Điện ảnh

Không cao gót thì đừng hòng xem phim tại Cannes 21. 05. 15 - 9:56 am

Anneliese Cooper, Hoàng Lan dịch

Giữa những lời ca ngợi rất chi là hào nhoáng trên thảm đỏ Liên hoan Phim Cannes năm nay có một mẩu tin nghe xong chỉ muốn thở dài: theo tạp chí ScreenDaily, ban tổ chức đã từ chối không cho phép một số phụ nữ tuổi ngũ tuần tham gia buổi chiếu bộ phim Carol của Todd Hayne vì các cô không mang giầy cao gót. Và mặc dù giám đốc Cannes, ông Thierry Frémaux, đã lên trang mạng Twitter để phủ nhận luật ăn mặc này (nguyên văn câu nói của Thierry là “pas du tout”, tức “làm gì có”), nhưng chứng cứ cho hành động cản người vì “trót không mang cao gót” vẫn tiếp tục xuất hiện, trong đó có lời cáo buộc từ chính miệng nhà sản xuất kiêm kịch tác gia Valeria Richter: cô từng phải cắt bỏ hai ngón chân nên không thể đứng thăng bằng nếu mang cao gót,thế là cô đành mang giày đế bằng đi dự Cannes, kết quả: ban tổ chức đã chặn Valeria lại, không cho cô vào cửa.
 

Nhà sản xuất Valeria

 

Một cảnh của phim “Carol” – tác phẩm mà Valeria bị ban tổ chức từ chối không cho vào xem vì “dám” đi giầy đế bằng. Phim này có Cate Blanchett (phải) và Rooney Mara (trái) đóng chính. Nhân vật của Cate là một phụ nữ đã có chồng con, nhưng lại ngoại tình với nhân vật của Rooney.

Dĩ nhiên, chuyện không cho phép nghệ sĩ tham gia liên hoan phim chỉ vì đôi giầy họ mang vừa ngu xuẩn vừa đáng phẫn nộ. Nhưng trong trường hợp này vấn đề lại đặc biệt nhức nhối, nó như một phép ẩn dụ cho sự vắng bóng của phái đẹp trong ngành điện ảnh nói chung: “Được thôi, cô có thể vào, nhưng chỉ khi bàn chân cô đứng ở một góc độ phi tự nhiên”

Cate, đạo diễn Todd Hayne, và Rooney tại buổi công chiếu “Carol” ở Cannes, váy lượt thượt thế kia thì không rõ hai cô có mang cao gót không, nhưng chắc là có vì cả hai đều được ban tổ chức cho vào rạp

 

Và chắc cũng vì mang cao gót nên Rooney mới có lúc mém té như thế này

Ôi chuyện xưa tích cũ – và một tích rất quen thuộc nữa chứ – về việc phụ nữ vẫn còn bị coi là thứ để tiêu khiển trong con mắt thiên hạ hơn là một con người, cả trong phim lẫn ngoài đời. Dĩ nhiên xã hội đã bắt đầu tiến triển từ thời những năm 60s, nhưng những thái độ tiêu cực vẫn còn dai dẳng.  Ngành phim có thể pha loãng hay tô vẽ hòng ngụy trang thái độ này thành một kiểu “thiện ý”, ví dụ như nói: họ chẳng phản đối, mà “lo ngại” rằng phụ nữ không có khả năng chỉ đạo một đoàn phim, qua đó âm thầm tạo nên một môi trường gần như bất khả thi để phụ nữ làm đạo diễn. (Và với những ai muốn có chứng cứ thay vì nghe lời nói suông, thống kê cho thấy “chỉ 7% số lượng phim phát hành năm 2014 có đạo diễn nữ”).

Nhưng dẫu gì, có lẽ cũng do ta biết thế giới này còn bất công, mà chúng ta có thể nhìn thấu những biểu hiện của nạn phân biệt giới tính cổ hủ và đáng ghét ấy. Những luật lệ lố bịch tại Cannes vạch trần điều mà Hollywood đang cố nói với phụ nữ một cách cứng rắn, từ tốn, lẫn đầy ngụ ý: “Đây không phải chỗ của cô” – hay theo cách nói bình dân là “vào bếp làm cho tôi một miếng bánh mì kẹp”.

Người mẫu Nga Natasha Poly khoe cả chân lẫn giầy tại Cannes 2015

Sẽ có những người cãi rằng xì-căng-đan về thói trưởng giả ở một liên hoan phim không phải thứ đã làm nên cái nạn phân biệt giới tính có hệ thống. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng những sự việc om sòm thế này sẽ thúc giục xã hội xem xét lại các chi tiết thực tế – vì khi lướt nhìn các con số thống kê, người ta phải mang sẵn định kiến cá nhân thì mới không nhận ra rằng có cái gì đó thối nát trong giới làm phim này.

 

Ý kiến - Thảo luận

4:36 Wednesday,3.6.2015 Đăng bởi:  dim
Phải công nhận rằng điện ảnh vẫn là lãnh địa của đàn ông. Mỗi dự án điện ảnh từ lúc lên ý tưởng đến đóng máy kéo dài hàng năm trời. Trong đó thời gian quay cũng kéo dài ít nhất vài ba tháng. Một người phụ nữ không ở nhà vài ba tháng liên tục (cho đến khi từ giã nghề) là một vấn đề cực bất thường, nhất là ở VIỆT NAM. Giả như nhà nghèo phải đi lao
...xem tiếp
4:36 Wednesday,3.6.2015 Đăng bởi:  dim
Phải công nhận rằng điện ảnh vẫn là lãnh địa của đàn ông. Mỗi dự án điện ảnh từ lúc lên ý tưởng đến đóng máy kéo dài hàng năm trời. Trong đó thời gian quay cũng kéo dài ít nhất vài ba tháng. Một người phụ nữ không ở nhà vài ba tháng liên tục (cho đến khi từ giã nghề) là một vấn đề cực bất thường, nhất là ở VIỆT NAM. Giả như nhà nghèo phải đi lao động xuất khẩu đã là một nhẽ. Các đạo diễn nữ nhiều khi cũng chẳng nhiều tiền, nhưng hoàn toàn có thể kiếm công việc khác. Thế mà cứ sống chết với nghề cái nghề vất vả này thì đương nhiên sẽ bị họ hàng làng xóm bảo là "điên". Vẫn có những phụ nữ điên như thế, nhưng cái họ phải hi sinh lớn hơn rất nhiều so với đàn ông. Đàn ông đi vài tháng thường phụ nữ vẫn chờ đợi họ (nếu có). Một đạo diễn phim tài liệu nữ người Bỉ nói rằng cô không lập gia đình vì biết không thể xây dựng mối quan hệ lâu dài khi làm nghề này. Ở Tây còn thế. Chồng của các nữ đạo diễn hẳn phải là rất yêu vợ và nghệ thuật. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Người ta tới đâu rồi,
còn ta thì tẹp nhẹp

Nguyễn Quân - Cung cấp ảnh: Nguyễn Anh Tuấn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả