Gẫm & Bình

Vì sao bức “Phong cảnh gần Oranienbaum” lại là danh tác? 26. 05. 15 - 7:41 am

Bop Lavender

Trong bài “24. 5: Danh họa bất hạnh Alexei Savrasov chào đời” có đoạn:

“Năm 24 tuổi (1854), với hai danh tác ‘Bờ biển gần Oranienbaum’ ‘Phong cảnh gần Oranienbaum’, Savrasov đã được trao tặng danh hiệu Viện sĩ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga.”

“‘Bờ biển gần Oranienbaum”

 

Phong cảnh gần Oranienbaum

Ở phần thảo luận của bài, bạn Vũ có hỏi:

“Bức ‘Phong cảnh gần Oranienbaum’ sao không thấy đẹp, nhưng tìm trên mạng cũng không thấy bản nào khả dĩ hơn. Chú Bop có biết vì sao lại gọi là danh tác ở bức này không?”

*

Bạn Vũ,

Tại sao gọi bức tranh “Phong cảnh gần Oranienbaum” là danh tác? Bởi vì:
1. Thực sự có giá trị cao về mặt nghệ thuật
2. Mang lại danh tiếng cho tác giả
3. Được công chúng biết đến rộng rãi

Được vẽ tại lãnh địa của Nữ Đại Công tước Maria Nikolayevna, bức tranh thể hiện tài năng xuất chúng của họa sĩ (lúc này mới 24 tuổi):
– bút pháp vững vàng của một bậc thầy
– bố cục hài hòa 
– hòa sắc tinh tế, chính xác
– hình sắc của cây cỏ và thiên nhiên được thể hiện chính xác và sinh động.

Bức tranh mô tả một khoảnh rừng thưa trong ánh sáng mùa thu dịu nhẹ.

Nằm ở mé phải tranh, gần tiền cảnh là hai tảng đá lớn phủ đầy rêu với những mảng rêu được tả cực kỳ tinh tế.

“Phong cảnh gần Oranienbaum”, chi tiết tranh

 

Bên trái tranh, một gốc cây sồi cổ thụ còn sót nhô lên gân guốc, lập thế cân bằng với hai tảng đá bên phải. Cao hơn chút và lùi vào hậu cảnh, một mặt biển xanh và một cánh buồm trắng lấp ló.

Gốc cây và cánh buồm trong tranh

 

Ngay sau hai tảng đá lớn, một cây sồi lớn nổi bật trên nền trời xanh; cành và tán lá của nó vươn rộng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời.

Ánh sáng ban ngày rọi xuống trảng cỏ trung tâm, đánh ven vào góc mấy tảng đá khiến chúng càng nổi khối thật khỏe khoắn dưới tán sồi.

Hút vào chiều sâu của trảng cỏ, một nhân vật nữ (Đại Công tước chăng) không nhìn rõ ngồi bệt trên mặt đất, hướng mặt ra phía khơi xa.

Tán sồi và trảng cỏ

 

Bên vũng nước nhỏ nằm sát tiền cảnh, mấy khóm cỏ xanh duyên dáng hẳn lên khi được điểm thêm vài nhành hoa và chóp nấm đỏ thắm. Trời thu dường như lặng gió; mặt nước phẳng không chút gợn sóng.

Tiền cảnh với mặt nước phẳng, những chóp nấm đỏ trên bờ

 

Cái bao la của không gian và sự quyến rũ của hiện hữu đã được họa sĩ chuyển tải thật tuyệt vời trong một bố cục chắc chắn với những hòa sắc thâm trầm, cổ kính, gợi tâm trạng man mác.

Bức tranh thuộc về gia đình nhà sưu tập và bảo trợ nghệ thuật Pavel Tretyakov từ năm 1858, và hiện nay là một trong những báu vật của Bảo tàng Tretyakov ở Matxcva, Nga.

“Phong cảnh gần Oranienbaum” của Alexei Savrasov

Chúc bạn vui!

Ý kiến - Thảo luận

10:35 Saturday,6.6.2015 Đăng bởi:  Bop Lavender
kính chào bibo :)
bạn/cụ đã đưa ra câu hỏi xoáy đấy, mà hẳn bibo đã có lời zải rồi hehe :)))
tiện đây, gợi ý các bạn vướng [như 'zả thiết' của bibo] hãy tự vấn:
1. phân biệt tác phẩm hiện đại/hậu hiện đại với sản phẩm do các bạn nhi đồng 3-4 tuổi tạo ra?
2. kiệt tác khác với tác phẩm đình đám/khét tiếng ?
3. tác phẩm 'oách' nào đem lại khoái cảm ca
...xem tiếp
10:35 Saturday,6.6.2015 Đăng bởi:  Bop Lavender
kính chào bibo :)
bạn/cụ đã đưa ra câu hỏi xoáy đấy, mà hẳn bibo đã có lời zải rồi hehe :)))
tiện đây, gợi ý các bạn vướng [như 'zả thiết' của bibo] hãy tự vấn:
1. phân biệt tác phẩm hiện đại/hậu hiện đại với sản phẩm do các bạn nhi đồng 3-4 tuổi tạo ra?
2. kiệt tác khác với tác phẩm đình đám/khét tiếng ?
3. tác phẩm 'oách' nào đem lại khoái cảm cao cho công chúng yêu nghệ thuật, tác phẩm 'oách' nào chỉ có nhiệm vụ làm các đại gia oách hơn khi sở hữu nó ?

đáp án cho 3 câu hỏi trên dễ dàng tìm thấy/tra hỏi kho nhà bác gúc-gồ :)

chúc bibo và quý bạn một cuối tuần khoan khoái với ... nghệ thuật vĩ [cổ/cận/hiện/hậu hiện/đương] đại :))) 
16:13 Friday,5.6.2015 Đăng bởi:  bibo
Bop Lavender:
Tại sao gọi bức tranh “Phong cảnh gần Oranienbaum” là danh tác? Bởi vì:
1. Thực sự có giá trị cao về mặt nghệ thuật
2. Mang lại danh tiếng cho tác giả
3. Được công chúng biết đến rộng rãi

Được vẽ tại lãnh địa của Nữ Đại Công tước Maria Nikolayevna, bức tranh thể hiện tài năng xuất chúng của họa sĩ (lúc này mới 24 tuổi):
- bút pháp vững và
...xem tiếp
16:13 Friday,5.6.2015 Đăng bởi:  bibo
Bop Lavender:
Tại sao gọi bức tranh “Phong cảnh gần Oranienbaum” là danh tác? Bởi vì:
1. Thực sự có giá trị cao về mặt nghệ thuật
2. Mang lại danh tiếng cho tác giả
3. Được công chúng biết đến rộng rãi

Được vẽ tại lãnh địa của Nữ Đại Công tước Maria Nikolayevna, bức tranh thể hiện tài năng xuất chúng của họa sĩ (lúc này mới 24 tuổi):
- bút pháp vững vàng của một bậc thầy
- bố cục hài hòa
- hòa sắc tinh tế, chính xác
- hình sắc của cây cỏ và thiên nhiên được thể hiện chính xác và sinh động.

Vậy còn các "danh tác" của những nghệ sỹ Hiện đại và Hậu hiện đại thì đánh giá theo chuẩn "rì" cho hợp bạn Bop Lavender ơi :) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả