|
|
|
|||||||||||||
Tin tứcDu khách coi chừng: Dự luật về bản quyền mới sẽ hạn chế việc chụp ảnh nơi công cộng 25. 06. 15 - 10:41 amAllison Meier của Hyperallergic - Hoàng Lan dịchNhững hạn chế khi chụp ảnh hay quay phim các tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc, hoặc các vật thể có bản quyền khác tại nơi công cộng có thể sẽ càng trở nên bó buộc khắt khe hơn ở các nước thuộc khối Liên minh châu Âu. Vào hôm 9. 7, Nghị viên châu Âu sẽ tiến hành bỏ phiếu cho dự luật bản quyền mới mà Vụ Pháp Chế đề xuất. Quyền tự do chụp ảnh tầm rộng panorama (FOP) đang có nguy cơ bị xâm phạm. Quyền này về cơ bản là như thế này: khi một nhiếp ảnh gia chụp hình nơi công cộng, các tác phẩm nghệ thuật cố định như kiến trúc, hình ảnh quảng cáo, hay thậm chí những chiếc áo thun có bản quyền vẫn có thể xuất hiện trên ảnh thoải mái dù nhiếp ảnh gia chưa xin phép bản quyền. Đây là một nỗ lực nhằm dung hòa quyền sở hữu tài sản và quyền tự do thể hiện nơi công cộng. Nhưng tại Mỹ, chỉ có các tòa nhà là được miễn xin bản quyền trong trường hợp chụp ảnh công cộng này. Còn trong Liên minh châu Âu, quyền FOP ở mỗi nước mỗi khác, và cuộc bỏ phiếu có khả năng thống nhất quyền FOP theo như câu dưới đây: Ngoại trừ để giật tít báo cho giật gân, khả năng EU tịch thu ảnh chụp Kim tự tháp Louvre hay vòng đu quay London Eye của khách du lịch là rất thấp. Nhưng các nhiếp ảnh gia thương mại hoặc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ chịu thiệt thòi lớn. Cô Julia Reda, một thành viên của đảng Pirate ở Đức – đảng chuyên tập trung vào cải cách luật bản quyền – (cô này đồng thời cũng là thành viên duy nhất của đảng này trong nghị viện châu Âu), đã đưa việc bảo vệ sự tự do cho FOP vào bản báo cáo về thay đổi luật bản quyền của cô. Mặc dù Vụ Pháp Chế ở Nghị viện châu Âu đã chấp thuận bản báo cáo này, nhưng luật bổ sung trình hôm 16. 6 vẫn thay đổi đề xuất về FOP. Theo những gì anh Glyn Moody của trang web Ars Technica tường thuật lại, cô Reda giải thích rằng điều luật bổ sung “có thể sẽ đe dọa công việc của các nhà làm phim tài liệu cũng như tính hợp pháp của các phương tiện chia sẻ ảnh thương mại”. Một số quy định hạn chế quyền FOP hiện hành vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, mặc dù vẫn có những ví dụ như bức tượng nàng tiên cá ở Copenhagen. Nghệ sĩ của nó là điêu khắc gia Edvard Eriksen. Gia đình ông nổi tiếng là luôn làm rất căng về bản quyền bức tượng, buộc các phương tiện truyền thông phải trả phí sử dụng khi quay phim/chụp hình nó. Một vài nước châu Âu khác cũng nghiêm túc tuân theo những quy định bản quyền này. Anh Owen Blacker có viết trên trang Medium như sau: Về mặt lý thuyết, như ở Ý chẳng hạn, khi ai đó xuất bản ảnh về “sản phẩm văn hóa” (kiến trúc, điêu khắc, tranh cùng các thứ đại loại) với mục đích thương mại, thì người đó phải xin giấy phép của Bộ Nghệ thuật và Di sản văn hóa. Iceland cũng hạn chế quyền tự do FOP – thí dụ như không có ảnh của nhà thờ Hallgrímskirkja trên Wikimedia Commons, vì nó đang nằm trong vòng bảo vệ của luật bản quyền cho đến năm 2021.
The Signpost, nhật báo mạng của Wikipedia, có hướng dẫn chi tiết về cách các công dân châu Âu có thể liên lạc với MEP (Thành viên Nghị viên châu Âu) của nước họ (để phản đối dự luật mới này?) * (Chú thêm: Thế những tác phẩm, công trình khi bày ra công cộng có phải xin phép và trả phí cho người dân không? Vì làm vướng mắt, bẩn mắt người ta chẳng hạn? Hoặc chiếm một không gian chung theo đáng lẽ là chỉ để ngắm trời?) Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|