Đi & Ở

Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney 26. 11. 14 - 2:58 pm

Sáng Ánh

 

Phụ nữ Syria, nhận ra nhờ trang phục đặc thù của họ, ngồi hóng gió trên Corniche Manara, Beirut (Ảnh: Sáng Ánh)

Ông nói một thứ tiếng Anh lưu loát với phát âm gì đó Pháp hơn là Ả Rạp. Trong cả tuần vừa qua, đây là lần đầu tôi thấy đường xá tại đây tương đối vắng xe, và Beirut loáng một vẻ yên bình. Sáng nay, 35.000 người vừa mới tham gia cuộc đua đường dài 43 cây số, phần còn lại của thành phố không biết chạy bộ marathon thì nằm nhà.

Đêm qua, đường cắt các lối, các barie giờ ngoan ngoãn vỉa hè.

Đây cần tổ chức thêm những chuyện như vầy, tăng tính quốc tế, ông bảo, chỉa ra một bàn tay có gì trễ nải.

Và ý thức là đi bộ cũng không chết, có lúc còn nhanh hơn là đi xe, tôi nói.

Ông gật đầu, lưu thông ở đây là một vấn đề, cầu đường, điện nước, nối mạng… và nhức nhối nhất là ba triệu người Syria.

Áo bỏ ngoài quần nhưng sơ mi sọc thẳng nếp, tướng ông taxi này toát một dáng gì đẳng cấp ung dung từ cách tựa lưng vào ghế lái. Con số của UN về người tỵ nạn tạm cư tại quốc gia 4.5 triệu dân này ít nhất là 1,2 triệu, có lẽ 1 triệu rưỡi, thế cũng là nhiều rồi.

Một cái xe máy giao pizza lách ngang, ông xe bảo, đây này. Một xe tải chở công nhân viên xây dựng, đây nữa. Một đám người phất phơ dọc biển, lại Syria. Vài ba bạn đứng ở vỉa hè, một cô gái áo chẽn dài thơ mộng (“ôi áo xưa lồng lộng”) ông lại bảo, “Syria” Tôi nhìn tôi biết, Syrians here, Syrians there, Syrians everywhere. Cứ theo thống kê chính thức, xác xuất đoán đúng đã là 25%, trò đoán này dễ.

Đây đâu phải nghề của tôi, ông đập khẽ vào tay lái. Không phải nghề của tôi, ông lộ vẻ chua chát. Sao lại không phải nghề của tôi. Tôi lái taxi. Thì nghề của tôi chứ còn gì.1 triệu người Syria trước ở đây lao động, thêm 2 triệu người sang tỵ nạn là 3. Con số của ông thoạt nghe hơi quá, giờ đã nhích lại gần với lại thống kê Liên Hiệp Quốc, biết đâu lại còn chính xác hơn, thì Liên Hiệp Quốc mà, bao giờ chả thận trọng.

Lebanon là một nước văn minh về lao động, có nghiệp đoàn, có an sinh, bảo hiểm y tế… Đó là với những người bản xứ. Tôi làm nghề khách sạn, ông kể, 35 năm kinh nghiệm, từ lúc 18 tuổi. Kinh nghiệm để làm gì, một hôm chủ gọi, đuổi hết 130 người, mướn thay vào bằng nhân viên Syria! Tôi đang làm service manager của khách sạn Meridien (à ra thế cái Anh văn âm tiếng Pháp), service là cái gì, chủ đâu cần biết, chỉ cần cuối tháng trong sổ sách phần lương lao động bớt được bao nhiêu, bao nhiêu, 50%. Kinh nghiệm phục vụ của tôi, tích lũy 35 năm, không quy ra được bằng con số. Tôi lại có lương thâm niên, phụ cấp vợ con, bảo hiểm y tế, giờ thế vào bằng một anh độc thân mới ra trường, sinh ngữ bập bẹ và chỉ biết thắt cà vạt cho thẳng thì cũng được vậy, còn tôi thì đi lái taxi chứ biết sao, ông cười thái thế hay là thế thái.

