Tạp hóa - Xã hội

Vì sao nên tránh xa thực phẩm GMOs? – Để chúng nó “chết” 04. 04. 15 - 7:41 am

IRT (Viện công nghệ mang tính trách nhiệm), Pha Lê dịch

 (SOI: Vui sáng tác không quên thời sự nhé các bạn! 
Một trong những đề tài thời sự hiện nay là công nghệ biến đổi gien. Đó là thứ sẽ tác động đến cơ thể chúng ta, cơ thể con cháu chúng ta một cách trực tiếp nhất, mỗi giây phút, đầu tiên là qua đường thực phẩm. 

Soi sẽ tuần tự đăng các bài về chủ đề này. Có thể sẽ có nhiều tiếng nói trái ngược nhau – coi như là chuyện đương nhiên nhé các bạn, như thế càng nhiều thông tin. Danh sách các bài về chủ đề này, như thường lệ, nằm ở cuối bài.)

*

Sau đây là 10 lý do nên tránh xa thực phẩm biến đổi gien (GMO):

1. GMO không có lợi cho sức khỏe

Viện Y học Môi trường Mỹ (AAEM) khuyến cáo các bác sĩ nên đưa chế độ ăn không có thực phẩm GMO cho tất cả bệnh nhân. Họ dẫn chứng các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự tổn hại nội tạng, dạ dày và đường ruột khi chúng ăn GMO. Ngoài ra chúng còn bị rối loạn hệ miễn dịch, lão hoá nhanh, và vô sinh. Nghiên cứu trên con người cho thấy thực phẩm biến đổi gien có khả năng tồn lại trong cơ thể, gây ra lắm rắc rối lâu dài. Ví dụ, sau khi xơi đậu nành biến đổi gien vào bụng, thì DNA mà người ta cấy vào đậu nành (để biến đổi nó) có thể truyền sang vi khuẩn sống trong cơ thể ta (do vi khuẩn cũng ăn những thứ… ta ăn), dần dà vi khuẩn của cơ thể người cũng “biến đổi gien” luôn. Các công ty nghiên cứu GMO chủ yếu bỏ tiền để tạo ra giống chịu thuốc trừ sâu (ví dụ như giống bắp chịu được thuốc xịt Roundup), như vậy xịt thuốc Roundup lên bắp GMO là bắp vẫn không chết. Tuy nhiên thuốc Roundup vẫn dính trên bắp chứ không bay đi đâu cả, ăn bắp này cũng đồng nghĩa với việc ăn Roundup vô người. Thế nên các nhà khoa học còn tìm thấy chất độc của thuốc Roundup trong máu thai phụ và thai nhi.
 

Chuột sau khi ăn thực phẩm GMO – thí nghiệm của đại học Caen. (Ảnh trong bài lấy từ Internet)

Vô số vấn đề sức khỏe đã gia tăng sau khi GMO ra mắt thị trường vào năm 1996. Tỷ lệ người Mỹ mang hơn ba bệnh mãn tính tăng từ 7% thành 13% chỉ trong vòng 9 năm. Dị ứng thực phẩm cũng tăng vọt, những bệnh rối loạn như chứng tự kỷ, rối loạn sinh sản, các vấn đề tiêu hóa và những bệnh khác cũng trên đà tăng nhanh. Mặc dù không có đầy đủ nghiên cứu để khẳng định rằng GMO là yếu tố gây hại, các nhóm bác sĩ như AAEM khuyên chúng ta không nên chần chờ trong việc chủ động bảo vệ bản thân, đặc biệt là bảo vệ con trẻ – thành phần vốn chịu nguy cơ cao nhất.

Cô bé đi biểu tình chống GMO ôm biển đề chữ “Cháu không phải một thí nghiệm khoa học”

 

Bé Aixa, 5 tuổi, của tỉnh Chaco, Argentina. Sau khi Argentina bắt đầu trồng thực phẩm biến đổi gien giống Mỹ, tỷ lệ trẻ em bị dị tật cũng tăng vọt. Tỉnh Chaco – nơi trồng nhiều GMO và xịt thuốc Roundup của Monsanto – có số trẻ em dị tật cao gấp 4 lần. Bé Aixa có mụn đen mọc khắp người. Bác sĩ không cách nào chữa khỏi cho em được. Ảnh: Natacha Pisarenko

Tổ chức Sức khỏe Cộng đồng Mỹ và Tổ chức Y tá Mỹ là hai trong số nhiều nhóm y khoa lên án việc sử dụng hormone tăng trưởng biến đổi gien để chích cho bò, vì sữa từ bò tiêm thuốc này có nhiều hormone IGF-1 (nhân tố tăng trưởng tương tự insulin-1) – một chất có khả năng gây bệnh ung thư.

