|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhLàm sao để chụp được như Hà Phiên 25. 06. 15 - 6:56 amMspau, Hoàng Lan dịchHà Phiên chụp bằng phim âm bản cỡ trung 6×6 (phim thường dùng cho máy Rolleiflex). Sau khi chụp ông sẽ crop ảnh để bố cục của nó nói lên những gì ông muốn khắc họa. Kích thước vuông, lớn của ảnh âm bản cho phép Hà Phiên dễ dàng thực hiện điều này. Xem tác phẩm của nghệ sĩ khác giúp bạn hiểu ra rằng điều gì là khả thi, nhận thấy những thứ mình còn thiếu sót, những thứ bạn muốn thể hiện nhưng lại chưa chụp cho ra được. Học hỏi từ các bậc thầy là một cách tuyệt vời để hoàn thiện và phát triển bản thân. Như bất kì kỹ năng nào, bắt chước là bước học đầu tiên. Học rành rồi thì bạn có thể biến nó thành cái của riêng mình. (Toàn bộ hình để minh họa kỹ thuật trong bài là ảnh của Hà Phiên, một số có năm và đề tựa, một số không thấy đề thông tin) Bóng dài Hà Phiên thường chụp ảnh vào buổi sáng sớm hoặc lúc xế chiều – thời điểm mặt trời ở vị trí thấp. Điều này khiến những chiếc bóng của vật thể trải dài đến nỗi chúng trở thành một phần chính trong ảnh. Với ảnh màu, khoảng thời gian này trong ngày cho ta ánh sáng ấm áp tuyệt đẹp, nhưng Hà Phiên dùng nó để nhấn mạnh hình bóng trong ảnh đen trắng. Những chiếc bóng dài đưa thêm kịch tính và làm điểm nhấn cho các hình thể – gần như chuyển đổi hình ảnh từ một loạt những tông màu giống nhau thành một tập hợp các hình thể rắn đặc và những mảng sáng nổi bật cạnh mảng bóng đen.
Bóng dài còn có tác dụng như một “phép nhân” vật thể – giúp những vật thể nhỏ bé trong hình trở nên quan trọng bằng cách tăng kích cỡ phần bóng. Lúc bố cục hình, ta có thể khiến một nhân vật trông đáng chú ý hơn bằng cách này mà không đánh mất cảm giác về sự bé nhỏ của họ. Lằn ranh ánh sáng sắc bén Những lằn ranh ánh sáng rõ nét, tương phản với bóng râm. Thủ pháp này xuất hiện thường xuyên trong ảnh của Hà Phiên, thường là để nêu bật chủ thể con người. Kích thước tí xíu của chủ thể khiến ta không còn để ý đến gương mặt “người” nữa, mà cho phép chúng ta tự tưởng tượng để hóa thân vào nhân vật. Các lằn sáng Hà Phiên chụp thường là phần ánh sáng đã đổ bóng lên các công trình kiến trúc – cái luôn sẵn có tại hầu hết các đô thị cao tầng. Thử thách ở đây là chọn đúng thời điểm trong ngày để có góc độ ánh sáng mặt trời đẹp nhất.
Dùng tông màu đơn giản của các tòa nhà làm nền Trong ảnh trên, tông đơn sắc cùng tỷ lệ chung của khung cửa so với ảnh đã tạo điểm nhấn để nghệ sĩ đặt bố cục. Cửa sổ tương đối nhỏ và đơn độc, nhưng bảng hiệu ở dưới góc phải đã tạo cảm giác cân bằng cho bức ảnh. Chữ “Riêng tư” viết trên cũng tạo ra tính tương phản đầy tinh tế khi đặt cạnh những nhân vật bên cửa sổ. Ảnh thứ hai thì mảng tường như một mảnh vải chắp vá nhưng người xem vẫn thấy rõ những ô sáng ngay ngắn và rõ nét. Nhân vật chính trong ảnh nổi lên trên phần nền đó, và chiếc bóng dài của nhân vật lại càng thu hút thêm sự chú ý. Các ô sáng nằm rải rác nhưng lại không gây mờ mắt vì tông màu của ảnh chụp rất đơn giản Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều không chú ý đến toàn bộ bố cục của khung ảnh khi chụp. Đây là một cái bẫy khó tránh khỏi – hầu hết mọi bố cục đều hướng về tâm điểm ở chính giữa hình. Một trong những bước quan trọng nhất mà một người có chí thú với nghề này cần phải cải thiện là đặt chủ thể của khung ảnh chệch khỏi trung tâm.
Hà Phiên thường dùng những phần khó ngờ để lập khung cho một hình ảnh. Cách ông căn rìa trên rìa dưới giúp chúng ta hiểu được rằng đặt bố cục thế nào là khả thi. Hong Kong là một nơi đặc biệt tốt để khám phá kĩ thuật này – vì thành phố đầy rẫy những thứ treo lơ lửng trên các con phố hẹp và lối đi nhỏ.
Phễu sáng Cảnh đô thị tạo ra nhiều “phễu ánh sáng” và Hà Phiên đã lợi dụng điều này để tăng kịch tính cho tác phẩm, hoặc tạo hiệu ứng ngược sáng cho một chủ thể. Những con phố nhỏ hẹp tại Hong Kong vô tình thu hẹp dòng ánh sáng tự nhiên thành một hình phễu. Hà Phiên không bỏ lỡ cơ hội chụp lại đặc điểm này của thành phố mình. Ánh sáng như tràn qua từng khe trong ảnh của Hà Phiên. Hãy bỏ công tìm những chỗ nơi ánh sáng hội tụ rồi tỏa ra ở một khu vực nhất định. Nhiều vị trí có ánh sáng như thế này lại rất phụ thuộc vào góc độ lẫn cường độ ánh sáng mặt trời. Tương phản giữa ánh sáng với bóng đen càng lớn, phễu sáng lại càng hữu hiệu. Hầu hết các phễu sáng đều chạy dọc, vì vậy hãy để ý đến giếng trời, những lối đi hẹp, và lỗ hổng trên mái nơi ánh sáng có thể len lỏi vào. Ý kiến - Thảo luận
11:53
Thursday,25.6.2015
Đăng bởi:
candid
11:53
Thursday,25.6.2015
Đăng bởi:
candid
Hồi em mới biết đến ảnh của Fan Ho, có mấy bạn cùng chụp ảnh trên mạng ở nước ngoài viết là vì mê ảnh của Fan Ho nên rủ nhau đến những địa điểm trong ảnh để xem và chụp. Đến nơi thì thấy không nên thơ như trong ảnh mà nhếch nhác và không sao chụp nổi như Fan Ho.
Đông thì Fan Ho, Tây thì còn có HCB (cái gì mà Henri Cartier Bresson tên khó nhớ) cũng được nhiều người muốn học chụp theo tuy nhiên kết quả thường là cái na ná mà không phải. Có lẽ có cái gì đó cao hơn là kỹ thuật, bố cục, để chụp ra được những tấm ảnh như thế. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Đông thì Fan Ho, Tây thì còn có HCB (cái gì mà Henri Cartier Bresson tên khó nhớ) cũng được nhiề
...xem tiếp