Tin tức

Thời sự cho nghệ sĩ: Căm IS, diễn viên lên đường chống giặc. Mến giáo hoàng, chủ tịch về với nhà thờ? 03. 06. 15 - 7:46 am

Phờ Pheo tổng hợp và dịch

Đọc bản tin tuần trước ở đây.

1.

Theo Washington Post, các phiến quân Syria đang cầu khẩn Mỹ không kích tiếp để chống lại một đợt tấn công mới của lực lượng Nhà nước Hồi Giáo (IS) vào Aleppo. Cuộc tấn công bất ngờ diễn ra vào cuối tuần, có khả năng làm đảo lộn cục diện cuộc chiến chung vốn đã rối ren do các nhóm cực hữu khắp Iraq và Syria cùng tham gia.
 

Shaar – một nơi vốn là trung tâm thương mại của Aleppo, miền Bắc Syria, giờ đổ nát. Ảnh: Zein Al-Rifai

Cuộc tấn công này cho thấy IS vẫn quá mạnh và có khả năng xuất thần, làm “quân địch” hoàn toàn mất cảnh giác. Và thế là, cùng với việc chiếm được thành Palmyra của Syria và Ramadi của Iraq vào cuối tháng qua, IS giờ đã tiến gần đến thành Aza rất quan trọng về mặt chiến lược, nằm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
 

Lực lượng IS đã kiểm soát Palmyra – cái nôi của văn minh nhân loại, địa điểm khảo cổ học quan trọng của UNESCO. IS đã bắt đầu hành quyết dân thường tại đây, và chẳng bao lâu nữa sẽ phá tan “cái nôi” này, như phong cách truyền thống lâu nay của IS? Ảnh từ trang này

IS tiến như chẻ tre làm người ta có cảm giác lực lượng này đã lấy lại được sức mạnh, mặc cho mất đi mấy đầu sỏ và trải qua hơn tám tháng không kích của Mỹ. Cái gì sẽ ngăn được lực lượng này? Không thể đoán được, phải theo dõi rồi mới biết.

2.

Cũng theo Washington Post Michael Enright là một diễn viên Mỹ gốc Anh 51 tuổi, vừa qua đã khăn gói lên đường tới Syria. Giữa thời bình, anh để lại thư cho gia đình và bạn bè, nói rằng có thể anh không bao giờ còn được gặp lại họ nữa. “Tôi không tới đây để chạy, tôi tới đây để chiến, và nếu phải chết thì tôi chết,” Enright nói với đài truyền hình al-Aan của Dubai.
 

Michael Enright. Ảnh từ trang này

Enright đã gia nhập lực lượng dân quân người Kurd, còn gọi là YPG. Anh mang tên Mustafa Michael Ali và ra trận chống đội quân của Nhà nước Hồi giáo (IS). Tại Syria, cuộc sống của Enright thật khác xa với cuộc sống tiện nghi của anh ở Mỹ. Vốn hay đóng những phim truyền hình và sắm các vai nhỏ trong phim truyện, trong đó có “Pirates of the Caribbean: Dead Man’s Chest,” “Agents of S.H.I.E.L.D.” và “Law & Order: L.A.”, giờ đây Enright ngủ trên sàn, trong doanh trại bụi bặm, với khẩu Kalashnikov kề bên. Trong đầu anh chỉ có một mục tiêu: tiêu diệt những phiến quân IS.

“Cần phải quét sạch chúng khỏi mặt đất,” Enright nói với đài truyền hình, dùng đúng giọng của… IS. “Chúng là vết nhơ của nhân loại.”

Ảnh từ trang này

Với Enright, vụ chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley là một bước chuyển trong nhận thức.”Với tôi, đáng tiếc nhất đời là đã không tới Afghanistan hồi 11. 9. Video chặt đầu nhà báo đã gây ra cho tôi cùng một cảm giác ngày ấy, và một nhận thức thực sự rằng mình phải có nghĩa vụ với nước Mỹ. Tôi thực sự cảm thấy mình nợ đất nước ấy một món nợ. Bạn biết đấy, người Mỹ đã giang rộng tay đón tôi (từ Anh).”

Enright (người đứng sau) trong phim “Cướp biển Caribe”.

3.

HAVANA – Trước khi vào Đảng Cộng sản, chủ tịch Raúl Castro theo học trường dòng. Tháng qua, sau một cuộc hội đàm dài với Giáo hoàng Francis tại Vatican, ông nói với các phóng viên của Vatican rằng ông quá ấn tượng đến nỗi đang nghĩ tới việc sẽ trở lại đạo. Các phóng viên cười ha hả.

“Tôi nghiêm túc đấy,” Castro, nay đã 83, nói.

Nếu thế, ông không phải là người Cuba đầu tiên trong những năm qua “tìm đường quay về với Jesus”.
 

Francis Castro và giáo hoàng Francis tại Vatican, hồi tháng 5. 2015. Ảnh: Reutes

 
Ở Cuba dạo này, những ngày lễ Thánh đã phục hồi. Người đi nhà thờ không còn phải đối mặt với sự kỳ thị. Lần đầu tiên sau 50 năm, chính quyền đã cấp phép cho giáo hội xây một nhà thờ lớn. “Giờ thì tự do giảng đạo rồi,” cha Roberto Betancourt nói; ông là cha xứ tại Our Lady of Regla, một trong những nhà thờ quan trọng của Cuba. “Nhưng vẫn chưa phải là thứ tự do tôn giáo (đúng nghĩa)”.

Ở châu Mỹ Latin hiện nay, Cuba vẫn là nước chặt chẽ nhất: các nhà thờ tại đây vẫn chưa được phép mở trường tư hoặc có chương trình truyền hình, phát thanh riêng. Việc giảng đạo hay khuyến trở lại đạo nơi công cộng vẫn còn bị cấm.
 

Hàng ngàn người theo Công giáo La Mã ở Cuba đã kết thúc Tuần Thánh bằng một lễ rước được chính quyền cho phép. Ảnh: Sarah L. Voisin

Còn giới hạn như thế nên Vatican vẫn vô cùng quan tâm đến Cuba mặc dầu ở đây, những lễ chiều Chủ nhật vẫn mới chỉ thưa người dự. Tháng 9 này, khi giáo hoàng Francis tới Cuba trước khi đi thăm Mỹ, ông sẽ là giáo hoàng thứ ba tới thăm đất nước này. Năm 1998, giáo hoàng John Paul II đi thăm và kêu gọi Cuba “mở ra với thế giới, để thế giới mở ra với Cuba”. Chuyến thăm thứ hai là của giáo hoàng Benedict XVI, hồi 2012.

Giáo hoàng Francis, một người Argentine và là giáo hoàng đầu tiên từ châu Mỹ Latin, có vẻ nôn nóng thực hiện di huấn của giáo hoàng John Paul II hồi 1998. Ngài đã đóng một vai trò trung tâm trong những cuộc đàm phán bí mật giữa các quan chức Cuba và Mỹ, dẫn tới viêc phục hồi quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đã có lúc, các cuộc gặp giữa những người đàm phán phía Cuva và Mỹ đã phải diễn ra tại Vatican, và sự “phù hộ” của giáo hoàng đã “che chắn” cho tổng thống Obama rất nhiều khi ông phải đối mặt với những chống đối việc tiếp cận chủ tịch Castro từ những nhà làm luật người Mỹ gốc Cuba.
 

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Castro trong cuộc gặp chính thức của người đứng đầu hai nước.

 Cho nên chủ đề trọng tâm của chuyến đi sắp tới của giáo hoàng đến cả hai nước sẽ là “hòa giải khởi sinh”. Kế hoạch của giáo hoàng Francis là sẽ ở Cuba 4 ngày, tổ chức các Lễ tại Havana, Santiago, và Holguin. Chủ tịch Raúl Castro nói sẽ sắp xếp để dự đủ cả ba lễ…(Theo Nick Miroff của Washington Post)
 
 *

Tổng kết bản tin này, Đoàn Lê có thơ sau:

Quân IS gây nhiều đau khổ
Thế tấn công mạnh tợ chẻ tre
Không kích chán con bà chê
Huê Kỳ oánh mãi chẳng hề ăn thua

Có tài tử tuổi vừa 51

Đang bình yên đột ngột biên thư
Loạn thế léo sống nhàn cư
Vui đời lính chiến chết chừ nhẹ tênh

Đời chủ tịch lênh đênh vãi lái

Thuở hoa niên từng bái trường dòng
Cộng sản thoắt có thoắt không
Giờ mong ngã mẹ vào lòng Jesus

*

Đọc bản tin tuần sau ở đây.

Ý kiến - Thảo luận

7:37 Sunday,7.6.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
tôi muôn hỏi: "vãi lái" là "vãi đái" hả ?
...xem tiếp
7:37 Sunday,7.6.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
tôi muôn hỏi: "vãi lái" là "vãi đái" hả ? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả