|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giới24. 5: Danh họa bất hạnh Alexei Savrasov chào đời 24. 05. 15 - 6:41 pmBop Lavender tổng hợp và biên dịchAlexei Kondratyevich Savrasov (24. 5. 1830 – 8. 10. 1897) – một trong những danh họa vẽ tranh phong cảnh nổi tiếng nhất của Nga, cha đẻ của trào lưu “phong cảnh tâm trạng” – có một cuộc đời tột đỉnh vinh quang nhưng kết thúc trong đói khát và nát rượu. Trong hình là chân dung Alexei Savrasov do Vasily Perov vẽ.
Sinh ra trong một gia đình thương gia giàu có, Savrasov bắt đầu cầm bút vẽ từ rất sớm; năm lên tám, 1838, ông được cha ghi tên cho vào học Trường Hội họa và Điêu khắc Matxcva. Tốt nghiệp trường này năm 20 tuổi (1850), ngay lập tức ông chuyên chú vào hội họa phong cảnh. Trong hình là bức “Mùa xuân, phong cảnh làng quê” của Savrasov
Trong thập niên đầu sự nghiệp, Savrasov đã có những bứt phá ngoạn mục vượt thoát khỏi những truyền thống hàn lâm cổ lỗ trong tranh phong cảnh Nga. Ngay từ loạt tác phẩm đầu đời, ông đã được công chúng yêu thích bởi một bút pháp trữ tính, mà bức “Cung điện Kremlin nhìn từ cầu Krimsky trong thời tiết khắc nghiệt” (1851 – hình) là một điển hình. Danh tiếng đến với ông nhanh chóng.
Năm 22 tuổi (1852), Savrasov đến Ukraine sáng tác loạt tranh phong cảnh thảo nguyên nổi tiếng với chủ đề yêu thích: không gian rộng mở. Trong hình là bức “Steppe day” (Ngày thảo nguyên – 1952)
Tiếp đó, theo lời mời của nữ Đại công tước Maria Nikolayevna, Chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga, người đã đặt hàng ông sáng tác nhiều tác phẩm, Savrasov chuyển đến sống và sáng tác bên bờ vịnh Phần Lan, gần St. Petersburg. Mặc dù ở đây, khung cảnh ngoại quốc khá xa lạ với tâm hồn mình, họa sĩ vẫn hăng hái vẽ và tìm tòi những cách tân trong nghệ thuật tranh phong cảnh. Năm 24 tuổi (1854), với hai danh tác “Bờ biển gần Oranienbaum” và “Phong cảnh gần Oranienbaum” (hình), ông đã được trao tặng danh hiệu Viện sĩ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga.
Năm 27 tuổi (1857), Savrasov được bổ nhiệm vị trí giáo sư Trường Hội họa và Điêu khắc Matxcva. Trong nhiều lứa học trò của ông, những gương mặt sáng giá nhất của nền hội họa Nga như Isaac Levitan và Constantin Korovin đều luôn nhớ tới người thầy của mình với sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn sâu sắc. Trong hình: bức “Con đường mùa đông” của Savrasov, không rõ năm.
Vào thập niên 1860, Savrasov có nhiều chuyến tham quan tại Anh và Thụy Sĩ. Những kiệt tác tranh phong cảnh của các danh họa John Constable người Anh và Alexandre Calame người Thụy Sĩ đã ảnh hưởng rất lớn tới tư duy hội họa của ông. Ba trong số những tác phẩm tốt nhất ông sáng tác trong thời kỳ này là “Phong cảnh dãy núi Alps của Thụy Sĩ nhìn từ Interlaken” (1862 – hình), “Phong cảnh quê mùa” (1867) và “Những bè gỗ” (1868).
Năm 1871 đánh dấu một cột mốc quan trong trong bước đường hội họa của Savrasov. Tác phẩm “Đàn quạ trở về” (hình) ra đời ngay lập tức được nhiều nhà phê bình ca ngợi, và về sau được xem là một trong những đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Savrasov. Sử dụng một motif phổ biến, thậm chí tầm thường, với hình ảnh đàn chim trở về trong một khung cảnh vô cùng giản dị, Savrasov đã chuyển tải được cảm xúc của mình trước cảnh trí biến đổi của thiên nhiên từ mùa đông sang mùa xuân. Bức tranh này cũng khai mở một thể loại mới của dòng tranh phong cảnh trữ tình mà về sau được các nhà phê bình mệnh danh là tranh “phong cảnh tâm trạng”
Trong những năm cuối thập niên 1870 đầu thập niên 1880, Savrasov đã vẽ được rất nhiều tranh phong cảnh có giá trị, đặc biệt là phong cảnh nông thôn những ngày đầu xuân – chủ đề yêu thích nhất của ông. Trong số đó, đáng chú ý nhất là những bức “Con đường mùa đông” (1870), “Đường quê” (1873), “Cảnh xuân Kremlin ở Matxcva” (1873), “Cảnh băng tan mùa xuân, Yaroslavl” (1874), “Cầu vồng (1875 – hình), “Nhà tranh ở vùng quê, mùa xuân” (1878), “Phong cảnh cầu vồng” (1881), “Đường lầy, Rasputitsa” (1894).
Những bất hạnh dồn dập trong cuộc sống cá nhân cộng với sự bất mãn về đường công danh đã đẩy ông đến tấn thảm kịch đời: danh họa đã trở thành kẻ nát rượu. Mọi nỗ lực của người thân và bạn bè hòng giúp ông thoát khỏi cảnh khốn đều vô ích. Ông sống những năm tháng cuối cùng trong cảnh lang thang, ăn xin, không cửa không nhà.
Ngày ông mất, chỉ có người bảo vệ của Trường Hội họa và Điêu khắc Matxcva cùng với Pavel Tretyakov (ông chủ gallery Tretyakov) là hai người duy nhất tiễn ông về mộ huyệt. Vĩ thanh: Tuần trước, nhằm ngày 19. 5. 2015, nhà Sotheby’s loan tin: kiệt tác của danh họa tranh phong cảnh Nga Alexei Savrasov, bức “Cảnh sông Volga mạn Yurevets” sau hơn 140 năm thất lạc, được phát hiện tại Pháp năm 2014, sẽ ra mắt công chúng vào ngày 2. 6. 2015 trong phiên đấu giá các tác phẩm nghệ thuật Nga của nhà Sotheby’s tại London. Bức tranh dự kiến bán ra với giá khởi điểm từ 1,4 – 1,8 triệu bảng Anh. Bức tranh “Cảnh sông Volga mạn Yurevets” này của Savrasov có liên quan gì tới bức tranh “Những người kéo thuyền trên sông Volga” – một kiệt tác của hội họa hiện thực Nga – do Ilia Repin sáng tác năm 1873 hay không? Một câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời đáp! Miêu tả những chiếc sà lan chạy dọc sông Volga dưới bầu trời vần vũ khi một cơn bão đang đến, bức tranh “Cảnh sông Volga mạn Yurevets” lần đầu tiên được công bố vào tháng 2 năm 1871 trong cuộc thi giành giải thưởng hàng năm của “Hiệp hội những người yêu hội họa Matxcva”. Bức tranh giành ngay giải nhất về thể loại phong cảnh, và được triển lãm ở Matxcva suốt cả năm 1871. Nhưng rồi sau đó, bức tranh đã bặt vô âm tín một cách đầy bí hiểm, cho dù ngay từ khi mới ra đời, nó đã được công chúng và giới nghệ thuật quan tâm và chào đón nhiệt liệt. Là tác phẩm quy mô lớn đầu tiên (126,5 x 207 cm) ông vẽ với chủ đề sông Volga, bức tranh “Cảnh sông Volga mạn Yurevets” của Savrasov báo trước sự ra đời của loạt tranh phong cảnh Volga nổi tiếng được họa sĩ sáng tác vào những năm 1870 khi ông cùng gia đình chuyển nhà về Yaroslavl. Đây cũng là thập niên vàng của Savrasov khi ông vẽ được những tác phẩm tốt nhất, trong đó có cả kiệt tác “Đàn quạ trờ về” (1871). * Nguồn: từ FB của Bop Lavender Ý kiến - Thảo luận
22:00
Monday,25.5.2015
Đăng bởi:
Bop Lavender
22:00
Monday,25.5.2015
Đăng bởi:
Bop Lavender
Gửi bạn Vũ,
Tại sao gọi bức tranh "Phong cảnh gần Oranienbaum" là danh tác? Bởi vì: 1. Thực sự có giá trị cao về mặt nghệ thuật 2. Mang lại danh tiếng cho tác giả 3. Được công chúng biết đến rộng rãi Được vẽ tại lãnh địa của Nữ Đại Công tước Maria Nikolayevna, bức tranh thể hiện tài năng xuất chúng của họa sĩ (lúc này mới 24 tuổi): - bút pháp vững vàng của một bậc thầy - bố cục hài hòa; - hòa sắc tinh tế, chính xác - hình sắc của cây cỏ và thiên nhiên được thể hiện chính xác và sinh động. Bức tranh mô tả một khoảnh rừng thưa trong ánh sáng mùa thu dịu nhẹ. Nằm ở mé phải tranh, gần tiền cảnh là hai tảng đá lớn phủ đầy rêu với những mảng rêu được tả cực kỳ tinh tế. Bên trái tranh, một gốc cây sồi cổ thụ còn sót nhô lên gân guốc, lập thế cân bằng với hai tảng đá bên phải. Cao hơn chút và lùi vào hậu cảnh, một mặt biển xanh và một cánh buồm trắng lấp ló. Ngay sau hai tảng đá lớn, một cây sồi lớn nổi bật trên nền trời xanh; cành và tán lá của nó vươn rộng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Ánh sáng ban ngày rọi xuống trảng cỏ trung tâm, đánh ven vào góc mấy tảng đá khiến chúng càng nổi khối thật khỏe khoắn dưới tán sồi; Bên vũng nước nhỏ nằm sát tiền cảnh, mấy khóm cỏ xanh duyên dáng hẳn lên khi được điểm thêm vài nhành hoa và chóp nấm đỏ thắm. Trời thu dường như lặng gió; mặt nước phẳng không chút gợn sóng Hút vào chiều sâu của trảng cỏ, một nhân vật nữ (Đại Công tước chăng) không nhìn rõ ngồi bệt trên mặt đất, hướng mặt ra phía khơi xa. Cái bao la của không gian và sự quyến rũ của hiện hữu đã được họa sĩ chuyển tải thật tuyệt vời trong một bố cục chắc chắn với những hòa sắc thâm trầm, cổ kính, gợi tâm trạng man mác. Bức tranh thuộc về gia đình nhà sưu tập và bảo trợ nghệ thuật Pavel Tretyakov từ năm 1858, và hiện nay là một trong những báu vật của Bảo tàng Tretyakov ở Matxcva, Nga. Chúc bạn vui !
8:25
Monday,25.5.2015
Đăng bởi:
Vũ
Trời ơi phải tu bao nhiêu kiếp mới vẽ được những đỉnh núi tuyết như trong bức "Alps nhìn từ Interlaken".
Họa sĩ này 22 tuổi mà đã vẽ thảo nguyên buồn thế mênh mông thế mà kiêu hãnh thế. Mình người thường trước giờ xem ảnh thảo nguyên chỉ thấy mênh mông, không thấy cái kiêu hãnh một mình của thảo nguyên. Có lẽ tâm trạng người uống rượu một mình một chai ...xem tiếp
8:25
Monday,25.5.2015
Đăng bởi:
Vũ
Trời ơi phải tu bao nhiêu kiếp mới vẽ được những đỉnh núi tuyết như trong bức "Alps nhìn từ Interlaken".
Họa sĩ này 22 tuổi mà đã vẽ thảo nguyên buồn thế mênh mông thế mà kiêu hãnh thế. Mình người thường trước giờ xem ảnh thảo nguyên chỉ thấy mênh mông, không thấy cái kiêu hãnh một mình của thảo nguyên. Có lẽ tâm trạng người uống rượu một mình một chai không cần ai đã thấm nhuần ngay từ lúc tuổi còn trẻ chăng? Bức "“Phong cảnh gần Oranienbaum” sao không thấy đẹp, nhưng tìm trên mạng cũng không thấy bản nào khả dĩ hơn. Chú Bop có biết vì sao lại gọi là danh tác ở bức này không? Cảm ơn loạt bài về sinh nhật của chú Bop, nhiều thông tin hay, bút pháp hay. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Tại sao gọi bức tranh "Phong cảnh gần Oranienbaum" là danh tác? Bởi vì:
1. Thực sự có giá trị cao về mặt nghệ thuật
2. Mang lại danh tiếng cho tác giả
3. Được công chúng biết đến rộng rãi
Được vẽ tại lãnh địa của Nữ Đại Công tước Maria Nikolayevna, bức tranh thể hiện tài năng xuất chúng của họa sĩ (lúc này mới 24 tuổi):
- bút pháp vữ
...xem tiếp