "Nghệ thuật hiện đại đã hoàn toàn chỉ là ở con chữ, hội họa và các tác phẩm khác đều chỉ để minh họa cho cái văn bản ấy." (Modern art has become completely literary; the paintings and other works exist only to illustrate the text.) Lý thuyết, Wolfe tuyên bố, đã trở thành cốt tử của thị hiếu. Trong bài "The Painted Word" đăng trên Harper's Magazine số tháng 4/1975, Wolfe đã viết như sau: "Mỗi một trào lưu mới, một "chủ nghĩa" mới của Nghệ thuật Hiện đại là một tuyên ngôn của các nghệ sỹ rằng họ đã có một cách nhìn mới mà thế giới (có nghĩa là đám tư sản) không thể hiểu được. Giới được coi là có văn hóa thì bảo 'Chúng tôi hiểu', nhờ vậy mà không bị lẫn với bầy đàn. Nhưng lạy chúa tôi cái mà đám nghệ sỹ kia nhìn thấy là cái quái gì mới được chứ? Thế là lý thuyết xuất hiện. Một trăm năm trước, lý thuyết nghệ thuật chỉ là cái gì đó giúp làm phong phú thêm những câu chuyện về chủ đề văn hóa. Giờ thì nó trở thành tuyệt đối cần thiết. Nó không còn là nhạc nền nữa. Mà là chất hóc-môn chính của nghi lễ hôn phối. Tất cả những gì chúng ta đòi hỏi chỉ là một vài giòng giải thích thôi mà!" (Each new movement, each new ism in Modern Art was a declaration by the artists that they had a new way of seeing which the rest of the world (read: the bourgeoisie) couldn't comprehend. "We understand!" said the culturati, thereby separating themselves also from the herd. But what inna name a Christ were the artists seeing? This is where theory came in. A hundred years before, Art Theory had merely been something that enriched one's conversation in matters of culture. Now it was an absolute necessity. It was no longer background music. It was an essential hormone in the mating ritual. All we ask for is a few lines of explanation!" Biết thế này, anh em cứ chịu khó nghĩ ra một vài giòng thật kinh và không biết cãi thế nào cả, thì rồi muốn bày cái gì ra cũng thành tác phẩm mà. Thiếu cái hoc-môn lý thuyết là không ăn thua gì đâu ạ.
12:16
Tuesday,18.11.2014
Đăng bởi:
N.H.Phương Lan
:-)) Anh Trần Trọng Tri không cần phải bịa ra cả một câu chuyện bàn tiệc để mà lấp liếm câu trả lời về nghệ thuật mà anh còn nợ Nobita tại buổi art talk. Nói vào chuyên môn đi anh ạ. Còn tác phẩm của anh mà người ta không dừng lại ngắm nghía lâu là bởi vì... không có gì để ngắm, biết đâu! "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", không trách mình không có gì để nói, s
...xem tiếp
12:16
Tuesday,18.11.2014
Đăng bởi:
N.H.Phương Lan
:-)) Anh Trần Trọng Tri không cần phải bịa ra cả một câu chuyện bàn tiệc để mà lấp liếm câu trả lời về nghệ thuật mà anh còn nợ Nobita tại buổi art talk. Nói vào chuyên môn đi anh ạ. Còn tác phẩm của anh mà người ta không dừng lại ngắm nghía lâu là bởi vì... không có gì để ngắm, biết đâu! "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", không trách mình không có gì để nói, sao trách người không đứng lại nghe?
Hay đấy những thảo luận này, làm thấy rõ chân dung từng thành viên của New Form... Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp