|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngParsley: dẹt để nấu, xoăn để làm thẩm mỹ viện 13. 07. 14 - 7:41 amPha LêParsley là loại rau mùi phổ biến trong ẩm thực phương Tây, nhưng ít ai để ý đến vì nó khó dùng và nếu dùng rồi thì parsley không để lại ấn tượng gì mấy. Parsley có hai loại: parsley dẹt, và parsley xoăn
Mua parsley thì cũng phải ra cửa hàng Veggy’s (29 A Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) hoặc Ân Nam (16-18 Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM), hệ thống siêu thị Metro lâu lâu cũng thấy parsley. Nhưng Ân Nam hay Metro chủ yếu thấy bán parsley xoăn, còn parsley dẹt thì Veggy’s có thường xuyên hơn. Không bao giờ mua parsley khô vì bản thân parsley đã chẳng nồng nàn mấy, đồ khô gần như không có mùi gì. Chúng ta dịch parsley thành ngò Tây, và quả thật loại parsley dẹt nhìn na ná ngò; tuy nhiên parsley lại có họ với cần Tây (celery,) cái tên parsley cũng lấy từ chữ Hy Lạp cổ petroselinon, có nghĩa “cần Tây đá” (rock celery.) Dù sao đi nữa, mình đã gọi cần Tây là cần… Tây rồi, không nhẽ đi dịch parsley thành cần Tây Tây. Đúng ra, “phiên bản Tây” của lá ngò nhà mình là một lá khác, nhưng thôi chuyện này để những bài tiếp theo hẵng bàn. Thế parsley dẹt với parsley xoăn khác nhau chỗ nào? Parsley dẹt cứng và nồng mùi, để tạo hương thơm trong lúc nấu nướng thì xài parsley dẹt. Parsley xoăn chả có mùi vị gì mấy, gần như chỉ để… trang trí (do lá xoăn trông đẹp). Ưu điểm duy nhất của parsley xoăn là rất dễ bằm/xay cho nhuyễn vì lá của nó mềm hơn loại dẹt. Bởi vậy, chúng ta phải nhìn vào món mình định nấu để quyết định xem nên dùng loại dẹt hay loại xoăn. Giống basil, parsley có thể ăn sống, dùng trộn xa-lát. Nếu basil hơi nồng nàn lấn át, chỉ nên dùng vừa phải; parsley nhẹ hơn nên ta cứ mạnh dạn dùng với số lượng nhiều. Thậm chí, có thể làm một tô parsley trộn nếu bạn thích ăn rau thơm. Vì cần hương vị nên ta phải dùng loại dẹt, không ai trộn xa-lát bằng parsley xoăn. Cũng do parsley dễ nhường nhịn nguyên liệu khác nên chúng ta có thể trộn nó với nhiều loại rau củ, chứ không cần sự hiện diện của cà chua hay thứ gì đấy bắt buộc. Cũng nói luôn rằng ở dạng sống này mọi người mới hưởng được hương thơm parsley nhiều nhất, còn đem nấu lên là hương parsley mỏng manh sẽ tẩu thoát khỏi chảo cùng hơi nóng.
Dùng với sốt kem và pasta Basil hợp với cà chua, parsley gần như hợp với “những thứ còn lại.” Do parsley nhẹ nhàng dễ dãi nên nó rất hay lăng nhăng. Bạn nấu một món pasta không cà chua rồi chả biết cho lá gì, cứ bỏ parsley vô là xong chuyện.
Dĩ nhiên, pasta cần hương vị nên phải dùng parsley dẹt, lấy parsley để bỏ vào sốt cho thơm thì cũng cần loại dẹt; parsley chắc chắn không đi với sốt cà chua rồi, mà đi với sốt kem. Các loại sốt kem tươi, sốt kem trắng phó-mát, sốt kem nấm… đều hợp với parsley. Do bản thân sốt kem “nồng nàn mạnh mẽ,” còn parsley rất biết nhịn, thành thử khi cả hai sống chung với nhau thì mọi sự khá êm ấm.
Nhờ parsley mà sốt kem trở nên nhẹ, bớt ngán hơn. Chỉ hơi tội nghiệp do parsley chuyên đóng vai phụ, nên lúc ăn ít ai ấn tượng lắm, kiểu “không có thì không ngon nhưng nếu có thì chả mấy người để ý.” Dùng trong các món hầm Trong khi ta thường cho ngò ta vào canh, Tây hay cho parsley vào các món hầm. Parsley hơi yếu đuối so với basil nên thay vì dùng mỗi lá parsley (dẹt,) bạn băm thêm cọng rồi bỏ vài nồi. Cọng parsley dậy hương hơn lá nhiều, nhưng hơi cứng để ăn sống; sốt kem là loại sốt nấu ở nhiệt độ khá thấp, không đủ để làm mềm cọng parsley nên trong sốt kem thiên hạ cũng né xài cọng cứng. Món hầm có ưu điểm là nóng, trước khi tắt lửa bạn cho cọng parsley bằm nhỏ vào, rồi tắt lửa xong là bạn rắc lá parsley bằm lên trên. Như vậy món ăn sẽ tỏa hương parsley nhiều hơn, chứ dùng mỗi lá không thôi thì mùi vị của các nguyên liệu khác sẽ lấn hết hương parsley.