2. GMO gây ô nhiễm vô thời hạn

Cây trồng GMO thụ phấn chéo và hạt giống của chúng có thể bay đi xa. Vì thế nếu bạn muốn loại GMO khỏi bể gien đã pha tạp là chuyện không tưởng. “Ô nhiễm GMO” khi cây GMO tự nhân giống sẽ ảnh hưởng đến trái đất lâu hơn cả nạn biến đổi khí hậu cũng như chất thải hạt nhân. Mối nguy hại tiềm tàng quả thật rất lớn và nó đang đe doạ các thế hệ tương lai. Ô nhiễm GMO hiện còn gây tổn thất kinh tế cho các nông dân trồng trọt theo phương pháp hữu cơ hoặc không dùng giống GMO, họ thường phải vật lộn để giữ cho cây thuần chủng, nhưng chiến đấu với phấn hoa GMO bay trong gió là điều không tưởng.

Bà Vandana Shiva – nhà hoạt động vì môi trường kiêm người kêu gọi phát triển nông nghiệp hữu cơ nổi tiếng của Ấn Độ. Bà từng nói một câu rất hay “Khi đụng tới bản quyền hạt giống để kiếm chác một số tiền khổng lồ, các công ty sản xuất GMO nói ‘tiền là của chúng tôi’. Nhưng khi đụng đến vấn đề ô nhiễm hay nạn thụ phấn chéo hoặc an toàn sức khỏe, câu trả lời của họ là ‘chúng tôi không chịu trách nhiệm’”.

 

3. GMO làm tăng sự lạm dụng hóa chất diệt cỏ

Các công ty bán giống biến đổi đều thiết kế cho giống cây của họ khả năng “kháng thuốc diệt cỏ” – nhất là các loại thuốc độc hại. Điển hình như Monsanto bán giống cây Roundup Ready có tính kháng chịu thuốc diệt cỏ Roundup của họ.

Từ năm 1996 đến 2008, nông dân Mỹ đã phun 191,500 tấn thuốc diệt cỏ lên các cây GMO. Việc lạm dụng Roundup đã sinh ra “siêu cỏ” kháng thuốc, khiến nông dân lại càng phải sử dụng thêm nhiều thuốc độc hại mỗi năm. Điều này không chỉ gây hại cho môi trường, mà hóa chất diệt cỏ phun lên cầy trồng GMO sẽ tồn đọng lại trên chính cây trồng ấy. Chẳng hạn như thuốc Roundup có liên quan đến bệnh vô sinh, rối loạn hormone, dị tật và ung thư. Như đã giải thích ở trên, xơi bắp có xịt Roundup tức là xơi tí roundup vào người.
 

Monsanto đang bóp chết “Mother nature” (Mẹ thiên nhiên)


4. Biến đổi gien gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Vơi việc lai tạp gien với các giống cây không có họ với nhau, GMO mở lối cho một loạt những tác dụng phụ khôn lường. Hơn nữa, bất luận được cấy thêm gien nào vào, chính quá trình tạo ra một GMO đã có thể gây ra những tổn hại to lớn kèm theo. Cây GMO có thể sản sinh ra các loại độc tố, gây dị ứng, gây ung thư và khiến người ăn bị thiếu hụt dinh dưỡng.

5. Sự giám sát lỏng lẻo đầy hiểm nguy của chính phủ Mỹ

Các đánh giá an toàn lẫn sự kiểm soát hời hợt của chính phủ đã phớt lờ hầu hết các nguy cơ về sức khỏe và môi trường từ GMO. Nguyên nhân của thảm cảnh này mang nặng tính chính trị. Tỉ như Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chẳng cần các công ty sản suất hạt giống GMO nộp một nghiên cứu nào về an toàn thực phẩm, cũng không chỉ thị ai phải dán nhãn GMO lên thực phẩm. Thế cũng có nghĩa là FDA cho phép các công ty đưa thực phẩm biến đổi gien vào thị trường mà không cần thông báo gì cho Cục. Họ biện hộ bằng cách nói rằng họ không có thông tin nào cho thấy thực phẩm biến đổi gien khác biệt đáng kể so với thực phẩm thường. Nhưng điều đó là dối trá. Một vụ kiện đã công bố các ghi chú của cơ quan mật vụ, cho thấy số đông các nhà khoa học trong đội ngũ FDA đều nhất chí rằng GMO có thể gây ra những tác dụng phụ khó lường và khó phát hiện. Họ đề xuất chính phủ tiến hành thêm các nghiên cứu dài hạn. Nhưng Nhà trắng đã lệnh cho FDA khuyến khích công nghệ sinh học, và viên chức phụ trách chính sách của cục này là Michael Taylor – kẻ từng là luật sư của Monsanto, và sau đó là phó giám đốc của công ty này.
 

Ông Michael Taylor – quan chức cấp cao của FDA, sau đó là luật sư của Monsanto. Sau đó lại làm cho FDA, rồi Monsanto, rồi lại FDA. Liệu ta có tin nổi những gì ông này phán?

 

6. Ngành công nghiệp công nghệ sinh học sử dụng chiêu bài “khoa học thuốc lá”

(Khoa học thuốc lá: nghiên cứu khoa học do chính các công ty thuốc lá đổ tiền vào để lái kết quả nghiên cứu theo ý muốn, nhằm biện hộ rằng thuốc lá không hại sức khỏe cách đây mấy thập kỷ trước)

Các công ty công nghệ sinh học như Monsanto nói rằng Chất độc màu da cam, PCB và DDT là an toàn. Họ đang dùng những nghiên cứu qua loa, gian lận để cố thuyết phục chúng ta tin tưởng GMO. Tuy nhiên các nhà khoa học độc lập đã bắt quả tang những kẻ tung hỏa mù này, họ đã chứng minh rành rành cách các nghiên cứu do chính Monsanto tài trợ là chuyên né tránh việc tìm ra vấn đề, và cách các công ty này bóp mép hoặc phủ nhận các phát hiện bất lợi cho mình.
 
7. Công ty GMO đang tấn công và giữ kín các nghiên cứu và báo cáo độc lập

Nhiều nhà khoa học có lương tâm đã phát hiện ra sự nguy hại của GMO, thế nhưng các tập đoàn kinh doanh GMO và các hãng hóa chất lại quay sang tấn công, bịt miệng, gây áp lực với công ty của những khoa học gia này để khiến họ mất việc. Ai muốn nghiên cứu kỹ càng về GMO cũng thường bị từ chối tài trợ. Nhật báo Nature thừa nhận rằng “Một lô các nhà khoa học vô lương tâm đi bôi nhọ nghiên cứu của các nhà khoa học chân chính bằng thái độ có tật giật mình, mang tính đảng phái; điều này chẳng giúp gì cho việc nâng cao kiến thức”. Các nỗ lực phanh phui vấn nạn GMO từ phía truyền thông cũng thường gặp phải kiểm duyệt.
 

Biếm họa của Hội các nhà khoa học có lương tâm. Ông “Agri Business” (Kinh doanh Nông nghiệp) nói “Chúng tôi biến đổi để bắp có thể chống lại các con sâu bọ đáng ghét”. Phía bên kia hàng rào là các nhà khoa học độc lập (Independant scientists)


8. GMO gây hại cho môi trường

Các giống cây biến đổi gien và thuốc diệt cỏ kèm theo chúng có thể gây hại cho chim chóc, côn trùng, các loài lưỡng cư, hệ sinh thái biển, và sinh vật sống dưới đất. Chúng làm giảm sự đa dạng của sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước và không hề bền vững. Một ví dụ là cây biến đổi gien đang triệt tiêu dần môi trường sống của loài bướm chúa, số lượng bướm chúa đã giảm hơn 50% tại Mỹ. Báo cáo cho thấy thuốc diệt cỏ Roundup gây ra dị tật bẩm sinh cho loài lưỡng cư, làm chết phôi và rối loạn nội tiết. Thuốc còn làm tổn hại nội tạng của động vật ngay cả với liều lượng nhỏ. Người ta đã tìm thấy cây canola (cải dầu) biến đổi gien mọc dại ở Bắc Dakota và California, cây này có nguy cơ truyền lại gien kháng thuốc diệt cỏ cho các loài cỏ dại khác.
 

Tờ phản đối GMO vì GMO khiến 37 triệu chú ong thiệt mạng.

 

Xác ong tại một cơ sở nuôi ong gần đồng bắp GMO ở Canada, ong bắt đầu chết sau khi nước này “học” Mỹ đi trồng giống biến đổi gien của Monsanto lẫn Dow Chemicals.

 

Bướm Monarch (bướm Chúa) hiện đang suy giảm. Chúng sống nhờ cỏ bông tai (milkweed) vốn mọc giữa các luống bắp. Các ruộng bắp ở Mỹ vốn là chỗ trú ưa thích của loài bướm này. Giờ với giống GMO và thuốc Roundup giết hết các loại cỏ tốt lẫn hại, cỏ bông tai biến mất, khiến số lượng bướm Chúa giảm mạnh. Trong hình là chú bướm chúa đang xơi cỏ bông tai

 

Tờ phản đối kêu gọi người dân tẩy chay GMO và Monsanto để cứu bướm chúa

 

9. GMO không tăng sản lượng và có tác dụng ngược với việc cung cấp thực phẩm cho một thế giới đói ăn

Trong khi các phương pháp nông nghiệp bền vững phi GMO tại các nước đang phát triển đạt kết quả thuyết phục với sản lượng tăng từ 79% trở lên, thì GMO trung bình không hề làm tăng sản lượng. Minh chứng cho điều này là bản báo cáo “thất bại về sản lượng” hồi năm 2009 của Liên hiệp các nhà khoa học – đây là một nghiên cứu rõ ràng nhất từ trước tới giờ về cây trồng và sản lượng của cây biến đổi gien.

Tổ chức Quốc tế về kiến thức nông nghiệp, khoa học và công nghệ phát triển (IAASTD) đã công bố một báo cáo do hơn 400 nhà khoa học viết và được 58 chính phủ ủng hộ, trong đó nêu rằng sản lượng của cây trồng biến đổi gien “cho ra đủ loại kết quả”  và trong một vài trường hợp thì “sản lượng bị giảm”. Bản báo cáo ghi chú rằng: “Các đánh giá chung về công nghệ này rất lạc hậu so với sự phát triển của nó, thông tin về GMO mang tính thêu dệt lẫn trái chiều, nên sự lưỡng lự về lợi ích cũng như tác hại của GMO là điều không thể tránh khỏi”. Họ xác định rằng các cây trồng GMO hiện tại không phù hợp cho mục đích xóa giảm đói nghèo, cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe, hay cuộc sống nông thôn, không tạo cơ sở để phát triển một xã hội và môi trường bền vững.

Trái lại, GMO đang tiêu hao nguồn tiền và tài nguyên lẽ ra nên dùng cho các công nghệ an toàn, đáng tin cậy và thích hợp môi trường hơn.
 

Anh Sumant Kumar – một nông dân nghèo của làng Darveshpura ở Ấn Độ, thu hoạch một sản lượng gạo nhiều kỷ lục thế giới (22,4 tấn trên 1 hecta) theo phương pháp hữu cơ, không dùng giống GMO. Ảnh: Chiara Goia

 

10. Bằng việc tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gien, người tiêu dùng góp phần tẩy chay GMO, tống khứ GMO ra khỏi nguồn thực phẩm của chúng ta

Do GMO không đem đến lợi ích gì cho người tiêu dùng, khi chúng ta bắt đầu không mua các thực phẩm GMO thì chúng và các mặt hàng có sử dụng chúng sẽ trở thành gánh nặng cho các công ty sản xuất. Các công ty thực phẩm sẽ đào thải GMO. Điển hình như châu Âu, vào năm 1999, ngay sau khi báo chí đưa tin về vụ bê bối trong thực phẩm GMO và cảnh báo người dân về những hiểm hoạ tiềm tàng, các nước châu Âu đã buộc chủ công ty phải dán nhãn cho thực phẩm biến đổi gien. Tại Mỹ, lúc người tiêu dùng phản đối hormone tăng trưởng biến đổi gien trong bò, họ đã loại thứ thuốc này ra khỏi các sản phẩm sữa của Wal-Mart, Starbucks, Dannon, Yoplait và hầu hết các công ty sữa khác ở Mỹ.

Link nên xem:

Bạn Nguyễn Phạm Thu Uyên gửi cho Soi một link youtbe rất bổ ích, trong đó liệt kê những nông sản lẫn sản phẩm làm từ nông sản có chứa GMO của Mỹ. Những ai quan tâm nên bấm vào link để xem, clip có phụ đề tiếng Việt đấy.

Ý kiến - Thảo luận

9:04 Thursday,20.9.2018 Đăng bởi:  sa
Mình mới nhớ ra lúa ‘Thần nông’ tại miền Nam trước đây tên là IR8.
Gạo này không ngon, hạt cứng, nhưng thay vì 1 1/2 tấn mỗi hécta, thu hoạch được 10 tấn.
Mình không rõ đã có ăn gạo này hay chưa, có thể là trong quân đội. Chỉ biết thời kỳ đó, canh tác lúa này được khuyến khích rầm rộ.
Nó được cho là giảm nạn đói kém tại châu Á từ 50%  (1980) xuống 12% h
...xem tiếp
9:04 Thursday,20.9.2018 Đăng bởi:  sa
Mình mới nhớ ra lúa ‘Thần nông’ tại miền Nam trước đây tên là IR8.
Gạo này không ngon, hạt cứng, nhưng thay vì 1 1/2 tấn mỗi hécta, thu hoạch được 10 tấn.
Mình không rõ đã có ăn gạo này hay chưa, có thể là trong quân đội. Chỉ biết thời kỳ đó, canh tác lúa này được khuyến khích rầm rộ.
Nó được cho là giảm nạn đói kém tại châu Á từ 50%  (1980) xuống 12% hiện nay và như vậy cứu sống hàng triệu người, và khiến giá gạo so với thập niên 70 xuống còn có 1/2.
Một số gạo mới, có vitamin A, hay gạo chống tiểu đường, đang được nghiên cứu và gặp nhiều chống đối.
https://www.google.com/amp/s/www.bbc.com/news/amp/world-asia-india-38156350 
23:14 Wednesday,19.9.2018 Đăng bởi:  SA
Cuối thập niên 60, miền Nam phải dựa vào lúa gạo viện trợ của Hoa Kỳ vì hoàn cảnh chiến tranh, nhà nào cũng ăn "gạo Mỹ". 1970 ban hành luật Người cày có ruộng (NCCR), cho tá điền sở hữu đất họ canh tác và phổ biến thứ lúa gọi là "Thần nông" khiến thời điểm 1973, tình trạng lúa gạo ở miền Nam gần như đầy đủ, còn nói đến chuyện mai sau xuất cảng.

Giờ, l
...xem tiếp
23:14 Wednesday,19.9.2018 Đăng bởi:  SA
Cuối thập niên 60, miền Nam phải dựa vào lúa gạo viện trợ của Hoa Kỳ vì hoàn cảnh chiến tranh, nhà nào cũng ăn "gạo Mỹ". 1970 ban hành luật Người cày có ruộng (NCCR), cho tá điền sở hữu đất họ canh tác và phổ biến thứ lúa gọi là "Thần nông" khiến thời điểm 1973, tình trạng lúa gạo ở miền Nam gần như đầy đủ, còn nói đến chuyện mai sau xuất cảng.

Giờ, lúa Thần nông mình không rõ, và không tìm ra tên khoa học, nghe đâu là lai gien tức GMO, phụ thuộc vào phân bón, thuốc diệt trùng của Hoa Kỳ.

Thời gian 65 trở đi, bố mình vì gốc tiểu nông, rất phấn khích bởi các vấn đề nông nghiệp, từng tham gia vào việc trại gà công nghiệp đầu tiên, rồi trại cá, rồi ruộng bắp công nghiệp (để làm thực phẩm cho gà, cá). Bắp này nghe đâu rực rỡ, mình có đi thăm ruộng này một bận nhưng chuyến đó 3 giờ chiều về Sài Gòn đã phải có xe quân sự hộ tống và sau này đì đọp súng đạn, ruộng này quên luôn.

Điều nhận thức được vào lúc đó là mọi việc không đơn giản, giống gà (New Hampshire) hay giống bắp phải nhập, cũng như các loại phân, thuốc diệt trùng v.v. Trồng bắp này cũng phải sắm sửa cơ giới hóa, còn chuyện độc hại sức khỏe thì lúc đó chưa ai nói tới. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả