16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc
16. 12. 14 - 9:42 am
Đặng Thái
Hôm nay ngày 16. 12. 2014, Google đưa lên trang chủ một doodle kỉ niệm 148 năm ngày sinh họa sĩ Wassily Wassilyevich Kandinsky (1866 – 1944). Tronh ảnh: Doodle trên trang chủ của Google. Có nhiều cách khác nhau để nhìn ra chữ “G-o-o-g-l-e” được ghép lại từ những hình vẽ trừu tượng đậm chất Kandinsky.
Kandinsky vẫn thường được coi là cụ tổ của hội họa trừu tượng. Có nhiều tranh luận về ai mới là người đầu tiên vẽ trừu tượng nhưng một điều chắc chắn: Kandinsky là người đầu tiên lý luận và khái quát lý thuyết vẽ trừu tượng một cách khoa học.
Sự biến đổi trong mỹ quan và cách vẽ của Kandinsky phát triển qua một quá trình rất dài nên ở đây ta chỉ bàn đến giai đoạn khi ông bắt đầu chuyển sang trường phái trừu tượng. Trong ảnh là bức “Phong cảnh mùa thu với thuyền”, 1908, một tác phẩm không trừu tượng của Kadinsky
Từ năm 1906 đến 1908, Kadinsky đi vòng quanh châu Âu và bắt đầu làm quen với Học thuyết thần trí (Theosophy). Những người theo học thuyết này nghiên cứu những bí ẩn của vũ trụ, các mối liên kết giữa thần linh, vũ trụ và con người để đi đến mục đích cuối cùng là tìm ra nguồn gốc của thần thánh, nhân loại và thế giới. Thế giới nội tâm của linh hồn rất quan trọng vì vậy Kandinsky muốn thể hiện những gì sơ khai nhất của ý thức và cảm xúc, bắt gặp là vẽ ngay trước khi lý trí kịp can thiệp vào và xui khiến ta vẽ cái này dễ hơn hay vẽ cái kia bán được nhiều tiền. Trong ảnh: bức “Untitled” (Trừu tượng đầu tiên với màu nước), 1910
Kadinsky có một khả năng đặc biệt đó là cảm nhận tự nhiên rất nhạy bén và sắc sảo khác thường: sự kết hợp các giác quan (Synaesthesia). Nói đơn giản là ông có thể “nhìn thấy âm thanh” và “nghe được màu sắc”. Vì vậy âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc khai sinh nghệ thuật trừu tượng bởi chính bản thân nó đã là một sự trừu tượng. Kandinsky nhận ra điều đó rồi tìm cách liên kết giữa nghệ thuật thị giác và âm thanh. Trong ảnh: bức “Composition VI”
Ông đặt tên các bức tranh của mình như trong âm nhạc: với những tác phẩm bộc phát bởi cảm xúc gọi là improvisation (khúc ngẫu hứng) và composition (nhạc phẩm) cho những tác phẩm có ý tưởng và trình bày kỹ lưỡng hơn. “Khúc ngẫu hứng” theo ông là “những biểu đạt vô thức và tự phát nhưng mạnh mẽ của nhân cách bên trong ở trạng thái phi vật chất”. Trong ảnh: “Improvisation 28”, 1913, hay còn có tên là “Ngẫu hứng về trận lụt”.
Còn bức “Khúc ngẫu hứng số 11” đây hoàn toàn là những gì họa sĩ cảm thụ được khi nghe nhạc. Khi ông nghe một nốt nhạc tươi vui, Kandinsky nhìn thấy màu vàng tràn ngập tâm trí. Những âm thanh dịu nhẹ gợi lên màu xanh lục hoặc xanh lam. Đường nét cũng như thế, những hình dạng và mảng khối hiện lên tương ứng với âm thanh. Ví dụ những đường cong thì mềm mại trong khi những đường zigzag (dích-dắc) lại rất thô cứng. Kandinsky muốn chứng minh rằng hội họa cũng như âm nhạc, không cần phải cố gắng để diễn tả thế giới bên ngoài mà có thể ngay trực tiếp đi sâu vào nội tâm con người để biểu hiện những rung động của tâm hồn. Trong ảnh, bức “Improvisation 11”, 1910, sơn dầu trên canvas, 97,5 x 106,5 cm, Bảo tàng Nga, St.Petersburg
Gửi Tiengthet:
Chắc không có ở nhà sách nào đâu, vì sách nghệ thuật đọc nhức đầu chết, ai dám bán :). Bạn có thể tìm đến NXB Mỹ thuật, 44B Hàm Long -Hà Nội thì phải. Hoặc liên hệ thẳng với chính chủ dịch, tiến sĩ Phạm Long, số điện thoại: 0912.354687
(Xin phép lưu ý, tôi không dây máu ăn phần gì tới việc làm sách của anh Long. Kẻo lại có người cho rằng tôi qu ...xem tiếp
Gửi Tiengthet:
Chắc không có ở nhà sách nào đâu, vì sách nghệ thuật đọc nhức đầu chết, ai dám bán :). Bạn có thể tìm đến NXB Mỹ thuật, 44B Hàm Long -Hà Nội thì phải. Hoặc liên hệ thẳng với chính chủ dịch, tiến sĩ Phạm Long, số điện thoại: 0912.354687
(Xin phép lưu ý, tôi không dây máu ăn phần gì tới việc làm sách của anh Long. Kẻo lại có người cho rằng tôi quảng cáo. Là tôi thấy một cuốn sách hay, tuy đã ra đời cả trăm năm. Chỉ là bởi vì ở mình, bỏ công dịch sách lý luận nghệ thuật để truyền bá cho người sáng tác có cái để mà tìm hiểu cho có hệ thống và phương pháp thì rất ít. Vì dịch ra thường là lõm túi hoặc phải có tài trợ vì không thể nào bán được. Nên những người nào làm được việc này thì phải vì tình yêu nghệ thuật chân chính mới làm được. Ngày trước có cụ Lê Thanh Đức, sau này có họa sĩ Vương Tử Lâm, anh Long... và một số người nữa. Nhưng vẫn là quá ít ỏi. Ai có nỗ lực muốn tìm hiểu thì nên tìm. Còn thông tin trên mạng thì dễ, nhưng đa phần sơ lược.
12:07Wednesday,17.12.2014Đăng bởi: tieng thet
Cảm ơn bác Raumuong Noigian đã cho thông tin:
bác ơi, ở SG mua sách ở đâu được nhỉ? kiếm trên mạng không thấy nhà sách nào rao bán? Rất muốn tìm đọc cuốn sách đó. Thanks ...xem tiếp
12:07Wednesday,17.12.2014Đăng bởi: tieng thet
Cảm ơn bác Raumuong Noigian đã cho thông tin:
bác ơi, ở SG mua sách ở đâu được nhỉ? kiếm trên mạng không thấy nhà sách nào rao bán? Rất muốn tìm đọc cuốn sách đó. Thanks
Chắc không có ở nhà sách nào đâu, vì sách nghệ thuật đọc nhức đầu chết, ai dám bán :). Bạn có thể tìm đến NXB Mỹ thuật, 44B Hàm Long -Hà Nội thì phải. Hoặc liên hệ thẳng với chính chủ dịch, tiến sĩ Phạm Long, số điện thoại: 0912.354687
(Xin phép lưu ý, tôi không dây máu ăn phần gì tới việc làm sách của anh Long. Kẻo lại có người cho rằng tôi qu
...xem tiếp