Dùng để đắp lên thịt, cá Vậy parsley xoăn gần như chả để làm gì ngoài trang trí? Nói thế cũng đúng nhưng trang trí có nhiều cách. Thẩm mỹ viện nào dở thì chỉ biết làm đẹp theo kiểu bỏ cọng parsley xoăn lên đĩa, thẩm mỹ viện nào giỏi tay nghề sẽ hiểu rằng parsley xoăn dễ bằm nhỏ nên phải tận dụng. Một số loại cá, thịt… không có da (hoặc da chẳng ăn được,) làm kiểu gì cũng thiếu độ giòn. Một trong những cách “chạy chữa” là đắp vụn bánh mì trộn parsley lên. Bạn lấy bánh mì khô, xay nó với chút xíu bơ tan chảy, bỏ phó mát pamersan bào, và parsley. Bạn sẽ có một hỗn hợp khô khô nhưng dễ kết dính, mang màu xanh đẹp mắt. Khi nướng gà, bò, cừu… gần chín, bạn lôi nó ra, phết chút mù tạt rồi “đắp” vụn parsley lên, sau đó bỏ tiếp vào lò để phần đắp giòn tan. Cái khó là canh nhiệt độ sao cho mọi thứ vừa chín đều, chứ để lâu quá thì thịt khô, parsley ngả màu xỉn, hoặc phần vụn parlsey giòn rồi mà thịt còn chưa xong.
Parsley có lẽ không nổi bằng basil nhưng nó kết hợp được với nhiều món, và còn đắp vá thẩm mỹ cho một số nguyên liệu. Suy cho cùng lá thơm nào cũng có ích nếu người nấu biết cách xài. * Rau thơm: - Basil: đơn giản là cờ nước Ý, phức tạp là sốt thịt cá - Parsley: dẹt để nấu, xoăn để làm thẩm mỹ viện - Thyme: Món gì cũng tâm đầu ý hợp - Rosemary: Nhúng dầu, làm cây xiên, và sự thơm tho của bầy cừu - Sage: kén chọn nhưng bổ cho răng, bí, và heo - Chives: nguyện cả đời rình mua loại rau thơm yểu điệu thục nữ này - Tarragon: dân dã với giấm và gà, nhưng nếu bạn nhiều tham vọng… - Chervil: không phải cây mắc cỡ, nhưng rất mắc cỡ - Oregano: vua đậu, vua hòa giải Ý kiến - Thảo luận
22:10
Wednesday,6.6.2018
Đăng bởi:
phale
22:10
Wednesday,6.6.2018
Đăng bởi:
phale
@Dương: Mình có nhiều bài về rau thơm Tây rồi, ví dụ Rosemary , thyme, chives (bấm vào link gắn trong chữ nhé). Ngoài ra còn mấy bài nữa giờ mình nhớ không hết, bạn thử tìm tiếp trong phần tác giả (đánh tên Pha Lê vào) ở ô tìm kiếm hoặc đánh tên rau thơm vào ô nội dung của mục tìm kiếm. Hồi đó Soi có gắn bài liên quan cho loạt bài rau thơm này, nhưng sau vài sự cố kỹ thuật thì bài liên quan bị mất, bạn thông cảm nhé. Riêng phần rau thơm Việt Nam mình không (hoặc chưa) có làm, mảng ấy chắc đành nhường cho người khác vậy :)
17:52
Tuesday,5.6.2018
Đăng bởi:
Dương
Cám ơn chị Pha Lê, nhờ bài viết này mà em biết được nhiều hơn công dụng của Parsley, nếu chị có thời gian có thể viết về chuỗi rau thơm của tây lẫn ta không ạ?
...xem tiếp
17:52
Tuesday,5.6.2018
Đăng bởi:
Dương
Cám ơn chị Pha Lê, nhờ bài viết này mà em biết được nhiều hơn công dụng của Parsley, nếu chị có thời gian có thể viết về chuỗi rau thơm của tây lẫn ta không ạ?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
@Dương: Mình có nhiều bài về rau thơm Tây rồi, ví dụ Rosemary , thyme, chives (bấm vào link gắn trong chữ nhé). Ngoài ra còn mấy bài nữa giờ mình nhớ không hết, bạn thử tìm tiếp trong phần tác giả (đánh tên Pha Lê vào) ở ô tìm kiếm hoặc đánh tên rau thơm vào ô nội dung của
...xem tiếp