Tôi thấy ông giống George Clooney. Đây không phải lần đầu tôi gặp ở Lebanon người giống anh George. Hôm nọ, có một anh Syria tỵ nạn, tôi bảo anh giống diễn viên này. Anh không biết Clooney là ai, anh trước làm nghề trồng rau ở Alep, giờ anh làm nghề tỵ nạn, Clooney anh chưa từng nghe nói đến, cô bạn tôi phải lấy phone bắt mạng cho anh xem hình.

Giờ thì tôi hiểu, vì sao cô Amal là người gốc ở đây lại kết hôn với một anh Mỹ, chắc là vì nó gợi nhớ vườn rau hay là tay lái quê hương.

.

*
(Những bưu thiếp từ Trung đông này gửi đến bạn đọc nhân chuyến đi mươi ngày sang Lebanon và Jordan vào đầu tháng 11. 2014 để giới thiệu tiểu thuyết “Saigon Samedi” của Sáng Ánh, tức Đỗ Kh. tham gia Hội chợ sách Pháp ngữ tại Beirut 

Đây là một thành phố quen thuộc với tác giả, nhưng không gần gũi quá mức đến độ chán ngấy, và vừa ghét lại vừa thương. Bưu thiếp thì vài dòng, và phần ảnh cũng quan trọng, tuy là vớ vẩn cũng chẳng kém phần thư.)

 

*

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

11:39 Sunday,30.11.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Lân Ngọc
Cái đẹp nói chung và trong nhiếp ảnh nói riêng rât dễ bị chê bai khi đi đến cái sự nhàm- vì thế người ta chỉ để ảnh đám cưới một góc; các loại ảnh ruộng bậc thang; tung lưới , Hoàng hôn, bình minh, hoa hồng hay bà cụ nhăn nheo, đồi cát...thực sự đều rât đẹp nhưng nó nhiều nó đâm nhàm và Người ta coi chuyện "chê bai "nó như cái mốt...người ta sẵn sàng ca ngợ
...xem tiếp
11:39 Sunday,30.11.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Lân Ngọc
Cái đẹp nói chung và trong nhiếp ảnh nói riêng rât dễ bị chê bai khi đi đến cái sự nhàm- vì thế người ta chỉ để ảnh đám cưới một góc; các loại ảnh ruộng bậc thang; tung lưới , Hoàng hôn, bình minh, hoa hồng hay bà cụ nhăn nheo, đồi cát...thực sự đều rât đẹp nhưng nó nhiều nó đâm nhàm và Người ta coi chuyện "chê bai "nó như cái mốt...người ta sẵn sàng ca ngợi cái "mới" mà nhiều khi trong đó chẳng có gì cả !!! ( thực ra có - có sự lăng xê của người ta) vậy thế nào mới đẹp??? quyền đánh giá- thuộc về Bạn! 
10:05 Thursday,27.11.2014 Đăng bởi:  SA
Cùng các bạn chơi ảnh:

Các ảnh trong tập bưu thiếp này đều chụp bằng 1 máy bỏ túi, túi áo ngoài vì cũng hơi to cho túi quần, khi trời nóng không có áo ngoài thì bỏ trong 1 cái bịch nilon bé cầm tay rất tiện,đêm ngày gì cũng thế, đêm thì iSO lên đến 3200.

panasonic gm1+ panasonic 14mm/2.5
...xem tiếp
10:05 Thursday,27.11.2014 Đăng bởi:  SA
Cùng các bạn chơi ảnh:

Các ảnh trong tập bưu thiếp này đều chụp bằng 1 máy bỏ túi, túi áo ngoài vì cũng hơi to cho túi quần, khi trời nóng không có áo ngoài thì bỏ trong 1 cái bịch nilon bé cầm tay rất tiện,đêm ngày gì cũng thế, đêm thì iSO lên đến 3200.

panasonic gm1+ panasonic 14mm/2.5 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả