|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhJoseph Sywenkyj: hãy chân thành và mạch lạc để được quỹ W. Eugene Smith tài trợ 18. 03. 15 - 6:50 amHoàng Lan dịchTrong số những quỹ trợ cấp dành cho nhiếp ảnh phóng sự, quỹ W. Eugene Smith (lấy tên và đi theo tiêu chí của phóng viên chiến trường W. Eugene Smith nổi tiếng) là một quỹ uy tín, nên độ cạnh tranh của nó cũng rất cao. Năm nay, người mà quỹ W. Eugene Smith chọn để hỗ trợ tài chính là Joseph Sywenkyj với dự án ảnh chụp một gia đình Ukraine. Dự án của Joseph Sywenkyj kéo dài suốt 15 năm, ghi lại cuộc sống hàng ngày của một gia đình nhiễm HIV; ngoài ra anh còn ghi lại một số hình ảnh của nhiều trại trẻ mồ côi, tình hình khám chữa bệnh ở Ukraine, và diễn biến của đất nước này trong những cuộc bất ổn chính trị gần đây. Sywenkyj đã từng lọt vào chung kết của quỹ W. Eugene Smith hồi năm 2009 và 2011. Anh cho biết tổng cộng anh đã đăng kí xin hỗ trợ “khoảng 8 đến 10 lần rồi”. Nhưng năm nay Sywenkyj thắng cuộc không phải vì anh kiên trì nộp đơn. Anh đã dành nhiều tuần để viết đơn đăng ký. Và quan trọng hơn nữa, tập ảnh của Sywenkyj phản ánh được sự tận tụy hết sức mãnh liệt của anh đối với các chủ thể và với dự án về Ukraine. Dora Somosi – một giám khảo xét tuyển của quỹ – nói rằng điều lệ tham gia “Rất cụ thể. Khoản tài trợ không dành cho các tác phẩm đã hoàn thành. Nó cũng chẳng [tài trợ] để nhiếp ảnh gia in sách hay mở triển lãm. Khoản tiền này là để họ tiếp tục chụp thêm nhiều ảnh”. Cô Dora cho biết thêm rằng rất nhiều ứng viên đã tự loại bản thân vì không đọc kỹ điều lệ, và họ vô tư viết trong đơn rằng họ xin tài trợ vì đã chụp xong dự án, và cần tiền để phát hành sách hoặc tổ chức triển lãm. Sywenkyj thì nói rằng anh dành khoảng hai tuần chỉ để chuyên tâm biên tập, in ảnh, và viết đơn xin tài trợ. “Tôi biết rằng tôi cần thời gian để trình bày các sự kiện gần đây ở Ukraine, do họ đã và đang trải qua giai đoạn chuyển biến dữ dội của đất nước.”
Tâm điểm của dự án Sywenkyj theo đuổi là bộ ảnh chụp một gia đình sống chung với HIV. Sywenkyj cho biết khi anh bắt đầu dự án này vào năm 2001, anh đã “Chán ngấy việc xem (lẫn chụp) ảnh những người nhiễm HIV/AIDS theo kiểu thảm khốc. Tôi muốn ghi lại mặt bình thường của cuộc sống, thứ vượt ra khỏi bệnh tật”. Khi viết đơn xin, Sywenkyj cũng viết rằng mình sẽ dùng tiền tài trợ để ghi lại nhiều câu chuyện của vài gia đình Ukraine khác nữa. “Tôi sẽ chụp lại cách họ làm quen với những hậu quả phức tạp của cuộc cách mạng và cuộc xung đột hiện đang diễn ra trên đất nước họ”. Khác với những lần nộp đơn xin quỹ trước, lần này Sywenkyj có đi hỏi ý kiến của một đồng nghiệp. Và cô này đã quan tâm giúp đỡ anh nhiều. “Cô ấy từng giúp tôi biên tập ảnh thời tôi còn học đại học, và thi thoảng vẫn cho tôi vài lời khuyên”, anh nói. Khi anh gửi cho cô đơn xin tài trợ mà mình viết, “cô ấy xé vụn bài viết ấy – thật chính là điều một người bạn tốt sẽ làm. Tôi không giận gì mà còn cảm thấy khí thế hơn”, Sywenkyj kể lại. “Cô ấy biết tôi còn ngại chưa dám kể hết về dự án của mình trong đơn xin”. Sywenkyj cần phân tích sâu hơn về những gì xảy ra tại Ukraine “và phải nói đến việc cá nhân tôi cảm thấy như thế nào (về dự án của mình). Tất cả đều có sẵn trong đầu tôi, nhưng tôi đã ghi ra giấy một cách mạch lạc những suy nghĩ đó”. Những nhiếp ảnh gia nhận tài trợ Smith trước đây cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải thích trong đơn xin rằng ảnh của họ chụp cái gì, tại sao nó quan trọng, và họ định tiếp tục xây dựng dự án ra sao. Người thắng tài trợ hồi năm ngoái, anh Robin Hammond, cho biết rằng một trong số những thử thách nhiều nhiếp ảnh gia gặp phải khi họ đưa đơn xin cho anh đọc – bao gồm cả những nhiếp ảnh gia phóng sự nổi tiếng – là kỹ năng viết về dự án của họ một cách thông minh lẫn rõ ràng trong đơn xin. Krisanne Johnson – người nhận tài trợ vào năm 2011 (sau ba lần nộp đơn xin không thành)– cũng phát biểu: “Trước khi bạn ngồi xuống viết đơn xin tài trợ, hãy thảo luận về dự án của mình với một người bạn. Thể hiện những gì mình muốn qua lời nói. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra lời diễn đạt nào là chưa rõ ràng với người khác”. Đơn đề xuất quả thật vô cùng quan trọng, nhưng sức mạnh của đơn xin cuối cùng vẫn phụ thuộc vào sức mạnh của dự án. Sywenkyj nói: “Tôi khuyên mọi người nên tập trung vào chụp điều gì đó thật ý nghĩa với bản thân họ trước. Đăng kí xin tài trợ là quan trọng, vì sự đeo đuổi dự án dài hạn luôn cần ngân sách, nhưng ảnh và câu chuyện vẫn luôn là ưu tiên số một. Quan trọng là bạn phải thành thật với bản thân về lý do bạn chọn đề tài này, chọn chụp người này, hay chụp một nơi cụ thể nào đó”. Bộ ảnh về gia đình Ukraine nhiễm HIV của anh Sywenkyj:
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|